Đái đường

Đái đường

KIỂM TRA SỨC KHỎE (CHÚ Ý NHỮNG TRIỆU CHỨNG DƯỚI ĐÂY)

- Có đi tiểu nhiều lần không?

- Có hay cảm thấy khô miệng không?

- Có hay cảm thấy bụng rỗng không?

- Có dễ bị mệt và cảm thấy toàn thân mệt mỏi không?

- Có bị tê chân không?

- Có bị chóng mặt khi đứng dậy không?

- Có thường bị đi ngoài hoặc táo bón không?

- Mắt có bị mờ không?

- Mặt hoặc chân tay có bị phù không?

Nếu có những triệu chứng trên thì bạn đi kiểm tra, bởi vì, có thể bạn đã bị mắc bệnh đái đường được mệnh danh là “bệnh văn minh hiện đại”.

Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đái đường luôn tăng cao, theo điều tra cho thấy, trong số những người ở độ tuổi 40 trở lên, cứ 10 người thì lại có 1 người mắc bệnh đái đường. Số người mắc bệnh đái đường đã tăng hơn 10 lần so với cách đây 30 năm.

Tuyến tụy trong cơ thể tiết ra một chất gọi là insulin, nhưng những người mắc bệnh đái đường không thể tiết ra đủ lượng insulin cần thiết, hoặc hoạt động của insulin không tốt (sức đề kháng của insulin), bởi vậy, không thể tận dụng có hiệu quả lượng đường được đưa vào trong cơ thể qua thức ăn, làm cho lượng đường trong máu vượt qua mức bình thường, dẫn đến hiện tượng tăng cao mang tính thường xuyên.

Để tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài quá lâu, sẽ phát sinh các triệu chứng như đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, ăn nhiều và giảm cân… gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống bình thường.

Bệnh đái đường còn có thể biến chứng thành các bệnh như thần kinh, thận… Người bệnh sẽ có các triệu chứng như tê hoặc đau chân tay, nhiễm vi rút, mắt mờ… khi đã ở vào mức độ đó mới tiến hành điều trị thì bệnh đã ở vào giai đoạn muộn.

Bởi vậy, những người mắc bệnh đái đường phải được sớm điều trị để khống chế đường máu, ngăn ngừa các bệnh khác phát sinh.

NHỮNG NGƯỜI DỄ MẮC BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG

 

- Có người nhà mắc bệnh đái đường.

- Có thói quen hay ăn thật no.

- Thích ăn và ghét ăn nhiều loại thức ăn.

- Ăn không theo quy luật.

- Hay ăn bên ngoài.

- Thích những thức ăn từ thịt hoặc nhiều mỡ.

- Hay uống nước giải khát có đường.

- Uống nhiều rượu.

- Béo phì.

- Ít vận động.

- Áp lực về tinh thần.

- Hay thức đêm.

- Cao huyết áp.

- Mỡ máu cao.

NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH CÓ LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN TỤY

Tuyến tụy dài khoảng 15cm, nặng khoảng 70 – 100g, trông giống như 1 chiếc sáo, đỉnh nối liền với ruột tá. Tuyến tụy có hai chức năng là bài tiết ngoại và bài tiết nội, bài tiết ngoại là chỉ chức năng bài tiết dịch tụy đến đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn, chức năng bài tiết nội là chỉ chức năng bài tiết các kích thích tố như insulin.

Chức năng có liên quan đến bệnh đái đường là chức năng bài tiết nội. Trong tuyến tụy có tập đoàn tế bào phân bố giống như những hòn đảo nhỏ, gọi là đảo dịch tụy. Tế bào trong đảo dịch tụy có thể sản sinh ra một loại protein, gọi là insulin, là loại kích thích tố duy nhất trong cơ thể người có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Trong tình trạng bình thường, khi lượng đường trong máu lên cao, lượng insulin của tế bào tiết ra nhiều hơn và ngược lại sẽ giảm đi khi lượng đường trong máu. Như thế, lượng đường trong máu luôn được giữ ở một mức cân bằng tương đối.

Tuy nhiên, khi cơ thể gặp phải những ảnh hưởng của các kiểu nhân tố môi trường trong và ngoài, gây ra tình trạng insulin bài tiết ra không đủ hoặc chất lượng của insulin bài tiết ra giảm xuống, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Khi lượng đường trong máu tăng cao quá giới hạn cho phép nhất định, đường glucose sẽ bị thải ra ngoài theo nước tiểu, đây chính là bệnh đái đường.

BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG CHỦ YẾU DO YẾU TỐ DI TRUYỀN VÀ THÓI QUEN SỐNG GÂY RA

 

Bệnh đái đường được chia thành hai loại: loại thứ nhất là do ngừng bài tiết insulin (IDDM), loại thứ hai là do insulin có bài tiết nhưng không đủ hoặc không có đủ tác dụng (NIDDM), còn một số ít các trường hợp mắc bệnh là do các nguyên nhân khác gây ra.

NIDDM

Có đến 95% người mắc bệnh đái đường thuộc loại này, bởi vì, những người mắc bệnh đái đường do yếu tố di truyền, nếu lại có thêm các nhân tố khác ảnh hưởng như: ăn uống quá mức, béo phì, vận động không đủ lượng, áp lực tinh thần quá lớn… thì sẽ làm cho chức năng của đảo dịch tụy dần dần giảm sút, độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin cũng giảm xuống, cuối cùng dẫn đến bệnh đái đường. Do những người mắc bệnh thuộc loại này đa phần đều ở độ tuổi trung niên và người già nên còn được gọi là bệnh đái đường kiểu người trưởng thành. Tuy nhiên, những năm gần đây, số bệnh nhân mắc bệnh đái đường là thanh niên và trẻ nhỏ có chiều hướng gia tăng.

IDDM

Bệnh đái đường thuộc loại này thường xuất hiện đột ngột, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Do một nguyên nhân nào đó mà chức năng của tế bào đảo dịch tụy gặp trở ngại, làm dừng việc bài tiết insulin, kết quả là lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Sau khi xuất hiện tình trạng này, nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gặp trở ngại của tế bào đảo dịch tụy có thể là do nhiễm vi rút hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể xuất hiện tình trạng khác thường.

BÉO PHÌ VÀ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG

 

- Ăn quá nhiều và vận động ít sẽ dễ dẫn đến béo phì, có thể gây ra bệnh đái đường. Bản thân béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đái đường.

- Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là năng lượng quá thừa, tế bào mỡ dưới da của những người béo phì sẽ tích lũy mỡ một cách nhanh chóng, tế bào trở nên béo và to, lượng insulin mà các tế bào mỡ này hấp thụ sẽ giảm đi, làm cho insulin không thể phát huy hết tác dụng, từ đó dẫn đến bệnh đái đường.

- Đối với bệnh béo phì, ngoài kiểu mỡ dưới da tăng lên còn có kiểu mỡ trong nội tạng, tức là chỉ trạng thái các cơ quan nội tạng bị mỡ bao bọc, những người béo phì sau tuổi trung niên đa phần đều thuộc loại này, hiệu ứng sinh lí của insulin đều giảm thấp.

TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG LÀ “3 NHIỀU 1 ÍT”.

 

Bệnh đái đường thuộc kiểu NIDDM thường không có triệu chứng rõ rệt, bởi vậy, người bệnh ở giai đoạn đầu đa phần không cảm nhận được mình mắc bệnh, tuy nhiên, sau khi bệnh tiến triển đến một mức độ nhất định, các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện. Triệu chứng điển hình là “3 nhiều 1 ít”, tức là, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, ăn nhiều và thể trọng giảm.

Đầu tiên, lượng nước tiểu sẽ tăng lên, số lần đi tiểu cũng tăng lên, cảm giác luôn thấy khát nước, uống nhiều nước. Khi lượng đường trong máu tăng lên, lực thẩm thấu máu cũng theo đó tăng lên, lượng nước có trong các tế bào bên trong cơ thể sẽ chạy vào trong mạch máu, quá trình trao đổi nước tiểu sẽ bị ảnh hưởng, sản sinh ra một lượng lớn nước tiểu, từ đó dẫn đến triệu chứng mất nước.

Ngoài ra, lượng đường lưu trong cơ thể không thể chuyển hóa thành năng lượng, bởi vậy, sẽ có cảm giác đói bụng, sẽ ăn nhiều lên, nhưng kết quả chỉ là lượng đường trong máu tăng cao, lại không thấy béo lên, ngược lại trọng lượng cơ thể lại giảm đi. Tình trạng đó là do cơ thể không thể tạo ra đủ năng lượng gây nên bởi vậy, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

Khi bệnh tiến triển xấu đi, sẽ xuất hiện những trở ngại về hệ thần kinh như: tê chân tay, đau chân tay, chuột rút bắp chân, khi đứng bị chuột rút… nếu không tích cực điều trị còn có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như mờ mắt, yếu thận…

Những người bệnh thuộc loại IDDM khi mắc bệnh thường có các biểu hiện bệnh lý như: đột nhiên khát nước, chán ăn, nôn ọe, đau bụng, mệt mỏi, thậm chí đột nhiên hôn mê, phải điều trị tiêm insulin ngay.

BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG Ở TRẺ EM

 

- Bệnh đái đường ở trẻ em không giống với người lớn, thường là loại IDDM, trung bình cứ 5000 trẻ em mới có 1 em mắc bệnh.

- Khi trẻ phát bệnh, đa phần thường có những biểu hiện tự giác như: khát nước, đi tiểu nhiều lần… đôi khi có thể đái dầm. Nếu không điều trị, cân nặng sẽ giảm, nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.

- Bệnh đái đường loại IDDM ở trẻ em cần phải điều trị bằng tiêm insulin, chỉ cần duy trì cách điều trị này, trẻ có thể sống bình thường như những trẻ em khác. Nên nói cho trẻ biết điều đó, giải tỏa những lo lắng về tâm lý cho trẻ. Ngoài ra, ngoại trừ trẻ quá béo, bằng không không cần khống chế nghiêm ngặt nhiệt lượng như người lớn, cần phải để cho trẻ có đầy đủ dinh dưỡng.

Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh đái đường loại IDDM ở trẻ em có chiều hướng gia tăng, bởi vậy, ngoài việc chú ý đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ, cũng nên tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động cho trẻ.

CĂN CỨ CHẨN ĐOÁN CHÍNH CỦA BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG LÀ XÉT NGHIỆM MÁU

 

Bệnh đái đường loại NIDDM khi ở giai đoạn đầu không thể tự phát hiện được các triệu chứng, bởi vậy, thường chỉ phát hiện được bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe.

Xét nghiệm tiểu đường

Là kiểm tra xem có đường glucose trong nước tiểu hay không. Khi lượng đường trong máu tăng quá 160mg/phút, trong nước tiểu sẽ xuất hiện đường. Khi xét nghiệm nên tiến hành vào buổi sáng lúc chưa ăn, đó là lúc lượng đường trong máu thấp nhất trong ngày, nếu tối hôm trước ăn muộn thì dù không bị tiểu đường cũng xuất hiện hiện tượng tiểu đường. Bệnh đái đường khi ở giai đoạn đầu sẽ không xuất hiện tiểu đường. Bởi vậy, kết quả xét nghiệm tiểu đường chỉ mang tính chất tham khảo, chứ không thể lấy làm căn cứ xem có mắc bệnh đái đường hay không.

Xét nghiệm đường trong máu

Là kiểm tra nồng độ đường glucose trong máu. Những người được kiểm tra thấy có đường trong nước tiểu xét nghiệm đồng thời trong quá trình khám có nghi ngờ mắc bệnh đái đường đều nên tiến hành xét nghiệm đường trong máu. Có thể xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn và xét nghiệm bất kỳ. Khi lượng đường trong máu đạt mức 110mg/phút vào buổi sáng khi chưa ăn thì có khả năng đã mắc bệnh đái đường, nên xét nghiệm chi tiết hơn, nếu trên mức 126mg/phút thì có thể chẩn đoán là bệnh đái đường. Khi làm xét nghiệm bất kỳ mà lượng đường trong máu ở mức 200mg/phút thì cũng có thể chẩn đoán là bị bệnh đái đường.

