Đau bụng kinh dữ dội, có phải tôi bị lạc nội mạc tử cung?

Đau bụng kinh dữ dội, có phải tôi bị lạc nội mạc tử cung?

Chín trong số mười phụ nữ trẻ trải qua cơn đau nhói ở vùng bụng trước hoặc bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Đau trong kỳ kinh nguyệt (còn gọi là đau bụng kinh) có thể được chia thành hai loại chính - đau nguyên phát và thứ phát - tùy thuộc vào nguyên nhân.

Đau nguyên phát xảy ra ở phụ nữ có khung xương chậu bình thường. Một phần lý do để thay đổi trong hormon là loại hợp chất có tên prostaglandin (một chất thuộc nhóm axit béo không bão hòa). Nếu quá nhiều prostaglandin được gọi là PGF2a làm cho tử cung co thắt.

Đau thứ phát gây ra bởi vấn đề vùng chậu phía dưới và nguyên nhân phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung - Endometriosis - nó xảy ra khi các mô bình thường như niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung.

Cơn đau thông thường

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm đau bụng kinh nguyệt. Nhưng có khi đau dữ dội trong một thời gian cũng chưa chắc chắn là bệnh lạc nội mạc tử cung.

Trong số 90% phụ nữ trẻ ở Úc trải qua đau bụng kinh, hầu hết sẽ có các triệu chứng của đau nguyên phát, chứ không phải thứ phát.

Số lượng chính xác của phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn chưa xác định rõ nhưng ước tính khoảng 5% đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh.

Vì vậy, hầu hết phụ nữ trẻ bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt có thể là đau bụng kinh nguyên phát hơn là lạc nội mạc tử cung.

Giai đoạn bắt đầu cơn đau

Đau bụng kinh nguyên phát thường bắt đầu trong vòng ba năm đầu sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên và có xu hướng giảm mức độ đau theo tuổi tác.

Đối với phụ nữ bị lạc nội mạc tử bắt đầu đau ngay kỳ kinh nguyệt đầu tiên hoặc sau đó. Một số khác có kỳ hành kinh bình thường và cơn đau trở nên dữ dội hơn sau 18 tuổi.

Đau trong kỳ hành kinh

Phụ nữ có xu hướng mô tả cơn đau bụng kinh từ đau nguyên phát như "co thắt", nhưng mức độ khác nhau ở mỗi người. Đôi khi là những cơn đau quặn dữ dội; đối với phụ nữ mắc nội mạc tử cung thì cơn đau cũng tương tự.

Đau do đau bụng kinh nguyên phát có thể dao động từ rất nhẹ đến đau dữ dội, trong khi mức độ đau trung bình đến càng nặng hơn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, bất kể tuổi tác của họ.

 Đau ngoài kỳ kinh nguyệt

Một loại đau không phổ biến trong đau bụng kinh nguyên phát là đau vùng chậu "không theo chu kỳ" hoặc "theo chu kỳ": Đau bên dưới rốn xuất hiện thường xuyên khi bạn không có kinh nguyệt. Nó có thể không đau mỗi ngày nhưng thường ít nhất một vài lần một tuần.

Đau vùng chậu không theo chu kỳ rất phổ biến ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ nhưng không thường liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

Đau ruột và bàng quang hoặc rối loạn chức năng

Đau ruột và bàng quang là triệu chứng phổ biến của bệnh lạc nội mạc tử cung, và các triệu chứng có thể rất khác nhau. Một số phụ nữ cảm thấy đau vùng ruột hoặc bàng quang trong kỳ kinh nguyệt, trong khi một số khác trải qua cơn đau ngoài kỳ kinh nguyệt.

Hơn một nửa phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tiểu tiện thường xuyên hơn và bị đau khi đi.

Sự thay đổi ruột có thể giống các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm chất thải nhiều hoặc ít hơn bình thường, và phân cứng hơn hoặc tiêu chảy.

Đau do quan hệ tình dục

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị chứng giao hợp đau (Dyspareunia) cao gấp chín lần so với phụ nữ không bị lạc nội mạc tử cung. Điều này thường được cho là deep dyspareunia - giao hợp rất đau, cơn đau xuất hiện ở âm đạo và thường xảy ra trong lúc quan hệ.

Nhiều phụ nữ cũng bị đau rát sau khi quan hệ, có thể kéo dài hàng giờ hoặc ngày.

Cách điều trị đau bụng kinh nguyên phát

Thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen) và viên thuốc ngừa thai là phương pháp điều trị phổ biến cho đau bụng kinh nguyên phát và sẽ rất hiệu quả khi uống đúng cách.

Ngoài ra còn có các hoạt động thể chất khác như yoga và giãn cơ có thể làm giảm chứng đau bụng kinh nguyên phát.

Tôi có bị lạc nội mạc tử cung hay không?

Nếu cơn đau bụng kinh nguyệt là nhẹ và xảy ra ngay trước hoặc trong kì hành kinh, và nó không gây cản trở phải nghỉ việc hoặc nghỉ học, thì nguy cơ lạc nội mạc là thấp. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đều có triệu chứng. Ở phụ nữ không có triệu chứng, lạc nội mạc tử cung thường chỉ được chẩn đoán khi họ gặp phải vấn đề về khả năng sinh sản.

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nhiều biểu hiện triệu chứng chi tiết ở trên, nhưng có một hoặc tất cả các triệu chứng này cũng chưa xác định là bị lạc nội mạc tử cung. Chẩn đoán chính xác về bệnh lạc nội mạc tử được thực hiện bằng phương pháp nội soi, một camera nội soi được đưa vào trong khoang chậu/ bụng để tìm thương tổn lạc nội mạc tử cung.

Có nhiều nguyên nhân khác gây ra một số hoặc tất cả các triệu chứng này, bao gồm cơ tuyến tử cung (mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung), u xơ tử cung (khối u lành tính phát triển từ thành tử cung), hội chứng Vulvodynia (đau âm hộ không rõ nguyên nhân) và hội chứng ruột kích thích (ảnh hưởng đến chức năng của ruột).

Tư vấn bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình:

  • Đau vùng chậu không theo chu kỳ thường xuyên, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau liên quan đến đại tiện hoặc tiểu tiện.
  • Đau bụng kinh không phản ứng tốt với thuốc giảm đau ibuprofen và bạn vẫn cảm thấy đau không thể đi làm hoặc đi học.
  • Đau đột ngột dữ dội sau 18 tuổi.
  • Thay đổi trong chu kỳ, chẳng hạn như chảy máu nhiều hơn bình thường hoặc vào những thời điểm bất thường.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng làm việc bình thường như đi học hoặc làm việc.
  • Đau hoặc các triệu chứng khác, kết hợp với việc mẹ hoặc chị gái bị lạc nội mạc tử cung (nghiên cứu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh nội mạc tử cung cao hơn).

Hay nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn về sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ đa khoa (GP - General Practitioner) hoặc bác sĩ phụ khoa. Họ sẽ phác thảo phương pháp kiểm tra cũng như cách điều trị thích hợp.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...