Đại cương về bệnh thận

Đại cương về bệnh thận

1. Khái niệm chung

Nhiều người sinh ra chỉ có một trái thận, còn trái kia bà mụ mãi vui chơi quên không gắn vào.

Thực ra, mỗi người chỉ cần một trái thận là đủ để hoàn tất những nhiệm vụ căn bản. Nhưng Thượng đế đã nghĩ đến việc một lúc nào đó, một trái thận sẽ được hiến dâng cho người thân khi mà cả hai trái thận của họ suy hư. Cho nên, Ngài ban cho mỗi người hai trái, nằm hai bên xương sống, sau bụng, cho cân bằng.

1.1. Giải phẫu thận

Thận chỉ nhỏ bằng nắm tay một em bé, hình hạt đậu, màu hồng nhạt, nửa đỏ nửa nâu, nặng khoảng 115 gram. Cấu tạo chính của thận là cả triệu những tiểu cầu thận tỉnh vi, nhỏ bé mà mỗi ngày có tới gần hai trăm lít chất lỏng với đủ các thành phần hóa chất lọc qua và khoảng 1,5 lít nước tiểu được thận bài tiết ra ngoài.

1.2. Chức năng chung của thận

Tuy nhỏ bé nhưng thận có những chức năng rất quan trọng.

Nhiệm vụ căn bản của thận là điều hòa toàn thể khối chất lỏng trong cơ thể, cân bằng nồng độ acid/kiểm; sa thải các cặn bã như urea, uric acid, creatinine, ammonia; giữ lại chất dinh dưỡng đường glucose, đạm, hồng huyết cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Nếu chức năng này ngưng khoảng hai tuần là con người có thể mệnh một.

Thận tiết ra những kích thích tố để kiểm soát sự xuất nhập của nước, khoáng sodium và potassium. Thận giúp giữ huyết áp bình thường; góp phần vào việc cấu tạo hồng huyết cầu. Thận cũng liên quan tới việc sử dụng khoáng calcium và phosphore trong tiến trình tạo xương. Thận còn liên hệ tới sự cấu tạo hồng cầu ở tủy sống với kích thích tố erythropoietin do thận tiết ra.

Thận là cơ quan loại bỏ những chất thải độc hại đối với cơ thể, duy trì sự cân bằng của nước, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như canxi, kali, natri. Tất cả những chức năng cần thiết đối với cơ thể này đều do hai quả thận đảm nhận.

Không như quả tim mà người ta có thể nghe nhịp đập, hay dạ dày đôi khi gây cảm giác đau, thận hoạt động âm thầm. Do thận có khả năng hoạt động bù trừ rất tốt, chỉ với 3/5 quả thận, nó có thể hoạt động chức năng bình thường, đảm bảo cân bằng nội môi trong cơ thể. Do đó, cho đến một ngày nào đó nó bộc phát, biểu hiện bất thường trên lâm sàng thì phần nhu mô thận bị tổn thương thực sự đã khá lớn.

Chức năng đầu tiên của thận là lọc máu nhằm loại bỏ những chất độc. Tốc độ lọc máu qua cầu thận là khoảng 120 ml/ phút. Cứ khoảng mỗi phút, một lít máu đi qua thận. Các chất bổ dưỡng được giữ lại, các chất khác được lọc ra qua đường hệ thống cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Nước tiểu đầu có thành phần gần giống như huyết tương nhưng tỉ lệ albumin nhỏ hơn rất nhiều. Các thành phần cần thiết tiếp tục được tái hấp thu qua hệ thống ống góp bao gồm ống lượn gần, ống góp, ống lượn xa. Cuối cùng, tạo thành nước tiểu, được đưa xuống bàng quang và thải ra ngoài.

Thận điều hòa việc bổ sung khoáng chất và duy trì sự cân bằng về nước, điện giải trong cơ thể. Khi chức năng thận bị suy, cơ thể sẽ bị mất cân bằng kiềm toan, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Thận còn sản xuất hormone như erythropoietin, ezym và vitamin. Erythropoletin tham gia vào quá trình điều hòa sản sinh hồng cầu. Phức hợp cận cầu thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp cơ thể.

1.3. Nguyên nhân gây bệnh thận

- Bệnh cao huyết áp.

- Tiểu đường.

- Một số căn bệnh nhiễm trùng.

- Việc tiêu thụ thuốc quá mức.

Nhưng căn bệnh suy thận mạn tính chỉ xuất hiện ở giai đoạn gần cuối.

