Đau vùng chậu có phải là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung hay không?
Khi phụ nữ bị đau vùng chậu, họ nên xem xét khả năng mắc phải căn bệnh lạc nội mạc tử cung và thảo luận với bác sĩ, trích lời một chuyên gia về phụ khoa chia sẻ.
Trên thực tế, đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng, nhưng lạc nội tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi các các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển vào các khu vực khác của cơ thể. Cho đến nay, căn bệnh này ảnh hưởng đến 1/10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Bên cạnh đó, phụ nữ có nhiều khả năng phát triển lạc nội mạc tử cung trong độ tuổi từ 25 đến 50, và tình trạng này có thể góp phần làm giảm khả năng sinh sản. Nhưng nếu căn bệnh này không được điều trị trong nhiều năm, thì nó có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
Mặt khác, lạc nội mạc tử cung có thể gây đau vùng chậu mãn tính trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục, chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc không đều, gặp vấn đề về giấc ngủ, táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa.
“Không những thế một số yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung như chưa từng sinh con, trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý khác, tiền sử viêm vùng chậu, tử cung bất thường, có kinh trước 12 tuổi, hình dạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo làm tắc nghẽn kinh nguyệt…”
Vì thế khi phụ nữ bị đau vùng chậu, họ nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, Gerald Harkins, Bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Penn State Health ở Hershey, Penn đưa ra lời khuyên.
Cho đến nay, mỗi người phụ nữ đều có một định nghĩa khác nhau về mức độ đau vùng chậu. Tuy nhiên nếu họ bắt đầu tránh thực hiện các hoạt động yêu thích do đau vùng chậu gây ra trong thời kỳ của họ, hoặc nếu cơn đau bắt đầu ảnh hưởng đến công việc, gia đình, con nhỏ hay các mối quan hệ, thì họ nên chia sẻ, trích dẫn lời Harkins nói trong một bản tin của bang Pennsylvania.
Bước đầu tiên người bệnh cần hỏi những người thân khác (là phụ nữ) trong gia đình nếu họ đã từng mắc bệnh.
Bởi vì lạc nội mạc tử cung có khả năng xảy ra cao gấp bảy lần ở những phụ nữ có mẹ, chị gái, dì hoặc người thân được chẩn đoán mắc bệnh này trước đây, Harkins nói.
Tiếp theo, người bệnh nên sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ và hãy chia sẻ càng cụ thể càng tốt về các triệu chứng của người đó.
Trong trường hợp nhẹ, lạc nội mạc tử cung có thể không gây ra nhiều tổn hại, nhưng với các giai đoạn tích cực hơn, căn bệnh này có thể gây đau dữ dội, cùng với tổn thương xương chậu, buồng trứng, âm đạo, ruột hoặc trực tràng.
Mặt khác bác sĩ có thể hỏi người bệnh liệu các triệu chứng của họ có trở nên tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt hay không; Hoặc những biện pháp mà họ đã thực hiện để giảm bớt nỗi đau và liệu có phương pháp nào trong số đó đã giúp ích; Hay lịch sử cá nhân của người bệnh với một số loại thuốc.
Cho đến nay, phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng và có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, thuốc hoặc phẫu thuật.
“Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kiểm soát được bệnh lạc nội mạc tử cung nếu thực hiện các biện pháp sau:
Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau.
Tập thể dục thường xuyên giúp ích trong việc cải thiện các triệu chứng.
Khi nằm xuống, người bệnh hãy kê một chiếc gối ở dưới đầu gối.
Người bệnh cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học.”
Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay