Điều trị bệnh lý xương khớp theo y học cổ truyền
Tiến sĩ. Nguyễn Thị Bay Khoa Y học Cổ truyền ĐHYD TP. HCM
I. Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh khớp xương
Y học cổ truyền quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
Quan niệm về bệnh sinh:
- Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong - Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc - cơ - khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
- Do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được gân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Vì vậy khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa theo Y học cổ truyền đều nhằm lưu thông khí huyết ở gân ở xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và đề phòng chống lại các hiện tượng báo động sự tái phát của bệnh khớp xương.
Quan niệm về chẩn đoán:
- Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên quan sát, hỏi và thăm khám người bệnh, riêng đối với bệnh lý khớp xương, dựa trên nguyên nhân gây bệnh tùy thuộc vào biểu hiện chứng trội mà chẩn đoán bệnh như biểu hiện đau không cố định, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, kèm theo sợ gió, nổi mẩn ngứa... Thì được chẩn đoán là phong tý và như thế sẽ có nhiệt tý, thấp tý, hàn tý...
- Ngoài ra, việc chẩn đoán còn dựa trên các chức năng tạng phủ của cơ thể, tùy thuộc vào triệu chứng sẽ có chẩn đoán tạng bệnh kèm theo như can thận hư, tâm tỳ hư...
- Trên lâm sàng, thường bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng phối hợp, ít khi tách bạch từng biểu hiện riêng biệt, nên thực tế lâm sàng thường có các chẩn đoán bệnh lý như phong hàn thấp tý, phong thấp nhiệt tý, chứng tý can thận âm hư...
Quan niệm về điều trị:
- Quan niệm sưng - đau khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, và do chức năng tạng phủ suy yếu ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết, làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng gân mạch đầy đủ, gây ra đau nhức khớp xương nên việc điều trị nhắm vào mục tiêu giải tỏa sự tắc nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết - mạnh gân xương.
- Các phương pháp điều trị bao gồm từ không dùng thuốc như tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu, đến việc dùng thuốc vào điều trị bên ngoài như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau đến uống trong, sử dụng các loại thực vật, động vật và khoáng chất vào điều trị.
- Trong việc điều trị, các thầy thuốc Y học cổ truyền còn chú ý đến bệnh mới mắc hay bệnh đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần. Nếu mới mắc thì dùng các phương pháp để loại bỏ yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp) là chính, nếu bệnh lâu ngày hay tái phát nhiều lần thì vừa phù chính (nâng đỡ tổng trạng, bổ khí huyết), vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và di chứng về sau.
II. Điều trị bệnh khớp xương bằng Y học cổ truyền
1. Bệnh khớp không có biểu hiện sưng, nóng, đỏ
- Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp đau tăng, thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém...
- Riêng cho từng thể bệnh lâm sàng: Nếu thiên về phong chứng sẽ có thêm triệu chứng như đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp thường là các khớp phần trên cơ thể như cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, đau đầu, sợ gió, rêu lưỡi trắng. Nếu thiên về thấp chứng thêm các triệu chứng: Đau cố định tại các khớp bệnh, không di chuyển, kèm theo tê nặng mỏi là chủ yếu. Nếu thiên về hàn chứng thì đau nhiều về đêm, trời lạnh đau tăng, chườm nóng giảm đau, đau kiểu co thắt và buốt.
- Điều trị:
1.1. Nguyên tắc chung:
- Ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá đáng nếu không có yêu cầu của thầy thuốc, chú ý ăn thức ăn giàu đạm, nhiều khoáng chất và vitamin, uống nước đủ mỗi ngày trung bình từ 1,2 lít trở lên, không ăn uống nhiều chất kích thích hoặc khó tiêu.
- Tập luyện nhẹ như đi bộ, tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh.
- Đi gậy nếu là đau khớp gối hoặc khớp háng.
- Chườm muối nóng vào các khớp đau như cột sống, nhượng chân, vai, hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khớp đau, chú ý liều lượng về thời gian chiếu đèn, tránh biến chứng phỏng da cho bệnh nhân.
- Xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí huyết. Châm cứu giúp giảm đau, điều chỉnh sự tắc nghẽn khí huyết và bổ dưỡng.
- Dùng thuốc theo biện chứng luận trị.
1.2. Điều trị cụ thể:
1.2.1. Bài thuốc chung
- Lá lốt 12g.
- Quế chỉ 12g.
- Có xước 168g.
- Hà thủ ô 12g.
- Mắc cỡ 12g.
- Thiên niên kiện 12g.
- Thổ phục linh 12g.
- Sinh địa 20g.
- Công thức huyệt chung: áp thống điểm tại chỗ và quanh khớp đau.
1.2.2. Gia giảm theo từng trường hợp:
a. Nếu là phong chứng trội:
- Dùng bài thuốc chung trên gia thêm các vị như phòng phong, khương hoạt mỗi vị thuốc 12g.