1.4. Các bệnh lý thường gặp

- Viêm cầu thận cấp.

- Viêm cầu thận mạn.

- Viêm thận bể thận cấp. 

- Viêm thận bể thận mạn.

- Viêm ống thận cấp.

- Hội chứng thận hư. 

- Sỏi thận tiết niệu.

- Suy thận cấp.

- Suy thận mạn.

- Thận ứ nước.

- Thận đa nang.

1.5. Hậu quả của bệnh thận

Ở giai đoạn nghiêm trọng nhất, cuộc sống của bệnh nhân suy thận bị đe dọa do ứ đọng các chất thải độc hại trong máu làm nồng độ các chất này tăng rất cao trong huyết thanh, các chất đặc hiệu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh thận là ure và creatinin, gây ra hội chứng ure máu cao, nặng hơn bệnh nhân có thể dẫn tới hôn mê thận. Tới giai đoạn này, cần được điều trị bằng phương pháp lọc thẩm tách (chạy thận nhân tạo) hay ghép thận.

2. Một số bệnh lý thường gặp và dinh dưỡng liên quan tới bệnh thận

2.1. Suy thận

Khái niệm:

Với các sinh hoạt bình thường và với sự chăm sóc, giữ gìn của con người thì thận có thể tồn tại và làm việc cho đến khi chủ nhân hai năm mươi. Nhưng, cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, thận có thể bị suy yếu hư hao vì nhiều lý do.

Chức năng bài tiết của thận giảm một cách tự nhiên theo nhịp độ hóa già của cơ thể. Tới tuổi 70 thì con số tiểu cầu thận giảm, lượng máu qua thận cũng bớt đi và thận đã có một vài khó khăn đáp ứng với sự thay đổi hóa chất trong máu. Bình thường, thận có thể tiếp tục nhiệm vụ bài tiết dù chỉ còn lại vài chục phần trăm tiểu cầu lọc. Các tiểu cầu này sẽ lớn lên và làm việc gấp đôi gấp ba để bù đắp cho các tiểu cầu đã hư hao.

Thận có thể bị viêm do các tác nhân hóa học, dược phẩm, vật lý hay tác nhân gây nhiễm. Bệnh ngoài thận như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc một cản trở lưu thông máu tới thận cũng đủ để làm thận không làm việc được..

Hậu quả của suy thận:

Hậu quả của suy thận là sự ứ đọng các chất bã trong máu, nhất là loại urea, sản phẩm phụ của dinh dưỡng đạm chất.

Thận suy từ từ. Lúc đầu hầu như không có dấu hiệu. Rồi một số bệnh nhân cảm thấy hơi mỏi mệt, hay đi đái ban đêm vì thận không còn khả năng cô đọng nước tiểu; bàn chân hơi sưng, huyết áp hơi lên cao, hồng cầu hơi giảm.

Khi bệnh trầm trọng thì các biến chứng cũng leo thang: Huyết áp cao vọt, nhịp tim loạn xạ, thiếu hồng cầu, xương yếu dễ gãy, xuất huyết bao tử, băng huyết vì máu loãng, mất chất dinh dưỡng. Khoáng sodium và potassium bị giữ lại trong cơ thể. Nhiều sodium quá đưa đến cao huyết áp, sưng phù chân. Potassium cao làm nhịp tim đập loạn.

Bệnh nhân ói mửa, mất ký trở nên suy yếu dần nếu không được chữa chạy kịp thời. Khi đã đến giai đoạn cuối của thận suy thì chỉ còn có cách thay thận hoặc thẩm tách huyết (Hemodialysis) mà một trong nhiều công dụng là để loại bỏ potassium và urea quá cao trong máu.

Dinh dưỡng với suy thận:

Dinh dưỡng trong suy thận có vai trò rất quan trọng và tập trung vào các mục đích sau đây:

a- Tránh cho thận khối làm việc quá sức;

b- Tránh suy dinh dưỡng mà vẫn giữ sức nặng bình thường của cơ thể;

c- Tránh mất thăng bằng khoáng sodium và potassium;

d- Tránh máu nhiễm hóa chất bã tre.

Cặn bã của đạm chất trong chuyển hóa là urea mà thận phải loại ra ngoài. Ăn càng nhiều đạm chất thì cặn bã urea càng cao, và thận càng phải làm việc khó nhọc hơn để bài tiết ra ngoài. Tiêu thụ chất đạm tăng hay giảm tùy theo tình trạng suy thận... Với suy thận kinh niên thì có việc hạn chế chất đạm trong phần ăn.