Một cách khác để kiểm tra là phương pháp OGTT. Phương pháp này có thể chẩn đoán chính xác hơn nữa bệnh đái đường. Phương pháp này được tiến hành như sau: buổi sáng trước khi ăn, pha 75g đường glucose với 250 – 300ml nước, rồi uống, sau 2 tiếng kiểm tra lượng đường máu ở tĩnh mạch. Nếu lượng đường trong máu ở mức 200mg/phút trở lên có thể chẩn đoán là bệnh đái đường, những người ở mức > 139mg/phút được coi là bình thường, 140 – 199mg/phút được coi là bất thường. (IGT)

Kiểm tra sự thay đổi nồng độ Insulin trong máu

Những người mắc bệnh đái đường ở mức độ nhẹ, sau khi uống 1 cốc nước đường glucose khoảng 30 phút có thể thấy tốc độ tăng insulin trong máu chậm hơn so với người bình thường. Nếu sự bài tiết insulin không có gì bất thường nhưng lượng đường trong máu vẫn tăng cao thì nên cân nhắc xem liệu có phải mình đã mắc về gan hoặc tuyến giáp hay không.

Bệnh đái đường sẽ kéo theo nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.

BỆNH VỀ THẦN KINH

Khi xuất hiện các triệu chứng như tê chân tay, đầu ngón chân lạnh, đau… đó có thể là bệnh biến thần kinh liên quan đến bệnh đái đường. Đây là triệu chứng thần kinh, cảm giác xuất hiện trở ngại, đặc trưng của nó là xuất hiện đều cả bên trái bên phải, cảm giác mạnh nhất là vào ban đêm.

Vào giai đoạn đầu, chỉ cần khống chế lượng đường trong máu là có thể ổn định được tình trạng bệnh, nhưng nếu cứ để vậy mà không chú ý đến tình trạng bệnh thì bệnh sẽ phát triển đến mức đau không ngủ được cả đêm. Nếu bệnh phát triển đến mức độ đó mà vẫn không tiến hành điều trị thì khi bạn bị đứt chân tay hoặc bị bỏng sẽ không còn có cảm giác đau, nếu như để bệnh phát triển đến mức này thì quả là rất phiền phức. Bệnh đái đường rất dễ gây ra nhiễm khuẩn, chỉ cần 1 vết thương nhỏ cũng có thể làm nhiễm trùng, sưng tấy… thậm chí có thể làm nguy hiểm đến tính mạng.

Mặt khác, khi thần kinh tự chủ gặp phải trở ngại, sẽ xuất hiện các triệu chứng như chuột rút, ra mồ hôi bất thường, viêm bàng quang, viêm thận… còn có thể bị đi ngoài, táo bón xen kẽ nhau.

BỆNH VỀ VÕNG MẠC

 

Nguyên nhân thường gặp đối với bệnh mù ở người trưởng thành là bệnh biến võng mạc do bệnh đái đường gây ra. Giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện gì, rất nhiều người chỉ phát hiện ra tình trạng bất thường khi kiểm tra mắt trong quá trình kiểm tra sức khỏe.

Đây chính là bệnh do các vi mạch máu của võng mạc gặp trở ngại do tình trạng lượng đường trong máu tăng cao được duy trì, khi bệnh phát triển đến một mức độ nhất định, người bệnh sẽ cảm thấy mắt nhìn không còn được rõ.

BỆNH VỀ THẬN

 

Tiểu cầu thận được cấu thành từ những mạch máu nhỏ cuốn vào nhau tạo thành dạng cầu bên trong thận, tiểu cầu thận có thể lọc máu, bài tiết những chất không cần thiết mà cơ thể sản sinh ra và lượng nước thừa ra ngoài, cũng tức là hình thành ra nước tiểu.

Khi lượng đường trong máu không được khống chế, các mạch máu nhỏ của tiểu cầu thận gặp phải trở ngại, sẽ xuất hiện các hiện tượng như: trong nước tiểu có chứa protein hoặc không thể đi tiểu được… gọi là suy thận.