- Công thức huyệt dùng áp thống chung như trên và châm thêm các huyệt như hợp cốc, phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam lý, cách du.
b. Nếu là thấp chứng trội:
- Dùng bài thuốc chung nêu trên gia thêm: Ý dĩ 16g, ngũ gia bì 12g, tỳ giải 16g.
- Châm cứu dùng áp thống chung như trên, châm thêm các huyệt như túc tam lý, tam âm giao, tỳ du, thái khuê, huyết hải.
- Nếu mắc bệnh đã lâu và tái phát nhiều lần có thể dùng bài thuốc:
- Khương hoạt 8g.
- Xích thược 12g.
- Hoàng kỳ 12g.
- Cam thảo 6g.
- Đại táo 12g.
- Phòng phong 8g.
- Khương hoàng 12g.
- Đương quy 8g.
- Gừng 4g.
c. Nếu là hàn chứng trội:
- Dùng bài thuốc chung nêu trên, gia thêm các vị như can khương 4g, phụ tử 8g, xuyên khung 12g.
- Châm cứu: Dùng công thức chung trên và cứu ấm thêm các huyệt như quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.
1.3. Phòng tránh tái phát:
Có thể dùng bài thuốc thấp khớp kinh điển là bài độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm gồm các vị thuốc sau: Đột hoạt 8g, phòng phong 8g, tang ký sinh 12g, tần giao 8g, tế tân 4g, ngưu tất 8g, đỗ trọng 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, phục linh 9g, cam thảo 6g, quế tâm 4g.
2. Bệnh khớp có sưng, nóng, đỏ:
2.1. Giai đoạn cấp tính Y học cổ truyền gọi là phong thấp nhiệt tý
Triệu chứng: Các khớp sưng, nóng, đỏ và đau (hay xuất hiện đối xứng), cự án (ấn vào bụng thấy đau), ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng mồng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng.
Bài thuốc:
Bài 1: Bạch hổ quế chi thang gia vị:
- Thạch cao 20g, Quế chỉ 6g.
- Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g.
- Thương truật 8g, Kim ngân 20g.
- Tang chỉ 12g, Phòng kỷ 12g.
- Ngạnh mễ 12g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu có hồng ban hoặc khớp sưng đỏ nhiều, gia thêm đan bì 12g. xích thược 8g, sinh địa 20g.
Bài 2: Quế chỉ thược dược tri mẫu thang gia vị:
- Quế chỉ 8g, Tri mẫu 12g.
- Bạch thược 12g, Bạch truật 12g.
- Cam thảo 6g, Phòng phong 12g.
- Ma hoàng 8g, Kim ngân hoa 168g.
- Liên kiểu 12g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác, Y học cổ truyền gọi là thấp nhiệt thương âm.
Vẫn dùng các bài thuốc trên, bỏ quế chi gia thêm các thuốc bổ âm như sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì, sa sâm, miết giáp, thạch hộc...
Châm cứu: Châm các huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận, toàn thân châm huyệt hợp cốc, phong môn, túc tam lý, huyết hải, đại chùy...
2.2. Giai đoạn mãn tính có thêm các biến chứng như biến dạng khớp, teo cơ, dính cứng khớp:
Dùng các bài thuốc ở phần trên, thêm các vị thuốc sau:
- Nam tỉnh chế 8g, Xuyên sơn giáp 8g.
- Bạch giới tử sao 8g, Đào nhân 8g.
- Bạch cương tàm 12g, Hồng hoa 8g.
Châm cứu: Châm các huyệt như phần trên.
Xoa bóp: Tại các khớp bằng các thủ thuật ấn, day, lần, véo các khớp và các cơ quan khớp.
Vận động: Vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế động tác cơ năng. Vận động từng bước, động viên người bệnh chịu đựng, dần dần tới lúc các khớp hồi phục các động tác cơ năng.
Xoa bóp vận động là phương pháp chủ yếu và quyết định kết quả chữa bệnh trong giai đoạn này.
2.3. Đã phòng bệnh thấp tái phát
2.3.1. Dùng thuốc uống phòng: Như đã trình bày ở trên, bệnh do các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện cơ thể người bệnh bẩm tố âm hư, huyết nhiệt, chính khí hư suy mà gây bệnh hoặc tái phát; nên ngoài việc điều trị để phòng tránh tái phát, sau khi bệnh đã ổn định có thể dùng thuốc như sau:
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.
Độc hoạt ký sinh thang dạng bột hay dạng trà hoặc dạng thang thuốc sắc để bổ can thận, bổ khí huyết.
2.3.2. Xoa bóp, luyện tập thường xuyên, tự rèn luyện để cơ chế thích ứng dần với mọi hoàn cảnh thời tiết: Lạnh, ẩm thấp, gió, mưa...