Đau mắt hột nếu không điều trị có thể gây mù mắt

Đau mắt hột nếu không điều trị có thể gây mù mắt

Bệnh đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể phát triển thành dịch, lây lan với đặc trưng là hình thành hột và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt. Bệnh đau mắt hột nếu không điều trị có thể gây mù mắt.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bệnh đau mắt hột bao gồm:

  • Ngứa nhẹ và cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt.
  • Chảy nước mắt, chất nhầy hoặc mủ.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng của đau mắt hột có thể là:

  • Mờ mắt.
  • Đau mắt.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh tiến triển chậm và các triệu chứng đau đớn có thể không xuất hiện cho đến khi trưởng thành.

Tất cả các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột trầm trọng hơn ở mí mắt trên so với mí mắt dưới. Khi sẹo hóa tiến triển, mí mắt trên có thể xuất hiện một đường dày.

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn cho mí mắt - bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) - có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt cực độ, làm vấn đề càng trầm trọng thêm.

HÃY KHÁM BÁC SĨ

 nếu bạn hoặc con bạn bị ngứa hoặc kích ứng mắt hoặc chảy dịch từ mắt, đặc biệt nếu bạn sống hoặc gần đây đến một khu vực mà bệnh đau mắt hột là phổ biến. Bệnh đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm. Điều trị càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nặng thêm.

Tiến triển của bệnh đau mắt hột

Ở thể nhẹ hay đau mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp mô biểu mô kết mạc. Người bệnh có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị ngứa mắt, mỏi mắt, đôi khi mắt chảy nước.

Ở thể nặng tổn thương thâm nhập xuống cả những lớp bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây biến chứng như sẹo giác mạc, đặc biệt là lông quặm sẽ gây loạn dưỡng giác mạc và gây sẹo giác mạc, khiến thị lực suy giảm.

Tất cả các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường nghiêm trọng hơn so với mi dưới. Ngoài ra các mô tuyến nhờn ở mí mắt, bao gồm cả tuyến nước mắt, cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể khiến mắt bị khô và làm cho bệnh đau mắt hột càng trở nên tồi tệ hơn.

Tất cả các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường nghiêm trọng hơn so với mi dưới.

Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định năm giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột:

Viêm - nang

Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang - các mụn nhỏ chứa tế bào lympho (một loại bạch cầu) - có thể nhìn thấy ở mặt trong của mí mắt trên bằng kính phóng đại (kết mạc).

Viêm - cường độ cao

Đây là giai đoạn rất dễ lây nhiễm và trở nên khó chịu, với mí mắt trên dày lên hoặc sưng.

Sẹo hóa mí mắt

Nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn đến sẹo hóa mí mắt trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng khi được kiểm tra với kính phóng đại. Mí mắt có thể bị biến dạng và lộn vào trong (quặm).

Lông mi mọc ngược (chứng lông quặm)

Lớp lót bên trong sẹo của mí mắt tiếp tục biến dạng, làm cho lông mi mọc vào trong, chà xát và trầy xước bề mặt bên ngoài trong suốt của mắt (giác mạc).

Giác mạc

Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm thường thấy ở vùng dưới mí mắt trên. Viêm liên tục kết hợp với trầy xước do lông mi lộn vào trong dẫn đến mờ giác mạc.

Nguyên nhân

Theo Bác sĩ chuyên khoa mắt Đặng Văn Ninh - Bệnh viện Thu Cúc: "Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn là Chlamydia gây ra. Bệnh lây lan khi tiếp xúc với dịch chảy từ mắt hoặc mũi của người mắc bệnh. Dùng chung khăn tay, bồn tắm, bàn chải đánh răng, thuốc nhỏ mắt với người bệnh cũng dễ bị lây bệnh."

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua vật trung gian là ruồi khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên mắt người khỏe mạnh.

Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn là Chlamydia gây ra.

Chẩn đoán

Hầu hết những người bị bệnh đau mắt hột ở giai đoạn ban đầu không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tại các khu vực bệnh đau mắt hột thường xảy ra, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám lầm sàng hoặc gửi một mẫu vi khuẩn từ mắt của bệnh nhân để nuôi cấy và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Việc điều trị bệnh đau mắt hột phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

  • Trong giai đoạn đầu của bệnh mắt hột, có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh mắt hột hiện nay là thuốc mỡ tetracyclin 1%. Dùng thuốc tra mắt vào ban đêm trong 5-10 ngày liền mỗi tháng, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo có thể uống một trong các thuốc sau: Tetracyclin, Erythromycin, Doxycyclin... trong 3-4 tuần. Việc dùng thuốc nhỏ mắt (đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phẫu thuật được sử dụng để điều chỉnh mí mắt bị biến dạng và mí mắt lộn (quay ra), lông mi bị tổn thương ở người lớn tuổi.

Phòng ngừa đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột có khả năng tái nhiễm nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của người khác cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Thực hành vệ sinh thích hợp:

  • Không dùng phương pháp day kẹp hột. Phương pháp điều trị này không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà gây chấn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.
  • Cải thiện vệ sinh môi trường: Sử dụng nước sạch, xây nhà vệ sinh, diệt ruồi. Xây chuồng gia súc xa nhà, chôn, đốt rác thải đúng nơi quy định.
  • Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân: Rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn, chậu… 
  • Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...