Điều trị bệnh loét ở trẻ em như thế nào?

Điều trị bệnh loét ở trẻ em như thế nào?

Điều trị bệnh loét ở trẻ em gồm hai cách: điều trị bằng ăn uống và điều trị bằng thuốc. 

1. Điều trị bằng ăn uống:

ăn phải đúng giờ, không ăn quá nhanh, tránh lúc đói lúc no. Nói chung, không nên khống chế nghiêm ngặt thực đơn, nhưng nên tránh ăn thực phẩm chua, cay, kích thích mạnh, không uống hoặc ít uống thức uống lạnh. Khi triệu chứng rõ ràng hoặc nặng hơn, có thể tạm thời cho ăn thức ăn lỏng, ăn ít một, chia làm nhiều bữa, bệnh chuyển biến tốt thì cho ăn thức ăn nhão hoặc mềm. 

2. Điều trị bằng thuốc:

 

a. Thuôc an thần: khi tinh thần trẻ căng thẳng thì cho uống thuốc an thần, uống trước khi đi ngủ. 

b. Thuốc chống axit: trẻ loét do axit dạ dày nhiều, có thể uống thuốc chống axit. 

c. Thuốc giảm đau, giảm co thắt: nếu đau do co thắt môn vị dạ dày có thể uống thuốc giảm đau, giảm co thắt. 

d. Thuốc nhu động dạ dày: khi dạ dày bài tiết gặp trở ngại, dẫn đến căng dạ dày, nôn nước chua thì có thể uống thuốc tăng nhu động dạ dày. 

Ngoài ra, bệnh loét ở trẻ em còn có thể kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền. Thể tỳ vị hư hàn thì điều trị ôn dương ích khí kiện trung, bài thuốc dùng; hoàng kỳ, bạch thược, quế chi, cam thảo nướng, sinh khương, đại táo mỗi vị 9 gam, pha với 1 thìa đường phèn để uống. Nếu gan vị bất hoả thì điều trị cần sơ gan lý khí, hoà vị giảm đau. Bài thuốc dùng: sài hồ, bạch thược, chỉ xác, hương phụ, xuyên khung, cam thảo, mỗi vị 9 gam, sắc uống.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...