“Điệp viên hai mang” của hệ miễn dịch có thể khiến ta dễ bị nhiễm trùng

“Điệp viên hai mang” của hệ miễn dịch có thể khiến ta dễ bị nhiễm trùng

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Scripps đã tìm ra vai trò của một tác nhân hai chiều trong hệ miễn dịch. Phân tử này, có tên USP18, có thể giúp giới hạn các đáp ứng miễn dịch, nhưng cũng đồng thời mở cửa cho các nhiễm trùng nguy hiểm khác, như nhiễm listeria và tụ cầu.

“Tôi gọi nó là một con sói đội lốt cừu,” Namir Shaabani, tiến sĩ, nghiên cứu viên hậu tiến sĩ tại Viện Scripps và đồng tác giả của nghiên cứu mới trên Science Immunology cho biết. 

Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc xóa bỏ gene quy định protein này trong các tế bào nhất định của hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Công trình này, thực hiện trên chuột thí nghiệm, mở ra hướng kháng vi sinh vật tiềm năng có thể nhắm vào cả vi trùng và vi-rút. 

Mọi thứ đều phụ thuộc vào interferon tuýp 1, một loại phân tử miễn dịch được sinh ra ngay khi xuất hiện nhiễm. Interferon đánh trả vi-rút, và nồng độ của chúng sẽ giảm xuống sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 

Tác giả, nghiên cứu viên cao cấp John Teijaro, tiến sĩ, trợ lý giáo sư tại Viện Scripps, nói rằng các nhà khoa học từ lâu đã mong muốn hiểu được nghịch lý của miễn dịch - câu hỏi tại sao các gen kích hoạt bởi interferon (ISGs) thường giúp chống lại vi-rút đồng thời lại khiến vật chủ mất khả năng đề kháng với nhiễm trùng.

Gen kích hoạt bởi interferon (ISGs) thường giúp chống lại vi-rút đồng thời lại khiến vật chủ mất khả năng đề kháng với nhiễm trùng.

Gen kích hoạt bởi interferon (ISGs) thường giúp chống lại vi-rút đồng thời lại khiến vật chủ mất khả năng đề kháng với nhiễm trùng.

Với nghiên cứu mới, nhóm thấy rằng việc xóa một ISG duy nhất có tên Usp18 trong tế bào tua trên chuột, một loại tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng kiểm soát nhiễm trùng của hai dòng vi trùng gram dương của cơ thể. Họ cũng thấy rằng sự cảm ứng bình thường của USP18 sau nhiễm trùng làm yếu đi các đáp ứng miễn dịch giúp tiêu diệt các vi trùng trong tế bào, điều hòa bởi một protein tên là yếu tố hoại tử u, và hỗ trợ tạo ra các gốc tự do oxy hóa.

“Kết quả của chúng tôi thật bất ngờ vì sự vắng mặt của USP18 làm gia tăng tín hiệu của interferon tuýp 1, khiến nhiễm trùng được đẩy mạnh hơn là phòng ngừa nếu các quan niệm hiện nay là đúng,” Teijaro cho biết. 

Teijaro nhấn mạnh rằng nghiên cứu là sinh học căn bản - cơ sở hoạt động của hệ miễn dịch - nhưng đáng điều tra xem liệu USP18 có thể được nhắm tới bởi các thuốc điều trị nhiễm trùng. Biết được cách ức chế chức năng của USP18 có thể đem lại cho bác sĩ các công cụ đẩy mạnh hoạt động của interferon và chống lại nhiễm khuẩn hiệu quả hơn.

“Một trong những mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là thử nghiệm vô điều trị,” Teijaro nói rằng. “Đồng thời mở rộng nghiên cứu để hiểu được vai trò của USP18 trong viêm phổi thứ phát do vi khuẩn và các nhiễm trùng lao.”

Một lợi thế tiềm năng nữa là phát triển các liệu pháp nhắm tới USP18, Shaabani cho biết. “Các liệu pháp nhắm vào USP18 cũng có lợi thế là nhắm tới vật chủ, không phải trực tiếp tới vi trùng, do đó giảm thiểu nguy cơ đề kháng với kháng sinh.”

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...