Đau bụng kinh
Nguyên nhân
Đây là hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ, tuy nhiều người không cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ nhưng cũng làm cho họ phải nghỉ, không làm việc được.
Có từ 10% - 15% phụ nữ trẻ bị đau bụng kinh. Nguyên nhân chia được xác định thật rõ ràng. Một số nhà chuyên môn cho lằng ở thời gian có kinh, dạ con có những động tác co bóp để màng nhầy bong la và đẩy ra ngoài theo các chất lỏng. Việc cổ tử cung hẹp và bị co theo cũng gây thêm cảm giác đau. Chứng đau bụng khi gần tới kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời gian thấy kinh sẽ hết, sau khi người phụ nữ sinh con lần đầu hoặc nếu làm cổ tử cung giãn nở. Ngoài ta, còn có một số nguyên nhân khác như: rối loạn của tuyến nội tiết, dạ con bị lệch về phía sau, tử cung bị chuột rút (vọp bẻ) do sự bố trí của các mao mạch không bình thường.
Triệu chứng
Cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới trước khi có kinh 24 hoặc 48 giờ (1 - 2 ngày) và có thể tiếp diễn suốt thời gian có kinh kèm theo các hiện tượng mệt mỏi, nhức đầu, đau vú, buồn nôn, dễ cáu gắt.
Cần phải làm gì?
Nhiều người cố chịu đựng cho qua khỏi thời gian này. Một số đi khám phụ khoa để nhờ bác sĩ can thiệp, tuy nhiên phần lớn các cô gái rất ngại việc này.
Chẩn đoán và điều trị
Trước khi khám bệnh, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân mô tả hiện tượng đau. Đối với các cô gái, bác sĩ thường khám phía sau (khám hậu môn) và có thể yêu cầu đi siêu âm phần bụng dưới, xét nghiệm hormon để tìm ra nguyên nhân chính gây đau.
Hiện tượng đau bụng kinh còn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Dị dạng cổ tử cung hoặc dị dạng tử cung.
- Viêm nhiễm kinh niên màng tử cung.
- Vòng tránh thai không hợp hoặc không đúng vị trí.
- Không hợp thuốc ngừa thai, rối loạn tuyến nội tiết.
Bác sĩ thường nói để bệnh nhân yên tâm lằng chứng đau bụng này không có gì đáng lo ngại, sẽ chóng qua khỏi, lồi kê đơn các thuốc giảm đau như alDrin, thuốc nhức đầu, thuốc điều chỉnh hormon của tuyến nội tiết, thuốc an thần nhẹ và có thể đề nghị thay đổi loại thuốc ngừa thai đang dùng bằng một thứ thuốc khác.