Chất đạm cho người bệnh phải có phẩm chất tốt, với đủ các loại amino acid. Thịt động vật hội đủ điều kiện này hơn chất đạm từ thực vật. Nhưng người bệnh vẫn cần một số calories căn bản, nên khi giảm đạm, ta có thể tăng carbohydrates hoặc chất béo loại không bão hòa.

Vì suy thận có khuynh hướng giữ sodium và potassium trong máu, nên trong thực phẩm cần giới hạn hai muối khoáng này để tránh phù nước và các biến chứng khác.

Sự hấp thụ calcium tùy thuộc vào mức độ phosphore trong máu. Trong suy thận, phosphore bị giữ lại, đưa đến giảm calcium. Mà không thể tăng calcium lại không tăng phosphore trong thực phẩm, nên người suy thận cần uống thêm khoảng 500mg calcium mỗi ngày, có thể tránh được biến chứng suy yếu xương.

Nước uống cũng cần được cân bằng với nước mất đi qua tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở..

Ngoài ra người bệnh cũng cần dùng thêm các sinh tố C,B, acid folic mà không cần uống thêm các sinh tế hòa tan trong mỡ như sinh tố A, E, K.

Một chế độ dinh dưỡng cho người suy thận rất phức tạp, nên người bệnh cần phải lấy ý kiến của chuyên viên dinh dưỡng cũng như từ bác sĩ đang săn sóc mình. Mỗi cá nhân cần có một khẩu phần riêng biệt, thích hợp với bệnh tình của mình.

2.2. Sỏi thận

Khái niệm:

Theo thống kê, trung bình có 10% nam giới và 3% nữ giới đều bị sỏi thận ít nhất một lần trong đời.

Có bốn loại sỏi thận tùy theo hóa chất cấu tạo sỏi. Mặc dù triệu chứng các loại sỏi giống nhau nhưng nguyên nhân cấu tạo cũng như sự điều trị đều khác nhau.

Thông thường nhất là sỏi với khoáng calcium oxalate hoặc phosphate với tỷ lệ 90% và thường thấy ở nam giới vào tuổi trung niên. Các loại khác là sỏi uric acid, magnesium ammonium sulfate và cystine. Loại sau cùng chỉ có ở một số người sinh ra mà đã có rối loạn về chuyển hóa căn bản chất dinh dưỡng.

Khi nồng độ các chất này trong nước tiểu lên cao thì chúng kết tỉnh thành sỏi trong thận hoặc ở ống dẫn nước tiểu. Nguyên nhân của sự kết tỉnh cũng như làm sao ngăn ngừa sự kết tinh đều chưa được làm sáng tỏ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học. Nhưng điều chắc chắn là sỏi tái kết tinh nhiều lần trong cuộc đời người bệnh.

Nguyên nhân sâu sỏi trong thận:

Một số yếu tố có thể đưa tới sỏi thận như thực phẩm có ít calcium nhiều phosphore; nhiều potassium; nhiều chất đạm động vật; thiếu sinh tố A; nhiễm trùng hoặc trở ngại lưu thông đường tiểu tiện; không uống nước đầy đủ; nằm bất động quá lâu; cao calcium và di truyền.

Sạn âm thầm kết tinh. Sạn nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài. Khi sỏi di chuyển là lúc người bệnh thấy đau gắt ở ngang thắt lưng, chạy xuống bẹn và đùi và đi tiểu ra máu.

Sỏi to được làm tan đi qua kỹ thuật lithotripsy hoặc bằng phẫu thuật.

Dù thuộc loại nào hoặc lớn nhỏ bao nhiêu, bệnh nhân đều được khuyến cáo là nên tiêu thụ một lượng nước lớn mỗi ngày (1,5 tới 2 lít/ ngày ) để có 2 lít nước tiểu, nhằm tránh hóa chất kết tính đưa tới sỏi.

Dinh dưỡng với bệnh sỏi thận:

Người bị sỏi thận thường rất quan tâm tới vấn đề ăn uống. Họ chán ngán với cảnh lâu lâu lại bị cơn đau gắt khi sạn di chuyển nên muốn biết phải ăn kiêng khem ra sao cho sỏi khỏi tái phát.

a- Sỏi calcium oxalate

Trước đây người bệnh thường được khuyên bớt ăn thực phẩm chứa nhiều calcium để giảm nguy cơ sạn thận. Nhưng thực ra, sự liên hệ không hoàn toàn như vậy. Cao calcium trong nước tiểu có thể do hoặc không do nhiều calcium trong máu.

Một vài bệnh như chứng lăng Chức Năng Tuyến Cận Giáp (Hyperparathyroidism), rối loạn dư thừa sinh tố D, u bướu xương, bệnh sarcoidosis đều làm tăng calcium trong máu và đều là nguyên nhân đưa tới sạn trong thận. Chữa những bệnh này sẽ làm giảm calcium trong máu và nước tiểu.

Nhiều khi calcium trong nước tiểu cao là do sự hấp thụ từ thực phẩm trong một vài bệnh của ruột (Bệnh Crohn, suy tụy tạng) hoặc khi dùng
quá nhiều sinh tố C (sinh tố này được biến hóa ra oxalate) hoặc do thận rỉ calcium ra ngoài.

Nếu là do hấp thụ từ ruột thì sự hạn chế thực phẩm có oxalate calcium giúp ích cho việc điều trị. Thực phẩm có nhiều oxalate là rau spinach, quả đậu, súc củ là, quả hạch (nuts), trà.

Nhiều chuyên gia khuyên cắt bớt sự tiêu thụ calcium. Nhưng xin cẩn thận lấy ý kiến của bác sĩ trước, vì hạn chế quá, cơ thể sẽ rút calcium ở xương và lầm xương suy yếu, dễ gãy. Có ý kiến khác cho là sự giới hạn này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi oxalate, vì calcium cao sẽ giúp gia tăng sự hấp thụ oxalate trong ruột và giảm sỏi oxalate trong nước tiểu.

b- Sỏi uric acid.

Uric acid là do sự chuyển hóa của chất purine trong chất đạm động vật và một số thực phẩm khác mà ra. Uric acid trong nước tiểu cũng lên cao ở người bị bệnh thống phong (gout), khi uống nhiều thuốc aspirin, probenecid. Do đó, khi hạn chế thực phẩm có nhiều purine sẽ làm giảm nguy cơ sạn này rất nhiều.

Thực phẩm có nhiều purine là: Gan, óc, tim, thận động vật; cá herring, sardine; bia, rượu vang; thịt, đậu, rau cauliflower, nấm, rau spinach, tôm cá.

c- Sỏi struvite

Gồm các hóa chất ammonium, magnesium và phosphate. Và thường thấy ở nữ giới. Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn đường tiểu tiện với các loại Proteus hoặc Klebsiella, khiến chất urea phân hóa thành các tỉnh thể ammonium, tính thể tụ lại với nhau và đưa tới sạn thận.

Bệnh sỏi này thường được chữa bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt nhiễm trùng hoặc bằng giải phẫu. Dinh dưỡng không có vai trò gì trong loại sỏi này.

Khuyến cáo về dinh dưỡng cho người bị bệnh thận:

Trong tất cả các trường hợp sỏi thận, số lượng nước tiêu thụ hàng ngày có một vai trò rất quan trọng.

Nước uống làm nước tiểu loãng và ngăn ngừa các tỉnh thể gây sỏi kết tụ với nhau. Cho nên, mỗi ngày, người bị bệnh sỏi thận cần uống ít nhất tám ly nước hoặc nhiều hơn.

Xin lưu ý là một số thực phẩm làm thay đổi mức độ kiểm hoặc acid của nước tiểu (chỉ số pH) và có ảnh hưởng tới sự kết tỉnh các hóa chất trong sỏi thận.

Rau, trái cây (ngoại trừ trái prune, plumbs, cranberries), sữa, làm nước tiểu có độ kiềm.

Thực phẩm có nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, pho mát; trái plumb, prunes, cranberries, ngô bắp, đậu lentils làm nước tiểu có độ acid.

Cặn bã của đạm chất trong chuyển hóa là urea mà thận phải loại ra ngoài. Ăn càng nhiều đạm chất thì cặn bã urea càng cao, và thận càng phải làm việc khó nhọc hơn để bài tiết ra ngoài. Tiêu thụ chất đạm tăng hay giảm tùy theo tình trạng suy thận... Với suy thận kinh niên thì có việc hạn chế chất đạm trong phần ăn.

Chất đạm cho người bệnh phải có phẩm chất tốt, với đủ các loại amino acid. Thịt động vật hội đủ điều kiện này hơn chất đạm từ thực vật. Nhưng người bệnh vẫn cần một số calories căn bản, nên khi giảm đạm, ta có thể tăng carbohydrates hoặc chất béo loại bất bão hòa.

