Để bảo vệ mạng sống cho mình, phải luôn chú ý tới bộ ngực
Bệnh ung thư vú có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Việc này do chính bệnh nhân tự theo dõi bộ ngực của mình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng chứ không phải chỉ có bác sĩ hoặc bộ máy X quang mới làm được Phần lớn các cục u ác tính dẫn đến ung thư. Bởi vậy, ít nhất cũng phải quan sát, nắn bóp kỹ bộ ngực của mình mỗi tháng mỗi lần. Thời gian tốt nhất để làm việc này vào tuần lễ đầu sau khi hành kinh, vì hai vú mềm dễ nhận xét.
Sau đây là phương pháp tự quan sát và nhận xét:
- 1. Cởi trần đứng trước gương và nhìn kỹ vào từng bên vú về: chỗ lồi, lõm, sự thay đổi màu sắc, cấu tạo và hình dạng vú; có chỗ nào chảy nước hoặc chảy máu không, có chỗ nào bị xước hoặc có vảy; hai vú có cân đối không, có đường gân, mạch máu nào nổi lên nhìn thấy rõ mà trước đây không có hiện tượng này không?
- 2. Nằm xuống, vắt tay trái ra sau đầu và để bàn tay ở dưóí đầu. Dùng các ngón tay của bàn tay phải, nắn bóp từ đầu núm vú tới toàn bộ bên phải để xem: có chỗ nào lõm hay vú có các mô thịt nào dầy khác thường ở phần chung quanh núm vú và phần cơ bắp từ vú tới nách hay kh ông?
- 3. Dùng ngón tay bóp núm vú và phần da thẫm quanh núm vú xem có nắn được chất lỏng nào ra không?
- 4. Quan sát và xét vú trái theo các bước như trên.Có thể tự khám như vậy trong lúc tắm. Nếu bạn thấy có hiện tượng gì khác thường, hãy cho bác sĩ biết ngay để được chỉ dẫn.
Tự kiểm tra vú
1. Khi tắm
Các ngón tay dễ di chuyển trên da ướt để phát hiện dưới da có hốc, khối u hay có gì khác thường không? Tay trái kiểm tra vú phải và tay phải kiểm tra vú trái.
2. Trước gương
- Giơ hai tay và nhìn kỹ xem có gì khác thường về màu sắc, sự mịn màng của da ở xung quanh vú và đầu vú.
- Chống nạng tay vào hai bên sườn, lên gân và nhận xét xem hai vú có to đều nhau không? Lớn đều nhau là tốt
3. Nằm ngửa
Đặt gối hay gấp một khăn bông để ở dưới vai phải, gối đầu lên cánh tay để ngực căng lên. Dùng các ngón tay trái ấn nhẹ và dịch chuyển chậm trên vú phải theo chiều kim đồng hồ để xem có gì khác thường không (hốc, hột cứng dưới da, cảm giác đau...). Kiểm tra toàn vú. Đổi tay: tay phải kiểm tra vú trái. Mỗi bên vú xoa ba vòng.
Hãy an tâm khi thấy vú căng và đau tức
Nếu bạn sờ thấy có cục u trong vú mình, đừng nên lo ngại vội. Rất may là những cục u như thế thường lành, không phải là ung thư. U lành có thể đứng lẻ loi hay tồn tại từng đám nhỏ, sờ tay hoặc để ý quan sát kỹ cũng nhận thấy. Một số có thể chuyển thành u xơ có chứa chất lỏng bên trong, đôi khi gây cảm giác đau và căng tức vú.
Người ta gọi chứng có nhiều u tụ tập thành cụm ở một bên hay cả hai bên vú là chứng u xơ vú. Nhiều phụ nữ thấy hiện tượng này trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần.
Nắn vú, đôi khi có một chất lỏng, không có máu chảy ra. Các bác sĩ chưa biết rõ nguyên nhân của chứng u xơ, chỉ dự đoán là do sự tăng lượng hoócmôn setrogen và prolactin trong thời gian này gây ra, làm đau vú và khó chịu cho người phụ nữ sắp hành kinh. Để làm giảm đau, nên:
- Ăn ít muối và các chất thành phần có Natri, để giảm lượng nước trong u.- Dùng loại nịt vú có khung đỡ. Có thể mang nịt cả lúc ngủ.
- Nếu đau nhiều, có thể chườm vú bằng nước đá, 2-3 lần mỗi ngày.
- Nếu thấy chung quang vú nóng, có điểm tấy đỏ, nên tới khám bác sĩ ngay. Nhiều khi, đấy chỉ là những điểm bị viêm, có thể chữa trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh.
- Bỏ cà-phê. Nhiều người thường uống cà-phê, khi thôi không uống nữa thấy đỡ đau rõ rệt.
- Một số phụ nữ dùng thuốc ngừa thai cũng tránh được chứng đau vú. Thí dụ, thuốc Danazol có tác dụng giảm đau rõ rệt.
- Các thuốc Vitamin E, thuốc lợi tiểu đều có tác dụng làm giảm đau vú.
Tất cả những hiện tượng lạ mà bạn thấy ở vùng vú, đều cần phải cho bác sĩ biết và theo dõi.