Dấu hiệu những cơn ho chết người cảnh báo ung thư phổi

Dấu hiệu những cơn ho chết người cảnh báo ung thư phổi

Không phải bất cứ trận ho nào cũng là biểu hiện cho sự hiện diện của ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho đi kèm với các triệu chứng sau đây, đó là lúc bạn cần phải tìm đến gặp các bác sĩ để kiểm tra:

  • Ho ra máu hoặc đàm có màu gỉ sét.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Đau ngực.

Ung thư phổi gây ra triệu chứng ho khan hoặc ho có đàm, xuất hiện bất kỳ lúc nào, và trở nên nặng nề hơn vào ban đêm khi bạn đang ngủ.

Khi ho điều khiến người ta sợ nhất chính là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi bắt đầu từ những cơn ho. Làm sao để phân biệt được ho thông thường và ho do ung thư phổi gây ra?

Nếu bạn thấy bất kỳ kiểu ho nào sau đây, thì cần phải kiểm tra ngay, để không trì hoãn việc điều trị bệnh.

1. Những cơn ho sặc sụa làm co thắt tim phổi, ho ngắt quãng

Nhiều người đang ăn các món ăn cay, hoặc ở trong môi trường không khí ô nhiễm dày đặc, sẽ có thể bị phát sinh những cơ ho hoặc khiến cho triệu chứng ho trở nên tăng nặng. Đây là những dấu hiệu không cần phải quá lo lắng, vì có thể không liên quan đến dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.

Nhưng nếu không phải ở trong 2 tình huống nêu trên mà hàng ngày vẫn ho kèm theo dấu hiệu tăng nặng, ho thắt tim phổi, thì nên cẩn thận với dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.

2. Ho kích thích

Nếu xuất hiện ho liên tục, ho như bị kích thích, có cảm giác ho không hết nằm trong cổ họng, nhưng ho không ra đờm, khoặc chỉ có một chút nước bọt màu trắng khạc ra thì cũng nên cẩn trọng.

Ngoài ra, nếu thuộc trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, cổ họng ho khạc ra đờm, nhưng tiến hàng điều trị khoảng 2 tuần vẫn không có hiệu quả thì nên nghĩ đến việc kiểm tra ung thư phổi.

3. Ho khan kích thích

Nếu sau khi bạn ngửi thấy một mùi vị gì đó khó chịu, dẫn đến cơ ho khan không thể dừng lại, thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi. Tình trạng này gọi là viêm phế quản dị ứng, ho hen biến chứng. Cụ thể là những cơn ho mãn tính không rõ lý do kéo dài hơn hai tháng, kèm theo một chút đờm hoặc dịch nước bọt trắng.

Bên cạnh đó, khi ngửi thấy mùi hăng khó chịu của khói, sơn… Sẽ ho nặng hơn, cùng với việc sử dụng kháng sinh không hiệu quả, kể cả khi chụp phim vẫn chưa phát hiện ra, nhưng xuất hiện các phản ứng hắt hơi, chảy nước mũi thì cũng nên nghĩ đến dấu hiệu ung thư phổi.

4. Ho liên tục trong 3 tuần

Chỉ đơn thuần là ho bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi cần phải nghi ngờ nếu những cơn ho kéo dài không đỡ.

Trước đó đã từng có bệnh nhân nữ bị ho liên tục quá 1 tháng, khi đến viện khám thì phát hiện đã bị ung thư phổi di căn. Vì vậy, khi những cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, bạn phải khẩn trương đi khám.

5. Ho ra đờm dính máu hoặc ho ra máu

Nếu bạn ho ra đờm có dính máu, hoặc thậm chí ho ra máu, thời gian quá 5 ngày như vậy thì bắt buộc phải đi khám, nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Tóm lại, nếu triệu chứng ho diễn ra trên 2 tháng, uống các loại thuốc kháng khuẩn không đỡ, ho khan kích thích hoặc ho ra đờm có máu, ho kèm theo thở khò khè trong họng, tức ngực, khó thở và các triệu chứng khác; ho kèm theo giảm trọng lượng đáng kể trong ngắn hạn; ho không rõ lý do kèm theo sốt nhẹ. Khi có các triệu chứng ho kể trên thì buộc bạn phải đi khám ung thư phổi.

Hoặc có những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư phổi:

Nhiễm trùng mạn tính: Virus gây viêm phế quản mãn tính là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng phổi. Nếu bạn đang liên tục đau tức ngực, đây có thể là dấu hiệu gợi ý ung thư.

Giảm cân không rõ nguyên nhân: Sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể có thể tàn phá hệ thống nội bộ, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

Đau xương: Nếu ung thư phổi đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, bạn có thể cảm thấy đau tận trong xương hoặc khớp xương. Nhiều người nhầm lẫn đây là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin D trong cơ thể.