Bệnh thận do đái đường gây ra thường gặp ở những bệnh nhân đã mắc bệnh đái đường trên 10 năm, biểu hiện đầu tiên là huyết áp hoặc cholesterol tăng, dẫn đến cơ thể bị phù. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện triệu chứng chức năng thận suy giảm, phải tiến hành lọc máu nhân tạo, hay còn gọi là rửa thận. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, những người mắc bệnh thận do đái đường gây ra, trong nước tiểu được thải ra ngoài có thể kiểm tra thấy sự tăng lên của protein, căn cứ vào đó có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn đầu.

XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH

 

Sau khi mắc bệnh đái đường, do insulin không phát huy đủ tác dụng, làm cho quá trình trao đổi mỡ trở nên không bình thường, dẫn đến tình trạng mỡ trong máu cao. Những người có lượng đường trong máu cao, máu rất dễ đông, bởi vậy những người mắc bệnh đái đường rất dễ bị xơ cứng động mạch. Sau khi bị xơ cứng động mạch rất dễ bị mắc các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như não trung phong…

Vận dụng tất cả các liệu pháp điều trị để khống chế lượng đường trong máu, phòng tránh các bệnh phát sinh do đái đường.

Trọng điểm của việc điều trị bệnh đái đường là khống chế lượng đường trong máu, để phòng tránh việc phát sinh các bệnh kéo theo. Sau khi mắc bệnh đái đường sẽ rất khó điều trị tận gốc, bởi vậy, phải có biện pháp để sống chung với nó.

Phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh đái đường loại NIDDM là liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động và liệu pháp dùng thuốc. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của bệnh đái đường, nếu kiểm soát chế độ ăn uống kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động ở mức độ thích hợp… thì có thể đạt được mục đích trị liệu, thậm chí không cần phải dùng thuốc.

Đối với loại IDDM thì phải tiêm insulin. Do ngày nào cũng phải tiêm nên phải áp dụng phương pháp tự mình tiêm. Mỗi người dùng thuốc không giống nhau, lượng thuốc, số lần tiêm, và thời gian… đều phải dựa vào chỉ dẫn của bác sĩ, phải tuân theo một cách nghiêm túc. Hiện nay, giới y học đang tích cực phát triển phương pháp không phải tiêm thuốc hàng ngày.

Bước đầu tiên để điều trị bệnh đái đường là liệu pháp ăn uống. Liệu pháp ăn uống khác với hạn chế ăn uống, trong quá trình điều trị, không phải kiêng ăn món gì, quan trọng là phải chú ý cân bằng dinh dưỡng và năng lượng đưa vào cơ thể.

Thỏa thuận cùng bác sỹ rồi quyết định lượng nhiệt lượng cần thiết cho 1 ngày, tùy vào độ tuổi, giới tính, mức độ béo, gầy, nghề nghiệp mà nhiệt lượng cần thiết sẽ khác nhau, nhất là đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển càng phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng.

Thứ hai, phải chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng lý tưởng nhất là đường chiếm 60%, protein chiếm từ 15% – 20%, chất béo chiếm từ 20% - 25%.

Đường không chỉ đường cát, những thực phẩm như bột mì, kẹo… có thể tiêu hóa thành đường glucose trong cơ thể đều được tính là đường. Các đồ ăn như cơm, bánh mì, các loại mì, các loại khoai, các loại đỗ, bí đỏ, hoa quả… đều có chứa đường.

Protein không thể tích trữ được trong cơ thể, nếu ăn quá nhiều sẽ biến thành mỡ tích lại trong cơ thể, bởi vậy, mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng vừa đủ.

Chất béo chia thành acid béo no và acid béo không no, ăn quá nhiều những thức ăn có chứa nhiều acid béo no như những thức ăn có nhiều bơ và thịt là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ cứng động mạch. Bởi vậy nên ăn ít những thức ăn loại này.

Ngoài ra, nên chú ý đến việc cân bằng các chất như vitamin, khoáng chất, chất xơ… ngoài các loại rau xanh, nên ăn nhiều hải đới, các loại đậu, hoa quả… Chất xơ có tác dụng làm chậm sự hấp thụ đường của ruột, rất có lợi cho việc điều trị bệnh đái đường. Tốt nhất nên lên kế hoạch chi tiết về số bữa ăn và lượng ăn trong mỗi bữa, món điểm tâm và rượu cũng phải tính vào trong tổng nhiệt lượng cần cho một ngày.

