Đau Thắt Ngực là bệnh gì và phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào?
Đau thắt ngực (thắt tim) là bệnh gì?
Đau thắt ngực xuất hiện khi động mạch vành bị hẹp hay tắc nghẽn hoặc co thắt. Khi đó lượng máu không đủ để nuôi tim, dẫn đến tình trạng tim bị thiếu oxy để bơm máu. Và các cơn đau thắt ngực xảy ra có thể được xem là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó về tim nghiêm trọng cần được lưu ý ngay lập tức.
Hiện nay, tình trạng trên co thể xảy ra ở bất kỳ ai và do nhiều nguyên nhân gây nên. Đỗi với những trường hợp đang hoặc đã gặp phải vấn đề về tim mạch thường sẽ dễ bị đau thắt ngực hơn. Thông thường căn bệnh này xảy ra ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi hơn những thanh thiếu niên.
Vị trí các cơn đau thắt ngực thường thấy như sau:
Thông thường khi đau thắt ngực trái mọi người nghĩ đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không phải lúc nào là đau ngực trái cũng là bệnh tim mạch.
Hiện tại, tình trạng này có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường được chia làm 2 nhóm chính:
- Các bệnh đường tiêu hóa gây ra được xem là nguyên nhân phổ biến.
- Nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, phình bóc tách động mạch chủ ngực, tràn khí màng phổi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên nhưng ít gặp hơn.
Ngoài ra, đau thắt ngực phải là triệu chứng thường gặp ở cả người trẻ tuổi và lớn tuổi. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể là triệu chứng của rối loạn cơ ngực. Một số nguyên nhân thông thường khác không liên quan đến bệnh lý nhưng vẫn dẫn đến triệu chứng này có thể do mỏi cơ, làm việc nặng, ngồi sai tư thế, căng thẳng quá mức…
Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực (thắt tim) là gì?
Do căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau đây có thể được xem là phổ biến nhất như sau:
- Bệnh mạch vành: Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành ở tim bị thu hẹp do các mảng tích tụ từ cholesterol, làm cho dòng chảy của máu chảy qua trở nên khó khăn và sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch.
- Nhịp tim bất thường (loạn nhịp).
- Thiếu máu (thiếu hụt hồng huyết cầu để cung cấp oxy).
- Co thắt động mạch vành dẫn đến giảm lưu lượng máu.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến nhất đã được nêu ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực, bao gồm:
- Hay căng thẳng, gặp áp lực trong công việc và cuộc sống.
- Tuổi cao.
- Cao huyết áp.
- Nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) hoặc cholesterol trong máu cao.
- Người trong gia đình bị mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.
- Hút thuốc: Hút và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, trong đó có những động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu.
- Bị tiểu đường: Đối với những trường hợp bị tiểu đường không thể tự sản sinh ra đủ Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường còn làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, đồng thời làm tăng khả năng xơ vữa động mạch và tăng nồng độ cholesterol máu.
- Béo phì và ít vận động: Đối với những người béo phì, tim sẽ phải hoạt động vất vả để cung cấp máu đến các mô, vì thế nếu cơ thể ít hoạt động thể chất sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường…Gián tiếp dẫn đến đau thắt ngực.
Triệu chứng thường thấy của đau thắt ngực (thắt tim) là gì?
Cho đến nay, triệu chứng thường thấy nhất ở đau thắt ngực là tình trạng đau và cảm giác khó chịu. Các cơn đau có thể bắt đầu ở ngực và thỉnh thoảng lan đến lưng, cổ, vai trái và cả xuống cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái). Đôi khi người bệnh có thể có các triệu chứng như ợ nóng hoặc khó tiêu.
Ngoài ra, cơn đau thắt ngực có thể kèm theo các triệu chứng mổ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, kiệt sức, choáng váng, khó thở.
Bên cạnh đó, một số triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào loại đau thắt ngực mà tùy trường hợp mắc phải. Hiện có 3 loại đau thắt ngực kèm theo các triệu chứng như sau:
- Đau thắt ngực ổn định.
- Xảy ra khi người bệnh vận động quá sức dẫn đến tim đập nhanh hơn bình thường.
- Cơn đau thường có thể cảm nhận trước được và diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 5 phút).
- Cảm giác ợ nóng hoặc khó tiêu.
- Cơn đau ngực có thể lan tỏa đến tay, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Đau thắt ngực không ổn định.
- Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khi đang ngủ hoặc đang nghỉ ngơi.
- Cơn đau thường đến một cách đột ngột.
- Thường cơn đau sẽ kéo dài đến 30 phút.
Nếu căn bệnh này trong thời dài không được chữa trị các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Các triệu chứng ở giai đoạn này như sau:
- Đau thắt ngực mao mạch (Đau thắt ngực vi mạch).
- Cơn đau thường trầm trọng và kéo dài hơn các cơn đau thắt ngực khác.
- Thường kèm theo những triệu chứng thở gấp, khó ngủ, mệt mỏi.
- Cơn đau thường xuyên xảy ra trong các hoạt động thường ngày hặc khi cảm thấy căng thẳng.
Phương pháp điều trị đau thắt ngực (thắt tim) là gì?
Hiện tại, mục tiêu điều trị căn bệnh này là cải thiện lưu lượng máu để nuôi tim và khả năng hoạt động của tim. Nghỉ ngơi được xem là phương pháp tốt nhất đề hạn chế các triệu chứng xảy ra.
Ngoài ra, đau thắt ngực có thể được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Aspirin làm giảm đông máu hoặc tiến hành dẫn xuất Nitrate như Nitroglycerin tạm thời mở rộng các mạch máu bị hẹp để cải thiện dòng chảy của máu qua tim. Bên cạnh đó, một số các thuốc khác như thuốc ức chế beta có tác dụng làm chậm nhịp tim một cách ổn định và thư giãn cơ tim. Không những thế những loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh như tăng huyết áp, loạn nhịp, tiểu đường hoặc nồng độ cholesterol cao trong máu cũng có thể được dùng trị đau thắt ngực.
Cuối cùng, nếu các loại thuốc trên không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nên phẫu thuật. Có 2 phương thức có thể làm giảm đau thắt ngực là nong và đặt stent mạch vành. Trong đó khi sử dụng phương thức nong, bác sĩ sẽ đưa một ống thông nhỏ có bóng ở đầu được vào mạch vành và bơm lên để nong rộng chỗ bị hẹp hay bị tắc. Còn đối với phương thức đặt stent mạch vành, là một cấu trúc lưới bằng thép không gỉ hình ống nhỏ, nó được đặt trong động mạch để giữ cho mạch máu mở thông và cho phép dòng máu chảy qua. Và còn một cách thức khác cho các trường hợp bị tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng là thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG).