Dấu ấn sinh học của ung thư miệng được khám phá có thể cứu sống bệnh nhân
Ung thư miệng là một căn bệnh khá phổ biến với tỷ lệ tử vong cao tại các nước đang phát triển, tuy nhiên hiện nay một nhóm các nhà khoa học quốc tế hy vọng phát hiện mới nhất của họ có thể thay đổi được điều này.
Hiện các nhà nghiên cứu từ Đại học Otago và Viện Thống kê dân số Ấn Độ (ISI), đã phát hiện ra các dấu hiệu sinh học khác biệt rõ rệt ở các tế bào ung thư so với các tế bào khỏe mạnh ở bệnh nhân ung thư miệng.
Đồng tác giả Tiến sĩ Aniruddha Chatterjee, thuộc Khoa Bệnh lý của Đại học Otago, cho biết việc tìm thấy những dấu ấn sinh học này có liên quan chặt chẽ đến sự sống sót của bệnh nhân.
Di truyền học (không di truyền ảnh hưởng đến biểu hiện gen) là một cơ chế mạnh mẽ có khả năng thay đổi biểu hiện gen trong tế bào ung thư mà không hề thay đổi DNA và có thể gây ra sự tiến triển của khối u.
Hiện tượng này là tương đối mới và đang được nghiên cứu, đặc biệt là ở ung thư miệng. Vì thế đây là nghiên cứu đầu tiên xác định các dấu hiệu sinh học trong ung thư miệng, bằng cách sử dụng các phương pháp tiên tiến, ông nói.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Epigenomics. Và đã có 16 bệnh nhân ung thư miệng ở Ấn Độ tham gia vào nghiên cứu, họ là những người hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá hay những thói quen khác nhau, và tất cả các bệnh nhân được lấy mẫu của cả hai dạng khối u (bình thường hoặc mô lân cận).
Sau khi phân lập (là quá trình tách riêng) DNA trong các mẫu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những vùng có dấu hiệu sinh học thay đổi trong các tế bào khối u so với các tế bào bình thường.
Nhóm nghiên cứu đang xem xét một cơ chế sinh học, đó là methyl hóa DNA, trong đó có đề cập đến việc bổ sung các nhóm methyl vào DNA. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là "Làm thế nào có thể làm ẩn đi sự biểu hiện của gen và sự lây lan của các tế bào bất thường?"
Tiến sĩ Chatterjee chia sẻ: Bằng cách xác nhận trong một đoàn hệ ung thư lớn hơn, chúng tôi đã tìm ra tập hợp con của những dấu ấn sinh học này có liên quan đáng kể đến tiên lượng xấu của bệnh nhân.
Và những phát hiện này có thể giúp cứu sống hàng ngàn người bằng cách xác định sớm các tế bào ung thư.
Tiến sĩ Roshni Roy thuộc ISI, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: Theo báo cáo về phòng chống ung thư tại Ấn Độ vào năm 2019, trong số 300.000 trường hợp ung thư miệng trên toàn cầu đều liên quan đến đến thuốc lá, trong đó Ấn Độ chiếm 86%.
Chẩn đoán muộn và tiên lượng kém là những vấn đề chính liên quan đến tỷ lệ tử vong cao của căn bệnh ung thư này tại các nước đang phát triển.
Nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm ra sự khác biệt rõ rệt như vậy trong các mô tế bào ung thư miệng so với các mô khỏe mạnh liền kề từ cùng một bệnh nhân.
Cô cho biết thêm: Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các phân tử nhỏ, được gọi là microRNA (tên khoa học là microRNA), đã bị methyl hóa hoặc loại bỏ methyl trong các khối u bệnh nhân (hút thuốc hoặc nhai thuốc lá hoặc thói quen khác nhau), cho thấy can thiệp điều trị có thể khác nhau ở bệnh nhân tùy thuộc việc lạm dụng thuốc lá, cô nói.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn nhấn mạnh sức mạnh hợp tác giữa ISI và Đại học Otago.
Sau dự án, Đại học Otago sẽ xem xét và phát triển các phương pháp - công cụ để phân tích dữ liệu methyl hóa DNA ở quy mô lớn. Bên cạnh đó Giáo sư Bidyut Roy sẽ phối hợp Tiến sĩ Chatterjee và Giáo sư Mike Ecotta, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Bác sĩ Chatterjee chia sẻ: Dự án này rất thú vị vì được phối hợp các nhà khoa học tại Ấn Độ và cùng tìm ra một kết quả hữu ích. Tôi hy vọng những phát hiện này có thể giải quyết các vấn đề quan trọng và cải thiện khả năng sống sót cho bệnh nhân ung thư miệng.