LIỆU PHÁP VẬN ĐỘNG

 

Là một liệu pháp không thể thiếu trong điều trị bệnh đái đường. Khi vận động, cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng, nhất là vận động với một mức thích hợp sẽ làm tiêu hao lượng đường tích trữ trong cơ thể trước tiên, sau đó mới đến đường glucose trong máu. Có nghĩa là vận động có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Nhưng khi vận động quá mạnh, gan sẽ tiết ra đường để bổ sung, bởi vậy, sau khi vận động mạnh, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Hơn nữa, căn cứ vào tình hình bệnh hoặc các bệnh kéo theo, vận động quá sức đôi khi có thể làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn. Bởi vậy, liệu pháp vận động nên tiến hành phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp vận động đơn giản nhất là đi bộ. Đi bộ hơi nhanh một chút để có thể ra mồ hôi là tốt nhất. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 20 – 30 phút, tốc độ đi khoảng 80m/phút là thích hợp.

Ngoài ra, khi tập thể thao, bơi lội hoặc chạy chậm, chỉ cần chú ý không nên tập quá mức, sẽ có ích cho các bệnh nhân mắc bệnh đái đường. Theo tiêu chuẩn thì mạch đập trên 100 lần/phút, số lần đập nhiều nhất trong 1 phút không được vượt quá. Ví dụ 180 lần/phút bạn 40 tuổi, mạch đập không được vượt quá 140 lần/phút.

LIỆU PHÁP DÙNG THUỐC

Bệnh đái đường loại NIDDM khi không thể khống chế lượng đường trong máu bằng liệu pháp vận động hoặc liệu pháp ăn uống thì phải áp dụng liệu pháp khống chế bằng thuốc. Thuốc gồm hai loại: thuốc uống để giảm đường và thuốc tiêm insulin, nhưng cho dù là loại nào thì đều phải kết hợp với liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động.

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG

Những phụ nữ mắc bệnh đái đường vẫn có thể sinh đẻ như những người bình thường, tuy nhiên, trước khi có thai phải bắt đầu theo dõi lượng đường trong máu một cách nghiêm ngặt dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Những người đang dùng thuốc uống, khi có thai nên chuyển sang thuốc tiêm, bởi vì, thuốc uống có thể đi qua nhau thai, thuốc tiêm thì không.

Khi mang thai, ngoài việc kiểm tra nước tiểu định kỳ, kiểm tra máu và võng mạc, trọng lượng cơ thể chỉ nên tăng 8kg, không được vượt quá 10kg. Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ dễ tăng cao, bởi vậy, việc khống chế thể trọng là hết sức quan trọng.

Có một số người, khi mang thai mới bị mắc bệnh tiểu đường, gọi là bệnh đái đường thai sản. Đái đường thai sản đa phần sẽ khỏi sau khi sinh nhưng nếu không chú ý đến thói quen sinh hoạt thì sau khi bước vào tuổi trung niên, nguy cơ mắc bệnh đái đường là rất cao.

CẤP CỨU HÔN MÊ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG

Những người mắc bệnh đái đường nếu bình thường không chú ý sinh hoạt và dùng thuốc có quy luật thì tình trạng bệnh có khả năng đột ngột xấu đi, nghiêm trọng nhất là hôn mê. Khi xuất hiện tình trạng này phải xử lý ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bình thường, người bệnh và người nhà cần phải chú ý đến những triệu chứng đột ngột xuất hiện, kịp thời áp dụng các biện pháp đúng đắn. Nguyên nhân dẫn đến hôn mê được chia thành hai loại: hôn mê do lượng đường trong máu cao và hôn mê do lượng đường trong máu thấp (hay còn gọi là hạ đường huyết).

