Còn Tồn Ống Động Mạch
Bệnh còn tồn ống động mạch là gì?
Còn ống động mạch là một tình trạng khiếm khuyết tim bẩm sinh thường gặp, do có sự tồn tại của một ống giữa động mạch phổi và động mạch chủ ngực xuống dai dẳng, kết quả là sau khi trẻ được sinh ra ống động mạch không đóng lại theo sinh lý bình thường. Vì thế khi mắc căn bệnh trên nếu không được điều trị sớm, thì ống động mạch có thể gây ra quá nhiều máu chảy qua tim, làm suy yếu các cơ tim, gây ra suy tim và các biến chứng khác.
Một tình trạng khiếm khuyết tim bẩm sinh thường gặp.
Nguyên nhân gây ra bệnh còn tồn ống động mạch là gì?
Thông thường bệnh Còn tồn ống động mạch thường là bẩm sinh. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ sau đấy cũng có thê dãn đến căn bệnh trên, bao gồm:
- Sinh non: Sinh ra quá sớm.
- Hội chứng rubella bẩm sinh: Bị nhiễm Rubella trong lúc mang thai làm tăng nguy cơ dị tật tim.
- Hội chứng Down: Gia tăng cơ hội tồn ống động mạch.
- Gen di truyền và yếu tố môi trường.
- Có dị tật tim khác: Trẻ có vấn đề tim mạch khác cũng có nhiều khả năng tồn tại ống động mạch.
- Một số loại thuốc, ma túy, rượu, bia, chất kích thích, hóa chất, tia X và chất phóng xạ có thể gây hại cho sự phát triển của bào thai gây tình trạng tồn ống động mạch.
- Căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
- Tiếp xúc với tia phóng xạ thời gian dài: Quân đội hóa học, nhân viên X-quang, kỹ thuật viên thông tim - thông mạch máu não...
Gen di truyền và yếu tố môi trường.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh còn tồn ống động mạch là gì?
Hiện nay, bệnh Còn tồn ống động mạch thường không có triệu chứng sớm, nhưng trong vòng 12 tháng đầu của trẻ thì có thể xuất hiện sự gia tăng áp lực khi thở và tăng cân chậm. Trẻ trên 12 tháng khi mắc căn bệnh trên có thể dễ mệt mỏi hơn và thường xuyên viêm phổi.
Nếu căn bệnh trên không được phẫu thuật sớm có thể dẫn tới suy tim sung huyết gia tăng theo độ tuổi.
Ngoài ra, một số khuyến khuyết tim bẩm sinh như là chuyển vị đại động mạch, thì tồn ống động mạch là cần thiết, vì đó là con đường duy nhất để máu giàu oxy có thể trộn với máu thiếu oxy. Sau đây là các triệu chứng thường gặp, bao gồm:
12 tháng đầu của trẻ thì có thể xuất hiện sự gia tăng áp lực khi thở và tăng cân chậm.
- Nhịp tim nhanh.
- Khó thở nhẹ khi gắng sức.
- Ra mồ hôi khi khóc.
- Tim to, tim dãn nỡ.
- Tăng cung lượng tim.
- Tăng huyết áp tâm thu.
- Ăn kém, chậm phát triển.
- Tím, xanh xao.
- Dễ bị viêm phổi.
- Biến dạng lồng ngực.
Điều trị bệnh còn tồn ống động mạch
Đối với trường hợp trẻ không có những triệu chứng nguy hiểm tính mạng thì bác sĩ có thể theo dõi tình trạng tim của trẻ trong những tuần đầu sau sinh.
Đối với trẻ sinh non bác sĩ có thể dùng thuốc chống viêm không steroid giúp đóng ống động mạch. Tuy nhiên đối với trẻ sinh đủ tháng, trẻ em hoặc người lớn thì sẽ không được dùng loại thuốc trên.
Đối với các trường hợp có triệu chứng nặng thì bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật tim hở hoặc phương pháp khác mà không cần phẫu thuật. Khi đó bác sĩ sẽ thắt (cột) hoặc đóng ống động mạch bằng phương pháp thủ công hoặc dụng cụ đặc biệt.
Hiện nay, công nghệ y học ngày càng phát triển kỹ thuật thông tim. Khi đó, bác sĩ theo dõi trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh. Nếu việc dùng thuốc không đáp ứng, sau tháng thứ 6 lúc trẻ đạt cân nặng thích hợp, bằng dụng cụ đặc biệt, bác sĩ dùng ống thông đi qua tĩnh mạch hoặc động mạch đùi, đi vào tới vị trí tồn ống động mạch, thực hiện đóng ống động mạch.
Nếu việc dùng thuốc không đáp ứng, sau tháng thứ 6 lúc trẻ đạt cân nặng thích hợp.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Giữ gìn vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng đúng cách.
- Ăn uống hợp lý, bổ sung axit folic.
- Lối sống lành mạnh.
- Tập thể dục, tránh hoạt động thể lực quá sức.
Phòng chống bệnh Còn tồn ống động mạch
- Cân nhắc kỹ khi quyết định mang thai: Nên bỏ thuốc lá, rượu bia, hạn chế các yếu tố nguy cơ trong thời gian mang thai.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Tham khảo với bác sĩ khi thực hiện bất kỳ kỹ thuật chiếu, chụp nào nghi ngờ ảnh hưởng đến bào thai.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều axit folic, hạn chế chất kích thích như cafeine.
- Tập thể dục hằng ngày, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Nếu gia đình, bản thân có tiền sử khiếm khuyết tim bẩm sinh, tham khảo với bác sĩ các vấn đề liên quan trước khi mang thai.