Để điều trị tốt bệnh loét hành - tá tràng

Để điều trị tốt bệnh loét hành - tá tràng

Những hiểu biết về cơ chế sinh bệnh và cách điều trị bệnh loét hành - tá tràng, đã được đổi mới sâu sắc trong những năm 90, nhờ việc phát hiện ra Helicobacter pylori (HP).

Đây là loại trực khuẩn Giam âm có hình xoắn, urease dương (biến đổi trở thành amoniac), được tìm thấy chủ yếu vùng hang vị dạ dày, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh dạ dày - tá tràng: loét hành tá tràng (95% các trường hợp); loét dạ dày (70% các trường hợp); viêm dạ dày mạn tính; ung thư tuyến dạ dày; u lympho bào dạ dày; rối loạn tiêu hóa không do loét.

HP được phát hiện trực tiếp bằng cách: sinh thiết hang vị rồi đọc trên kính hiển vi; cấy bệnh phẩm sinh thiết hang vị; tìm HP bằng phương pháp sinh học phân tử.

HP được phát hiện gián tiếp bằng cách: làm test với Urê (cao- test); test huyết thanh học; test hô hấp với trê.

Khi nào phải xét nghiệm tìm HP? Khi bệnh nhân bị loét dạ dày và loét hành tá tràng; u lympho bào dạ dày; viêm dạ dày có nếp thô; viêm thực quản mạn tính.

Cần tiêm diệt HP để phòng ngừa không mắc bệnh ung thư tuyến dạ dày, khi bệnh nhân bị loét dạ dày và loét hành tá tràng; u lympho bào dạ dày, kê cá một số rối loạn tiêu hóa.

Việc cần làm

Điều trị tấn công loét hành tá tràng có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý; bỏ hẳn thuốc lá. Hàng ngày, người bệnh ăn vào giờ cố định, nhai kỹ, không làm việc trong khi ăn, kiêng rượu, cà phê, các đồ uống có ga.

Ngưng dùng các thuốc chống đông (thuốc chống kết tập tiểu cầu) trừ trường hợp bắt buộc phải dùng. 

Không dùng các thuốc có hại cho dạ dày (thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, corticoid). 

Điều trị bằng thuốc diệt HP vì HP có mặt ở 95% các ca loét hành tá tràng. Nếu đã tìm thấy HP là phải diệt ngay bằng thuốc chống tiết (như mopral) kèm với hai kháng sinh (như amoxicillin + clarithromycin) trong 1 tuần.

Điều trị tổn thương loét: Sau 1 tuần dùng 3 thuốc trên, bắt đầu điều trị tổn thương loét. Lúc này ngừng 2 kháng sinh trên và tiếp tục dùng thuốc chống tiết trong 3 tuần nữa.

Các triệu chứng vẫn tồn tại dù đã điều trị đúng cách. Nếu điều trị thất bại cần xem lại bệnh nhân có thực hiện đúng các nội dung điều trị ở trên không. Phái loại trừ những nguyên nhân sau: HP kháng với kháng sinh thì sinh thiết hang vị đê lấy bệnh phẩm cấy và làm kháng sinh đồ. Tái nhiễm HP loét hành tá tràng thứ phát của một số bệnh nội khoa: suy thận, tăng tiết acid, cường tuyến cận giáp…

Điều trị củng cố loét hành tràng: Điều trị củng cố không còn cần thiết nữa kể từ khi đã diệt được HP, bởi vì tỷ lệ tái phát đã giảm từ 75% xuống dưới 5%. Chỉ cần điều trị củng cố trong 2 trường hợp: 

Phòng biến chứng: chảy máu, hẹp, bệnh nhân cần phải dùng các thuốc hại cho dạ dày đế chữa các bệnh khác. 

Nội dung điều trị củng cố là: tuân thủ chế độ ăn, sinh hoạt và dùng thuốc; chang hạn: thuốc chống tiết loại kháng histamin H2: ranitidin (Raniplex) viên 150mg, uống 1 viên trước khi đi ngủ buổi tối và thuốc chống loét: sucralfat (Keal) 1 gói làm X 2 lần/ngày. 

Cần xem xét điều trị phẫu thuật, nếu bệnh nhân có các đặc điểm sau đây:

• Loét có chảy máu; 

• Loét gây hẹp; 

• Loét không đáp ứng với thuốc điều trị.

Có hai loại phẫu thuật là: cắt 2/3 dạ dày hoặc cắt bỏ hang vị và cắt dây thần kinh phế vị. Phẫu thuật viên sẽ chọn cách mổ tùy từng trường hợp cụ thể.

Việc không cần làm

Không dùng đồng thời hai loại thuốc chống loét (Mopral, Lanzor...). Không kéo dài thời gian điều trị tấn công (tức là quá 4 - 8 tuần, tùy loại thuốc) bằng thuốc chống loét (trừ khi các triệu chứng vẫn tồn tại).

Không điều trị củng cố bằng thuốc chống loét khi đang dùng thuốc diệt HP. 

Không tiêm các thuốc chống loét, nếu bệnh nhân vẫn uống được.

Không dùng các thuốc chống tiết (Rangtidin, Mopral..,) với liều cao hon liều thường dùng, để điều trị chảy máu tiêu hóa do loét. 

Không dùng thuốc chống loét để điều trị các rối loạn tiêu hóa đơn thuần (nghĩa là không kèm theo các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản, nóng rát thượng vị và sau xương ức). 

Không điều trị bệnh nếu trước đó chưa nội soi để khẳng định chẩn đoán và tìm HP. 

Không cần phải làm kháng sinh đồ ngay từ đầu khi nội soi đã phát hiện được HP. 

Không cần phải nội soi lại để xem tổn thương loét đã liền chưa và/hoặc HP đã bị diệt hết chưa, sau đợt điều trị; chỉ khi nào bệnh nhân đã từng có biến chứng trong tiền sử, hoặc khi họ cần phải dùng lại các thuốc kháng viêm không đặc hiệu, corticoid, aspirin, thuốc chống đông thì mới phải làm như vậy. 

Không cần phải nội soi lại trước khi điều trị cơn đau tái phát trong vòng hai năm, sau khi bệnh nhân đã được chẩn đoán là loét hành tá tràng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...