HÔN MÊ DO LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU CAO

Bệnh đái đường khi phát triển đến một mức độ nhất định, bắt buộc phải uống thuốc hạ đường và tiêm insulin, nếu ngừng dùng thuốc một cách tùy tiện, insulin trong cơ thể thiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê. Thiếu insulin, đường glucose mà cơ thể hấp thụ sẽ không thể chuyển hóa thành nhiệt lượng, bởi vậy, không thể phân giải được chất béo và protein tích trữ trong cơ thể, dẫn đến thể axeton tính acid được sinh ra trong máu, tích lại trong cơ thể tạo ra tình trạng trúng độc, đại não thiếu năng lượng, dẫn đến tình trạng buồn ngủ thậm chí là hôn mê.

Tuy hiện nay đã có thể khống chế lượng đường trong máu qua việc dùng thuốc nhưng vẫn có khoảng 4% người bệnh chết vì bị hôn mê, bởi vậy phải nghiêm cấm người bệnh tự thay đổi liều lượng thuốc hoặc dừng uống hoặc tiêm thuốc.

Ngoài ra, khi ăn uống quá nhiều hoặc quá mệt mỏi, khi mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, làm vô hiệu thuốc hạ đường cũng dễ xuất hiện tình trạng hôn mê. Bởi vậy, người bệnh phải rất chú ý đến chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe, khi xuất hiện hiện tượng bất thường phải kịp thời liên lạc với bác sĩ.

HÔN MÊ DO HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hôn mê do hạ đường huyết còn nghiêm trọng hơn hôn mê do lượng đường trong máu cao, nguyên nhân thường là do sử dụng lượng insulin hoặc thuốc hạ đường quá nhiều, đôi khi cũng có thể là do bệnh gan hoặc là do ngộ độc thuốc gây ra.

Năng lượng của não có được gần như toàn bộ đều do lượng đường trong máu cung cấp, nếu đường trong máu hạ do dùng thuốc, não sẽ ngay lập tức bị tổn thương và xuất hiện những trở ngại về ý thức. Hạ đường huyết cấp có thể xuất hiện các triệu chứng như: dạ dày bị lạnh, sợ hãi, ra mồ hôi… nếu không chú ý đến tình hình bệnh thì có thể dẫn đến triệu chứng buồn ngủ, hôn mê, co giật… Dù lượng đường trong máu không bị hạ cấp thì cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, mờ mắt…

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì phải kịp thời bổ sung đường hoặc nước hoa quả, nếu không kịp thời xử lý, có thể để lại các di chứng, bởi vì các tế bào thần kinh não nếu bị tổn thương thì không thể nào khôi phục lại được.

HỎI ĐÁP


Hỏi:

Người bị bệnh đái đường cần bao nhiêu nhiệt lượng 1 ngày?

Đáp:

Tùy vào độ tuổi, cân nặng, nghề nghiệp… mà lượng nhiệt lượng cần thiết cho 1 người trong ngày cũng khác nhau. Sau tuổi trung niên, ví dụ, 1 người cân nặng 60kg làm những công việc nhẹ nhàng như ngồi văn phòng hoặc những bà nội trợ, mỗi ngày cần 1500 – 1800 kcal, những người làm các công việc lao động hơi nặng thì cần 1800 – 2000 kcal, những người làm các công việc nặng thì cần từ 2100 kcal trở lên.


Hỏi:

Bị mắc các bệnh do đái đường gây ra, cần phải có chế độ ăn uống như thế nào?

Đáp:

khi đã xuất hiện hiện tượng huyết áp cao, ngoài việc duy trì liệu pháp ăn uống đối với bệnh đái đường, còn phải khống chế lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày ở mức dưới 7g, khi ăn mì, cố gắng không nên uống canh, không nên ăn các loại đồ ăn ngâm mặn… khi mắc bệnh mỡ trong máu cao, ngoài việc chú ý đến vấn đề ăn uống, người bệnh nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng, thịt mỡ… Khi có vấn đề về thận, nếu bệnh tình nhẹ, có thể giảm lượng muối và protein đưa vào trong cơ thể hàng ngày, nếu nghiêm trọng thì phải điều trị theo liệu pháp ăn uống đối với bệnh thận, bởi vì, liệu pháp ăn uống ở bệnh thận khác với bệnh đái đường, bởi vậy, nên bàn bạc với bác sĩ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...