Chuyển Vị Đại Động Mạch

Chuyển Vị Đại Động Mạch

Bệnh chuyển vị đại động mạch là gì?

Chuyển vị đại động mạch là tình trạng 2 động mạch chính của tim là động mạch chủ và động mạch phổi bị hoán đổi vị trí với nhau.

Tình trạng này làm thay đổi 2 vòng tuần hoàn của cơ thể, làm cho máu từ tim bơm đi nuôi cơ thể bị thiếu oxy. Khi đó cơ thể không thể thực hiện chỉnh chức năng của nó. Hậu quả là trẻ sẽ đối diện với những biến chứng nguy hiểm hoặc có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Chuyển vị đại động mạch thường được phát hiện hoặc trong thai kỳ hoặc vài giờ sau khi bé được sinh ra.

Tình trạng 2 động mạch chính của tim là động mạch chủ và động mạch phổi bị hoán đổi vị trí với nhau.

Tình trạng 2 động mạch chính của tim là động mạch chủ và động mạch phổi bị hoán đổi vị trí với nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh chuyển vị đại động mạch là gì?

Hiện nay, chưa rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh Chuyển vị đại động mạch nhưng có thể tình trạng trên xuất hiện trong suốt sự hình thành bào thai khi tim thai của trẻ bắt đầu hình thành. 

Thông thường, động mạch phổi - mang máu từ tim đến phổi để trao đổi oxy - nối với buồng tim dưới bên phải( tâm thất phải).

Từ phổi, máu giàu oxy sẽ đến buồn tim trên bên trái (tâm nhĩ trái), xuyên qua van 2 lá để xuống dưới buồng tim thấp hơn bên trái (tâm thất trái). Lúc này động mạch chủ gắn với tâm thất trái sẽ mang máu này đến toàn bộ cơ thể.

Khi tình trạng bất thường xảy ra ở chuyển vị đại động mạch, vị trí của động mạch chủ và động mạch phổi hoán đổi với nhau.

Động mạch phổi sẽ kết nối với tâm thất trái và động mạch chủ lúc này thì lại kết nối với tâm thất phải.

Khi đó, máu bị thiếu oxy của vòng tuần hoàn nhỏ đi từ tim phải và đến cơ thể mà không qua phổi. Máu giàu oxy của vòng tuần hoàn lớn lại đi từ tim trái lên phổi mà không đến cơ thể để trao đổi khí.

Sự tuần hoàn của máu bị thiếu oxy đi khắp cơ thể gây ra tình trạng xanh tím của da. Chính vì vậy mà chuyển vị đại động mạch được gọi là bệnh tim bẩm sinh.

Mặc dù có nhiều yếu tố, như Rubella hoặc một số bệnh virus khác trong thời kỳ mang thai, đối tượng mang thai độ tuổi trên 40, bệnh tiểu đường của người mẹ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bất thường tim này, tuy nhiên hầu hết nguyên nhân thì vẫn chưa được xác định rõ.

Do thói quen không lành mạnh luôn lập lại.

Do thói quen không lành mạnh luôn lập lại.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh Chuyển vị đại động mạch, bao gồm:

- Tiền sử mắc Rubella hoặc các bệnh virus khác trong thai kỳ.

- Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ.

- Uống rượu trong lúc mang thai.

- Mẹ trên 40 tuổi.

- Mẹ bị bệnh đái tháo đường kiểm soát kém.

- Trẻ có hội chứng Down.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh chuyển vị đại động mạch là gì?

Triệu chứng của chuyển vị đại động mạch bao gồm:

Da xanh tím, khó thở.

Da xanh tím, khó thở.

- Da xanh tím.

- Khó thở.

- Chán ăn.

- Gầy ốm.

Cách điều trị bệnh chuyển vị đại động mạch như thế nào?

Trước phẫu thuật

Hiện nay để điều trị căn bệnh trên, bác sĩ có thể áp dụng một số trường hợp để kiểm soát tình trạng trước khi phẫu thuật chỉnh sửa diễn ra. Bao gồm:

- Thuốc: Có nguồn gốc là chất trung gian hóa học thường xuất hiện trong các phản ứng viêm,thuốc này giúp duy trì sự có mặt của ống động mạch kết nối động mạch chủ và động mạch phổi làm tăng độ hòa trộn giữa máu giàu oxy và thiếu oxy để cung cấp tạm thời nhu cầu oxy cho các mô cho đến khi phẫu thuật diễn ra.

- Nong xé lỗ thông 2 tâm nhĩ bằng bóng( thủ thuật Rashkind): Thủ thuật này thường sử dụng phương pháp thông tim hơn là mổ, tác dụng mở rộng lối thông thương giữa 2 tâm nhĩ. Nó cho phép máu giàu oxy và thiếu oxy hòa trộn vào nhau và dẫn tới kết quả là oxy được cung cấp phần nào sẽ cải thiện triệu chứng thiếu oxy ở trẻ.

Phẫu thuật

- Phẫu thuật chuyển mạch: Đây là phẫu thuật phổ biến nhất được dùng để chỉnh sửa lại chuyển vị đại động mạch.

Phẫu thuật thường diễn ra vào tuần đầu đời của bé.

Trong suốt phẫu thuật, động mạch chủ và động mạch phổi sẽ được di chuyển đến đúng vị trí của nó: Động mạch chủ gắn với tâm thất trái và động mạch phổi gắn với tâm thất phải. Động mạch vành sẽ được gắn nối với động mạch chủ.

Nếu trẻ có thông liên thất hoặc thông liên nhĩ, những lỗ thông này sẽ được đóng trong phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thông lỗ liên thất nhỏ tự đóng lại mà không can thiệp tới nó.

- Phẫu thuật chuyển tâm nhĩ: Trong phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo một kênh giữa 2 tâm nhĩ. Điều này sẽ chuyển máu thiếu oxy đến tâm thất trái và và động mạch phổi, đồng thời máu giàu oxy đến tâm thất phải và động mạch chủ.

Với phương pháp phẫu thuật này, tâm thất phải sẽ phải bơm máu đi nuôi cơ thể, thay vì chỉ bơm máu lên phổi như tim bình thường. Các biến chứng có thể xảy ra của phẫu thuật chuyển tâm nhĩ bao gồm nhịp tim bất thường, tắc nghẽn hay rò rỉ, và suy tim diễn tiến từ từ với chức năng của tâm thất phải lúc này.

Phẫu thuật chuyển tâm nhĩ.

Phẫu thuật chuyển tâm nhĩ.

Sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật chỉnh sửa, trẻ cần theo dõi suốt đời với bác sĩ để kiểm tra cho sức khỏe cho trẻ. Bác sĩ tim mạch có thể hướng dẫn cho trẻ tránh một số hoạt động, như nâng vật nặng bởi vì những hoạt động như vậy sẽ làm tăng huyết áp và gây hại cho tim.

Ba hay mẹ của trẻ nên tham khảo với bác sĩ về những hoạt động thể lực trẻ được phép, về tần suất cũng như thời gian cho trẻ hoạt động.

Nhiều trường hợp đã trải qua phẫu thuật chuyển tâm nhĩ thì không cần thêm bất kỳ phẫu thuật nào khác. Tuy nhiên đối với một số biến chứng như loạn nhịp tim, hở van tim hoặc các vấn đề về chức năng bơm máu, có thể đòi hỏi điều trị kết hợp. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...