Sưng ở cổ và mặt: Một khi một khối u phổi bắt đầu đè lên tĩnh mạch chủ trên, bạn có thể thấy phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi: Khoảng 80% người bị ung thư cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, luôn muốn nằm nghỉ ngơi.

Mỏi cơ: Đang hoạt động bình thường mà bạn thấy xương và cơ bắp đau đớn có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó, có thể là ung thư phổi. Nếu ung thư bắt đầu lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể, cơn đau sẽ lan tỏa đến khắp nơi.

Canxi trong máu cao: Một số bệnh nhân cho biết ung thư phổi làm phá vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến thừa canxi máu. Các triệu chứng đi cùng với canxi máu cao là đi tiểu thường xuyên, khát nước, táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt.

Triệu chứng của ung thư phổi

Nếu bạn bị ung thư phổi, bạn sẽ không chỉ bị ho dai dẳng hay nặng nề, mà còn đi kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Đau ngực.
  • Ho ra máu.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Tiếng khò khè khi thở hoặc nói.
  • Nuốt khó.
  • Chán ăn.
  • Mệt mỏi, rã rời.
  • Sụt cân.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng ở phổi, như bị viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Chẩn đoán

Trước tiên, các bác sĩ sẽ thu thập các thông tin về bệnh sử và thực hiện các thủ thuật thăm khám trên lâm sàng. Sau khi hỏi bạn về những căn bệnh trong gia đình và tiền căn về các bệnh đã mắc phải của bạn, các bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng ho của bạn, khó thở, và các triệu chứng khác.

Khi thực hiện thăm khám trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ nghe tiếng tim phổi của bạn bằng ống nghe, và thăm khám các vùng nghi ngờ gây ra cơn ho của bạn, như các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dấu hiệu của chảy nước mũi sau.

Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm bao gồm cả các xét nghiệm hình ảnh học như:

  • Phim X-quang ngực.
  • CAT scan.
  • PET scan.
  • MRI.

Nếu những kết quả xét nghiệm gợi ý ung thư phổi, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết lấy một ít tế bào để đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, thực hiện bằng cách dùng một cây kim nhỏ đi xuyên qua da tới các mô của phổi.

Một cách khác là nội soi phế quản, các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ đi vào phổi qua đường mũi. Sau đó lấy một mẫu nhỏ thông qua ống nhỏ đó và đem đi phân tích.

Một chuyên gia giải phẫu bệnh sẽ quan sát mẫu tế bào của bạn thông qua kính hiển vi và xem thử có tế bào ung thư bất thường nào hay không. Nếu kết luận đó là ung thư, họ sẽ tiếp tục kiểm tra đó là loại ung thư nào, và đã di căn hay chưa.

Nếu ung thư phổi được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra xem ung thư đó đã tiến triển và di căn xa hay chưa.

Ung thư - biết sớm trị lành

Tiên lượng của một người bị chẩn đoán là ung thư phổi tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tại thời điểm được chẩn đoán.

Thông thường, với bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn còn sớm và chưa di căn sẽ có tiên lượng tốt hơn với những bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn muộn và di căn xa.

Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng để tăng khả năng sống cho bệnh nhân ung thư. Để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, cách tốt nhất là bạn nên xây dựng một lối sống khỏe mạnh và tránh xa thuốc lá khi có thể. Không chỉ là không nên hút thuốc, bạn cũng cần tránh xa khói thuốc lá (hút thuốc thụ động).

Đánh giá một người có nguy cơ cao bị ung thư phổi cần dựa vào tiền căn gia đình và thói quen hút thuốc, bạn cần phải đến xin sự giúp đỡ của các bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi ho đi kèm với triệu chứng đau ngực, khó thở hoặc ho ra máu.

Ai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi?

Theo các chuyên gia ung thư, các dấu hiệu lâm sàng của ung thư phổi thường nghèo nàn và không đặc trưng, nên đa số bệnh nhân được phát hiện tình cờ. Vì vậy, điều cần thiết là phải phát hiện lâm sàng sớm khi chưa có triệu chứng. Do đó, người dân cần đi khám sàng lọc định kỳ 2 lần/năm, những người trẻ có thể duy trì 1 lần/năm.

Theo Tiến sĩ Lượng, người dân nên làm các biện pháp khám sàng lọc ung thư, đặc biệt nên chụp phổi định kỳ một năm hoặc 6 tháng/lần. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần tới chuyên ngành hô hấp khám kỹ và đưa ra biện pháp điều trị.

Trong đó, những đối tượng cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi bao gồm:

  • Nam giới ngoài 50 tuổi.
  • Người có tiền sử nghiện thuốc lá, tiếp xúc nhiều khói thuốc.
  • Người nghiện rượu, bia.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Người sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...