Dạ dày có chức năng sinh lý như thế nào?

Dạ dày có chức năng sinh lý như thế nào?

Dạ dày là chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Nó có thể co bóp linh hoạt. Ăn vào, dạ dày nở to. Dung lượng bình quân của dạ dày người trưởng thành khoảng 1,5 lít. Thành dạ dày do nhiều lớp cơ lớp, cơ vòng tạo thành. Bên trong có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có mạch máu, thần kinh. Đầu dưới dạ dày có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng. 

Dạ dày là cơ quan dung nạp và chứa thức ăn, chức năng chủ yếu là tiêu hóa sơ bộ thức ăn, tác dụng tiêu hóa này khỏi nguồn từ miệng, cuối cùng hoàn thành trong ruột non.

 

Màu sắc, mùi vị và thức ăn ăn vào có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị. Niêm mạc dạ dày tiết dịch vị chứa enzym và axit clohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp nhất để enzym dạ dày phát huy tác dụng) và factor (là chất cần thiết giúp ruột non hấp thu vitamin B12). Ngoài ra, dạ dày còn tiết niêm dịch và hydrocarbonate, hình thành màn che phòng ngừa chính dạ dày bị dịch vị tiêu hóa.

Cơ thành dạ dày cứ khoảng 20 giây co bóp (nhu động) đều đặn một lần, trộn đều thức ăn với dịch vị. Vận động cơ năng của dạ dày phối hợp với tác dụng tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn dạng rắn thành hồ nhão. Thời gian cho quá trình này lâu hay mau là do tính chất của thức ăn quyết định. Nói chung, thức ăn dạng thịt càng nhiều thì thời gian thải hết của dạ dày càng lâu. Sự co bóp của dạ dày và giãn nở của cơ thắt môn vị đưa thức ăn đã tiêu hóa sơ bộ xuống hành tá tràng theo thời gian nhất định.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...