Đau Đầu Mạn Tính
Đau đầu mạn tính là bệnh gì?
Hiện nay, đau đầu là tình trạng rất phổ biến đều có thể xảy ra ở mội người nhưng nếu bất kỳ trường hợp nào bị đau đầu thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh đau đầu mạn tính hàng ngày.
Đau đầu mạn tính là căn bệnh đau đầu gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng nhất. Vì thế việc tích cực điều trị, kiểm soát lâu dài, ổn định có thể làm giảm cơn đau và giảm tần suất tái phát.
Hiện tại, căn bệnh này là căn bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ thường mắc phải bệnh này nhiều hơn đàn ông.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu mạn tính là gì?
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được các nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu mạn tính hàng ngày cũng như đau đầu mạn tính nguyên phát.
Sau đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu mạn tính không phải nguyên phát có thể bao gồm:
- Viêm hoặc các vấn đề khác về mạch máu trong và xung quanh não, bao gồm đột quỵ.
- Nhiễm trùng như viêm màng não.
- Áp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp.
- U não.
- Chấn thương sọ não.
- Sử dụng quá nhiều thuốc đau đầu: Loại này thường xuất hiện ở những trường hợp bị rối loạn chứng đau đầu, thường là đau nửa đầu hoặc cả hai và dùng thuốc giảm đau quá nhiều. Vì thế nếu bất cứ ai đang dùng thuốc giảm đau, thậm chí là thuốc giảm đau không kê đơn, hơn hai ngày một tuần (hoặc chín ngày trong một tháng), thì tình trạng này có nguy cơ tái phát.
Mặc dù nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định tuy nhiên các yếu tố sau đây góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Nữ giới.
- Lo lắng.
- Phiền muộn.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Béo phì.
- Ngáy.
- Sử dụng quá nhiều caffeine, thuốc đau đầu.
- Bệnh đau mạn tính khác.
Những triệu chứng của bệnh đau đầu mạn tính là gì?
Thông thường triệu chứng của đau đầu mạn tính có thể xảy ra trên 15 ngày hoặc hơn một tháng và ít nhất là ba tháng. Tuy nhiên, đối với đau đầu mạn tính nguyên phát thì không gây ra bởi các tình trạng khác.
Đau đầu mạn tính bao gồm dài hạn và ngắn hạn, trên và dưới 4 tiếng. Các dấu hiệu bao gồm:
- Đau nửa đầu mạn tính.
- Đau đầu - căng thẳng mạn tính.
- Đau đầu liên tục mỗi ngày.
- Đau nửa đầu liên tục.
Đau nửa đầu mạn tính. Tình trạng này thường xuất hiện ở những trường hợp có tiền sử đau nửa đầu. Các cơn đau kéo dài từ 8 ngày trở lên trong vòng một tháng và ít nhất là 3 tháng, chứng đau nửa đầu thường có các đặc điểm sau:
- Ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên đầu.
- Cảm giác phập phồng, dao động.
- Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nặng.
- Bị trầm trọng hơn nếu hoạt động thể chất thường xuyên.
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc cả hai.
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Đau đầu - căng thẳng mạn tính thường có những đặc điểm như sau:
- Ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.
- Gây ra các cơn đau nhẹ đến vừa.
- Gây ra các cơn đau có cảm giác thắt chặt và đè ép.
- Hoạt động thể chất thường xuyên không làm tình trạng này trở nặng.
- Một số trường hợp có thể bị đau hộp sọ.
Cơn đau liên tục mỗi ngày. Tình trạng này thường đến đột ngột, và ở những người không có tiền sử đau đầu, bị tái phát liên tục trong vòng ba ngày sau cơn đau đầu tiên. Tình trạng này có ít nhất hai trong số những đặc điểm sau đây:
- Thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.
- Gây ra các cơn đau có cảm giác thắt chặt và đè ép.
- Gây các cơn đau nhẹ đến vừa.
- Hoạt động thể chất thường xuyên không làm tình trạng này trở nặng.
Đau nửa đầu liên tục thường có các đặc điểm như sau:
- Ảnh hưởng đến một bên đầu.
- Gây đau đớn hàng ngày.
- Gây đau mức độ vừa cho đến nặng.
- Phản ứng với các loại thuốc làm giảm đau (Indocin®).
- Đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng đau nửa đầu.
- Rách hoặc đỏ mắt ở bên đầu bị ảnh hưởng.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Rủ mí mắt hoặc thu hẹp đồng tử.
- Cảm giác bồn chồn.
Những phương pháp điều trị bệnh đau đầu mạn tính như thế nào?
Hiện tại, để điều trị căn bệnh này các bác sĩ thường dựa vào các nguyên nhân tiềm tàng từ đó có thể ngăn chặn tình trạng nhức đầu thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị sẽ tập trung vào ngăn ngừa các cơn đau.
Thông thường thì các phương pháp phòng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại đau đầu và việc sử dụng thuốc quá mức có góp phần gây ra cơn đau đầu hay không.
Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau nhiều hơn ba ngày một tuần thì hãy ngừng ngay theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bệnh nhân đã sẵn sàng điều trị dự phòng, bác sĩ có thể khuyên họ nên dùng:
Thuốc chống trầm cảm
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm như nortriptyline (Pamelor®), để điều trị chứng đau đầu kinh niên. Không những thế các loại thuốc này cũng có thể giúp điều trị tình trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ thường đi kèm với đau đầu mạn tính.
Thuốc chống trầm cảm khác
Các chất ức chế chọn lọc serotonin, fluoxetine (Prozac®, Sarafem®, các biệt dược khác), có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm và lo lắng nhưng hiện vẫn chưa được chứng minh là có hiệu quả hơn giả dược dành cho đau đầu.
Thuốc chẹn beta
Những thuốc này, thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Một số thuốc chẹn beta bao gồm atenolol (Tenormin®), metoprolol (Lopressor®, Toprol-XL®) và propranolol (Inderal®, Innopran XL®).
Thuốc chống động kinh
Một số loại thuốc chống động kinh có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và đau đầu mạn tính. Các loại thuốc chống động kinh bao gồm topiramate (Topamax®, Qudexy XR® và các biệt dược khác), divalproex sodium (Depakote®) và gabapentin (Neurontin®, Gralise®).
Thuốc chống viêm không steroid
Naproxen sodium (Anaprox®, Naprelan®), loại này rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng đau đầu mạn tính, đặc biệt là nếu bệnh nhân đang giảm liều các thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng định kỳ nếu cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng.
Botulinum toxin
Phương pháp tiêm thuốc botox có thể là lựa chọn khả thi cho những trường hợp không thể dung nạp hoàn toàn thuốc sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, cũng có một số chứng đau đầu mạn tính có khả năng kháng tất cả các loại thuốc.