Điều gì có thể làm tăng huyết áp của bạn?
Huyết áp cao (bác sĩ còn gọi là tăng huyết áp) là một trong những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bạn có thể có bị tăng huyết áp trong một thời gian dài và không nhận biết sự hiện diện của tình trạng này. Thông thường, huyết áp cao không gây ra triệu chứng ngay lập tức. Nhưng vẫn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đau tim, suy tim sung huyết và đột quỵ. Vì vậy, bạn cần làm gì để biết những yếu tố nào có thể dẫn đến cao huyết áp.
Tim hoạt động như một máy bơm đẩy máu đi khắp cơ thể. Huyết áp là lực của máu khi nó chảy qua các mạch cơ thể. Huyết áp càng cao, thì lực càng cao. Nhưng nếu không có áp lực, thì máu sẽ không lưu thông. Quá trình này giống như bạn đang cố gắng thổi một quả bóng bay. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá sức, vấn đề sẽ bắt đầu xuất hiện.
Điều gì làm tăng huyết áp của bạn?
Bạn bị huyết áp cao nếu số trên cùng (tâm thu) là 140 hoặc cao hơn và nếu số dưới cùng (tâm trương) là 90 hoặc cao hơn (ví dụ như 140 trên 90 chẳng hạn). Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì, nhưng nó có xu hướng đi cùng với tuổi tác. Bên cạnh đó chủng tộc và lịch sử gia đình cũng có thể là tác nhân gây ra huyết áp cao. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố khác làm tăng huyết áp của bạn, bao gồm:
- Thừa cân.
Khi cân nặng của bạn tăng lên, lượng máu bạn cần cũng tăng lên. Điều này gây thêm căng thẳng cho trái tim và gây áp lực nhiều hơn lên các mạch máu. Đây là một phần lý do tại sao hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng.- Ít hoặc không hoạt động thể chất.
Khi bạn không di chuyển nhiều, bạn thường có nhịp tim cao hơn, và khiến nhịp tim đập mạnh hơn. Nhưng khi bạn tập thể dục, cơ thể tạo ra các hoóc môn làm thư giãn mạch máu và hạ huyết áp.- Quá nhiều muối.
Natri (có trong muối), có thể làm tăng huyết áp vì nó đóng vai trò thu hẹp các mạch máu và làm cho cơ thể giữ nhiều chất lỏng hơn. Vì vậy, tốt nhất là hãy hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn. Mặt khác bạn cần nhận đủ kali, được tìm thấy trong thực phẩm như chuối, khoai tây và sữa chua, giúp cân bằng nồng độ natri cũng như kiểm soát huyết áp.- Sử dụng thuốc lá.
Thuốc lá và thuốc lá nhai đều làm tăng huyết áp. Thêm vào đó, hóa chất trong thuốc lá làm hỏng bên trong các mạch máu của cơ thể, làm thu hẹp chúng và dẫn đến các mảng cholesterol gây ra đau tim.- Sử dụng rượu.
Theo thời gian, uống nhiều rượu có thể làm hỏng cơ tim. Nếu bạn đang sử dụng rượu, tốt nhất là nên hạn chế chính mình. Đối với phụ nữ khỏe mạnh, chỉ nên một ly mỗi ngày. Đối với nam giới khỏe mạnh, chỉ nên uống hai ly một ngày cho đến 65 tuổi, sau đó uống còn 1 ly.- Căng thẳng.
Căng thẳng mãn tính có thể gây ra vấn đề cho huyết áp. Mặt khác căng thẳng mãn tính còn dẫn đến các hành vi như hút thuốc và uống rượu, những điều này cũng gây ra tình trạng tăng huyết áp.Điều kiện y tế
Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra huyết áp cao. Đây là một trong số ít có nguyên nhân rõ ràng. Ví dụ, một số tình trạng, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, bệnh thận và các vấn đề về tuyến giáp, có thể gây ra huyết áp cao. Đôi khi, tăng huyết áp có thể xảy ra trong thai kỳ và cần điều trị đặc biệt.
Huyết áp tăng quá cao như thế nào?
Khi huyết áp tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Theo thời gian, đó là một vấn đề cần được xem xét, bởi vì nó giống như việc liên tục đạp chân ga trong xe - điều này sẽ làm hao mòn động cơ. Cũng tương tự như trái tim của bạn.
Một vấn đề khác là các mạch máu của bạn rất mong manh và có thể chịu quá nhiều lực. Theo thời gian, các mạch nhận được ít máu hơn, và đó là nơi mảng bám bắt đầu tích tụ.
Khi mảng bám tích tụ, các mạch máu bị hẹp lại, lúc này lượng máu chảy qua bị thu hẹp lại. Lúc này tim phải bơm mạnh hơn, điều này tạo ra nhiều áp lực hơn, và chu kỳ bắt đầu lại.