Đau Đầu Từng Cụm
Bệnh đau đầu từng cụm là gì?
Đau đầu từng cụm hay còn gọi là đau đầu cụm hoặc nhức đầu cụm. Đây là một trong những tình trạng đau đầu nghiêm trọng, không theo nhịp mạch đập và kéo dài. Cơn đau thường ở sâu bên trong, xung quanh mắt ở một bên đầu, sau đó lan đến trán, thái dương và má. Đau đầu từng cụm có thể xuất hiện đột ngột rồi hết nhanh hoặc hết từ từ. Thực tế căn bệnh trên không thể đoán trước được. Vì có thể người bệnh không có triệu chứng trong đau đầu trong vài tháng, nhưng sau đó lại tái phát và bệnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như có khối u trong não hoặc bị vỡ mạch máu đến não.
Đau đầu từng cụm hay còn gọi là đau đầu cụm hoặc nhức đầu cụm.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu từng cụm là gì?
Thực tế, căn bệnh trên hiện nay vẫn chưa được xác định được nguyên nhân gây ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là do ảnh hưởng của biến chứng trong vùng dưới đồi của não bộ. Vùng dưới đồi có chức năng dẫn truyền các xung thần kinh đến các bộ phận khác của não bộ và điều khiển các chức năng sinh lý như điều tiết các hormone trong cơ thể cũng như đồng hồ sinh lý.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị đau đầu từng cụm do dùng thuốc giảm đau thắt ngực chứa nitroglycerin, hút thuốc, nghiện rượu, giờ ngủ thất thường và tiếp xúc nhiều với dung môi gốc dầu như nước hoa hoặc dung môi dầu mỏ.
Căn bệnh trên hiện nay vẫn chưa được xác định được nguyên nhân gây ra.
Mặc dù căn bệnh trên hiện nay chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng các yếu tố sau đây có thể làm tăng khả năng bị mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Độ tuổi: Tuổi từ 20-50 tuổi thường gặp đau đầu từng cụm hơn.
- Hút thuốc lá, nghiện rượu: Những người hút thuốc nhiều hoặc nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Có người thân trong gia đình từng bị đau đầu từng cụm.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh đau đầu từng cụm là gì?
Hiện nay, dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh trên là đau buốt và đau rất dữ dội ở một bên đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với tiếng động và ánh sáng. Thông thường mỗi cơn đau thường kéo dài từ 15 phút cho tới 3 tiếng và đa số các cơn đau xảy ra vào ban đêm sau khi người bệnh đã ngủ 1-2 tiếng và làm cho người bệnh thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
Ngoài ra căn bệnh trên cũng xuất hiện một số triệu chứng khác như bị đỏ mắt, mắt sụp mí, nghẹt mũi hoặc chảy mũi hay sưng mặt ở nửa bên đầu bị đau. Thông thường thì các người bệnh cho biết cơn đau sẽ nặng thêm nếu người bệnh nằm nghỉ, nên sau các cơn đau họ thường sẽ mệt mỏi.
Đau buốt và đau rất dữ dội ở một bên đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn.
Những người mắc đau đầu từng cụm, thường không giống với đau nữa đầu Migraine, nhiều khả năng có triệu chứng bước nhịp hoặc ngồi và lúc lắc về phía sau và trước. Các triệu chứng tương tự đau nữa đầu Migrain, bao gồm luôn cả cảm giác nhạy cảm ánh sáng và tiếng động mạnh, có thể xuất hiện đồng thời với đau đầu từng cụm, mặc dù thường ở một bên.
Điều trị bệnh đau đầu từng cụm
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị cho bệnh đau đầu từng cụm. Mặc dù chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh Đau đầu từng cụm nhưng căn bệnh trên vẫn có thể điều trị được mục đích chủ yếu là giảm triệu chứng. Tuy nhiên vì bệnh xảy ra theo chu kỳ nên vẫn có cách đề phòng bệnh.
Khi cơn đau đầu xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc giảm đau như Triptans, Octreotide hay Dihydroergotamine. Để chống cơn đau đầu, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc trước khi tình trạng trên xảy ra và từ từ giảm lượng thuốc khi cụm đau đầu kết thúc. Các biện pháp phòng chống bao gồm Verapamil, Methysergide, Lithium, Corticosteroids, Topiramate. Tuy nhiên người bệnh nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này và luôn theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên.
Bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc giảm đau.
Phòng chống bệnh đau đầu từng cụm
- Ngủ đủ và đúng giờ.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau không kê toa.
- Tái khám đúng hẹn.