Vì suy thận có khuynh hướng giữ sodium và potassium trong máu, nên trong thực phẩm cần giới hạn hai muối khoáng này để tránh phù nước và các biến chứng khác.

Sự hấp thụ calcium tùy thuộc vào mức độ phosphore trong máu. Trong suy thận, phosphore bị giữ lại, đưa đến giảm calcium. Mà không thể tăng calcium lại không tăng phosphore trong thực phẩm, nên người suy thận cần uống thêm khoảng 500mg calcium mỗi ngày, có thể tránh được biến chứng suy yếu ở xương.

Nước uống cũng cần được cân bằng với nước mất đi qua tiểu tiện, đổ mô hôi, hơi thở...

Ngoài ra người bệnh cũng cần dùng thêm các sinh tố C,B, acid folic mà không cần uống thêm các sinh tố hòa tan trong mỡ như sinh tố A, E, K.

Tuy nhiên, không chỉ phụ thuộc vào bệnh lý thận mà còn phụ thuộc vào tùytrong bệnh nhân cụ thể, tuổi, giới, cân nặng và vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Một chế độ dinh dưỡng cho người suy thận rất phức tạp, nên người bệnh cần phải lấy ý kiến của chuyên viên dinh dưỡng cũng như từ bác sĩ đang săn sóc mình. Mỗi cá nhân cần có một khẩu phần riêng biệt, thích hợp với bệnh tình của mình.

2.3. Yếu tố nguy cơ của bệnh thận:

Nín tiểu nhiều dễ trắc bệnh thận:

Các bà mẹ nên nhắc con đi tiểu khi thấy "buồn", đừng cố nín nhịn vì thói quen này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, viêm thận...

Khi trẻ nhịn tiểu, lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang có thể gây phụt ngược, gây ứ đọng tại thận, nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng rất cao, đồng thời tạo thuận lợi cho việc kết tụ các tỉnh thể tạo sỏi trong thận

Trong số trẻ có bệnh thận mắc phải, phần lớn là viêm thận mà nhiễm trùng là một nguyên nhân.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiểu gồm: trẻ thường xuyên nín tiểu, uống ít nước, không vệ sinh sau khi đi tiểu (nhất là với trẻ gái). Nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên sẽ dẫn đến viêm thận nhiễm trùng, tạo sẹo trên thận; về lâu đài có thể dẫn đến suy thận mãn (có khi đến 20-30 năm sau mới bộc phát).

Trung bình cứ khoảng ba giờ đồng hồ, trẻ đi tiểu một lần (mỗi ngày đi khoảng 5-6 lần, không tính thời gian ngủ). Thế nhưng trên thực tế, nhiều trẻ thường xuyên nín tiểu, hoặc không dám uống nước để khỏi phải đi tiểu, song cha mẹ không biết. Nhiều trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu khi được bác sĩ hỏi mỗi ngày đi tiểu mấy lần đã trả lời: “Nhà vệ sinh trường con bẩn lắm, con không dám đi”, hoặc “ở trường, con trai con gái đi chung một nhà vệ sinh kỳ lắm, con phải ráng nhịn về nhà mới đi”. Có học sinh còn cho biết trong giờ học, các em mắc tiểu xin ra ngoài nhưng thầy cô không cho, bảo đợi đến giờ ra chơi.

Trong 12 năm đầu đời, khoảng 8% trẻ em gái bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần. Trẻ 1-5 tuổi nếu thường xuyên bị nhiễm trùng tiểu mà không được điều trị đúng sẽ dễ bị tổn thương thận và để lại di chứng nặng nề.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh lý thận tương đối mơ hồ và dễ bị bỏ sót nếu bà mẹ không chú ý. Để phát hiện sớm, cần thường xuyên theo dõi việc đi tiểu của trẻ. Trẻ ở độ tuổi 3-15 đi tiểu trung bình 0,5-1 lít mỗi ngày, màu sắc vàng trong.

Khi thấy lượng nước tiểu ít đi đột ngột, thay đổi màu sắc (đục, vàng đậm, đỏ), trẻ đi tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu hoặc tiểu són trong quần kéo dài..., cần đưa đến bệnh viện. Phụ huynh cũng cần chú ý tình trạng tăng cân đột ngột của trẻ (một tháng tăng 2 kg), kèm theo hiện tượng phù người, phù mi mắt vào sáng sớm lúc ngủ dậy để đưa trẻ đến bệnh viện sớm, phòng suy thận.

Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh mũi họng, vệ sinh da. Tập cho trẻ có thói quen đánh răng hằng ngày vì nhiễm trùng răng miệng có thể gây viêm cầu thận. Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu, cần cho trẻ uống nước nhiều, giữ cho dòng nước tiểu thông suốt (đi tiểu khi thấy buồn tiểu).

2.4. Bệnh nhân suy thận mạn và bệnh thiếu máu

Thận bị suy không tạo đủ nội tiết tố erythropoetin, vốn có vai trò kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Do hồng cầu chứa hemoglobin giúp chuyên chở oxy nên ở bệnh nhân suy thận, cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động bình thường.

Những người thiếu máu thường có cảm giác mệt mồi, khó thở và dễ xây xẩm, kém tập trung và dễ bực dọc trước những khó khăn trong công việc hằng ngày. Các triệu chứng của suy thận mạn như uể oải, thay đổi tính tình, ngủ không yên giấc, giảm khả năng sinh hoạt tình dục, phù... có thể nặng lên khi bị thiếu máu. Khi có các biểu hiện trên, nên thử máu để đánh giá số lượng hồng câu, lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và dung tích hồng cầu.

Trước kia, giải pháp duy nhất để điều trị thiếu máu do suy thận mãn là truyền máu. Lượng hồng cầu thiếu hụt được truyền vào cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan và giảm được các triệu chứng do thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia thống nhất rằng không nên truyền máu lâu đài vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho bệnh nhân như: lây bệnh (viêm gan B, C, HIV), dị ứng, phản ứng tan máu, quá tải chất sắt, kích thích tạo kháng thể ảnh hưởng xấu đến ghép thận sau này. Do đó, việc điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào bổ sung erythropoetin dạng bào chế qua đường tiêm.

Các thuốc erythropoetin có tác dụng giống như erythropoetin cơ thể, làm tăng sản xuất hồng cầu và nhờ vậy chữa được thiếu máu. Khi được điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, bớt khó thở, hoạt động của tim và cuộc sống tình dục được cải thiện nhiều. Như vậy, erythropoetin giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân dù không chữa khỏi được bệnh thận.

Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra nhiều công dụng của erythropoetin trong các bệnh lý khác nhau như suy thận, ung thư, sơ sinh, chấn thương, tim mạch. Riêng trong bệnh thận mạn tính, erythropoetin có thể được sử dụng cho bệnh nhân ở nhiều giai đoạn bệnh khác nhau: Trước khi cần đến lọc máu, đã cần đến lọc máu và đã được chép thận nhưng thận ghép chưa hoạt động tốt. Việc sử dụng erythropoetin sớm có thể đề phòng các triệu chứng thiếu máu nặng và tình trạng tim to, vốn có liên quan chặt chẽ với suy tim và tử vong.

Cơ thể bệnh nhân sẽ cần chất sắt để tạo hồng cầu sau khi được tiêm erythropoetin. Nếu lượng sắt trong cơ thể thấp (phát hiện qua thử máu), bệnh nhân cần được bù đủ bằng cách uống hoặc tiêm thuốc chứa sắt

Ngược lại, trên một bệnh nhân thiếu máu làm nguy cơ bệnh thận tăng cao lên rất nhiều. Thiếu máu gây giảm lưu lượng máu qua thận, làm giảm mức lọc cầu thận, giảm lượng nước tiểu, tăng nguy cơ sỏi thận. Mặt khác, thiếu máu nuôi dưỡng thận làm phần nhu mô thận không được nuôi dưỡng sẽ không hoạt động dẫn đến teo dần đi, nguy cơ suy thận mạn tính tăng cao.

Uống ít nước:

Nhiều người trong số chúng ta thường uống ít nước và không có thói quen ăn canh. Nhưng thực ra đó là một thói quen không tốt và rất có hại cho thận.

Nguyên nhân thường là do ngại đi tiểu nên cũng không muốn uống nhiều nước, hoặc chỉ đơn giản là do một thói quen ăn uống sinh hoạt không thật sự khoa học.

Ngoài ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh thận như tuổi, bệnh lý khác, dùng thuốc có tác dụng không tốt lên thận.

Để có hai quả thận hoạt động thực sự khỏe mạnh, chúng ta nên có một chế độ ăn uống đủ lượng nước theo nhu cầu sinh lý của cơ thể và một thói quen sinh hoạt tốt, không nên nhịn tiểu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...