Đau khớp háng
Là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Khớp háng nâng đỡ sức nặng của cơ thể ở cả tư thế tĩnh (đứng) lẫn động (đi lại, chạy nhảy…). Nếu khớp háng bị mòn hay bị tổn thương sẽ gây đau và khó khăn cho việc đi lại, giảm khả năng làm việc.
Có ba nguyên nhân gây bệnh về khớp háng
- Nguyên nhân thứ nhất mà nhóm bệnh nhân trẻ tuổi thường mắc phải là do bị rách sụn chêm hoặc do xung đột giữa cổ xương đùi và xương chậu.
- Nguyên nhân thứ hai do viêm khớp háng nặng, thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.
- Nguyên nhân thứ ba do hoại tử khớp háng hoặc cổ xương đùi. Bệnh này có thể gặp ở độ tuổi 30 đến 50 tuổi. Khớp háng và cổ xương đùi hoại tử dần nên các bệnh nhân thuộc nhóm này thường phải thay toàn bộ khớp háng.
Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, cứng khớp háng, khó khăn khi bước đi… Thì nên đi khám bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sỹ tìm nguyên nhân gây đau khớp háng. Thông thường chỉ cần làm một số xét nghiệm cơ bản và chỉ cần chụp phim X-quang cũng đủ để chẩn đoán nguyên nhân.
Điều trị không phẫu thuật
Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật:
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đầu tiên người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng, như không đi bộ quảng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tenis, cầu lông…
2. Giảm cân, tập luyện
Khi cân nặng của người bệnh giảm, sẽ giúp giảm lực tải tác động lên khớp háng, phần nào giúp người bệnh giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh.
Một chương trình tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp.
3. Các phương tiện trợ giúp
Một phương tiện trợ giúp hữu hiệu, như cây gậy, nên luôn ở trong tay người bệnh.
4. Thuốc
Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen…Giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sỹ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…Cần đến gặp bác sỹ khi có các dấu hiệu trên.
Một số thực phẩm chức năng có thể sử dụng bổ sung như glucosamine, chondrotin.
Điều trị bằng phẫu thuật
Bằng các biện pháp điều trị như trên nếu tình trạng đau không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật.
Về điều trị, theo bác sĩ chuyên khoa, cách đây trên 20 năm, khi các khớp háng nhân tạo chưa được sử dụng phổ biến thì khi bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi chỉ được xuyên kim (bắt vít) để xương dính lại với nhau. Tuy nhiên, việc gắn lại như vậy không nối được mạch máu và bệnh nhân phải chờ đợi có lành hay có hoại tử chỏm không?
“Người già trên 60 tuổi thì thời gian sống còn lại ngắn nhưng mất thời gian cho điều trị gãy cổ xương đùi, bởi xuyên kim thì 6 tháng phải mổ lại. Nhưng việc xuyên kim đôi khi tàn phá sức khỏe bệnh nhân và họ không còn sức khỏe để mổ nữa”, theo lời bác sĩ.
Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…
“Khi bị té ngã gãy cổ xương đùi và một số bệnh lý gây hoại tử chỏm xương đùi… Thì nên thay khớp háng. Tuy nhiên, không phải ai, độ tuổi nào cũng được thay khớp háng và thay khớp háng giống nhau. Cần khám để được bác sĩ chỉ định phù hợp”.
Tóm tắt quá trình thay khớp háng: (1) cắt bỏ phần tổn thương của ổ cối và cổ, chỏm xương đùi, (2) gắn Cup vào ổ cối và chuôi vào ống tủy xương đùi, (3) nắn lại khớp, (4) khớp háng sau khi thay xong.
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện thay khớp háng toàn phần?
- Nếu triệu chứng của bạn nhẹ, bạn có thể quyết định theo dõi và chờ thêm một thời gian.
- Nếu bạn bị nhiễm trùng, kháng sinh đôi khi có thể ngăn ngừa thất bại của phẫu thuật thay khớp háng.
- Nếu khớp háng đã được thay vẫn bị trật khớp, bạn có thể đeo nẹp.
- Nếu bạn bị gãy xương, đôi lúc bạn có thể được điều trị bằng phương pháp kéo tạ.
- Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý.
- Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
- Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?
Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay khớp háng toàn phần cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.
Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).
Riêng với thay khớp háng toàn phần, bạn còn có thể gặp các biến chứng sau:
- Nứt xương đùi;
- Tổn thương thần kinh xung quanh khớp hang;
- Nhiễm trùng khớp hang;
- Lỏng khớp;
- Trật khớp;
- Chiều dài hai chân chênh lệch.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện thay khớp háng toàn phần như thế nào?
Có nhiều kỹ thuật gây mê hiện có. Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận để đưa ra phương pháp gây mê phù hợp nhất cho bạn.
Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường mổ ở mặt bên của hông và loại bỏ phần khớp bị tổn thương.
Khớp háng thay thế được gắn với xương bằng xi măng acrylic hoặc lớp phủ đặc biệt trên phần kim loại giúp gắn trực tiếp với xương.
Bạn có thể cần loại phẫu thuật phức tạp hơn nếu như xương bạn mỏng hoặc bị gãy, hay khi bạn bị nhiễm trùng.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện thay khớp háng toàn phần?
Bạn có thể về nhà sau 5 đến 10 ngày.
Bạn sẽ cần dùng đến nạng hoặc khung tập đi trong vài tuần.
Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ.
Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn và đa phần phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đều có kết quả tốt. Quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của nhà vật lý trị liệu của bạn về các bài tập tăng cường sức cơ khớp háng.
Không nên làm:
- Gấp đùi quá nhiều về phía bụng.
- Xoay chân vào trong.
- Ngồi bắt chéo chân mổ.
- Ngồi xổm.
- Không ngồi ghế thấp.
- Ngồi thấp khi đi vệ sinh.
- Ngồi vệ sinh đúng tư thế (chân chạm đất, thân mình dựng thẳng đứng).
- Cố cúi khom người khi đi tất, đi giầy.
- Nằm ngiêng về phía chân lành khi ngủ.
- Không nằm nghiêng khi ngủ.
Nên làm:
- Ngồi ghế cao.
- Ngồi hố xí cao.
- Thường xuyên đặt gối kê giữa hai chân khi ngủ, đặc biệt trong thời gian đầu sau mổ.
- Kê gối đủ dày giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng.
- Khi đi tất, giày nên nhờ người khác hỗ trợ.
- Giảm cân nếu thừa cân; lên kế hoặc đầy đủ khi đi công tác xa, đi du lịch…
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Vận động sau mổ
Sau mổ, tập vận động càng sớm càng tốt, nhất là người già. Phẫu thuật viên sẽ chỉ dẫn khi nào thì bệnh nhân có thể tập vận động chân bên mổ, mức động độ tỳ chân, thời gian thay đổi bài tập, bác sĩ phục hồi chức năng sẽ hướng dẫn từng bài tập phù hợp.
Thông thường sau mổ, bệnh nhân phải đeo nẹp chân trong nhiều tuần để bảo vệ ổ gãy, tạo sự liền xương. Để đi lại được bằng chân gãy phải mất nhiều tháng.