Chuyên gia Kinesiology tư vấn tình trạng trầm cảm sau sinh và tập thể dục
Tại Hoa Kỳ, tháng 5 được biết đến là tháng Nhận thức về Sức khỏe Tâm thần Sản phụ. Vì vậy, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã ước tính rằng cứ 9 sản phụ thì có một người sẽ gặp phải các triệu chứng trầm cảm sau sinh.
Tiến sĩ Beth Lewis, Giám đốc của Trường Kinesiology, là người đã thực hiện các nghiên cứu kết hợp với tập thể dục và sức khỏe tâm thần, hiện bà cũng đang tiến hành các nghiên cứu kết hợp với việc luyện tập thể dục ở cường độ cao nhằm cải thiện hoạt động về thể chất. Không những thế, Lewis còn là người nghiên cứu mối liên hệ giữa tập thể dục và trầm cảm sau sinh, từ đó trả lời các câu hỏi về trầm cảm sau sinh là gì và tập thể dục có thể mang lại lợi ích gì cho các bà mẹ mới sinh.
Hỏi: Trầm cảm sau sinh là gì?
Giáo sư Lewis: Trầm cảm sau sinh xảy ra sau khi sinh con và có thể biểu hiện khác nhau tùy theo từng trường hợp. Thông thường các triệu chứng trầm cảm sau sinh phổ biến bao gồm mất niềm vui trong cuộc sống, khóc, khó khăn trong hoạt động hàng ngày, mất ngủ hoặc cảm giác tội lỗi, sợ hãi và lo lắng.
Hỏi: Làm thế nào tập thể dục trong và sau khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bà mẹ?
Giáo sư Lewis: Giai đoạn sau sinh là khoảng thời gian rất bận rộn và căng thẳng, thông thường tập thể dục là điều đầu tiên có thể giúp các bà mẹ vượt qua giai đoạn này. Bởi vì tập thể dục giúp giảm căng thẳng, lo lắng và các triệu chứng trầm cảm khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục là hữu ích cho cả việc ngăn ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh.
Hỏi: Có bài tập nào đem lại tác động nhiều nhất không?
Giáo sư Lewis: Hiện tại bài tập tốt nhất để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh là tất cả các sản phụ phải thường xuyên tuân thủ thói quen tập thể dục. Tuy nhiên để có thể duy trì thói quen này là một điều rất khó khăn, bởi vì những căng thẳng và hạn chế thời gian liên quan đến thời gian trong và sau khi sinh. Do đó, điều quan trọng đối với phụ nữ sau sinh là chọn một bài tập thể dục phù hợp mà họ có thể gắn bó lâu dài. Vì vậy chúng tôi thường nhắc nhở những người tham gia nghiên cứu rằng họ cần tập thể dục 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 10 phút là hữu ích, tuy nhiên đối với những trường hợp quá bận rộn họ cũng có thể tập 1 lần/tuần, khoảng 30 phút vẫn được.
Hỏi: Sự khác biệt giữa phòng ngừa - điều trị và tập thể dục rơi vào quá trình nào?
Giáo sư Lewis: Tập thể dục có thể được sử dụng cho cả phòng ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh. Trong đó đối với những phụ nữ sau sinh có tiền sử trầm cảm cho thấy có nguy cơ mắc phải trầm cảm sau sinh cao gấp ba lần so với phụ nữ bình thường. Do đó, những nỗ lực phòng ngừa đặc biệt quan trọng đối với đối tượng này. Tập thể dục đóng một vai trò chính trong các nỗ lực phòng ngừa tình trạng này, và nó có thể hoạt động tương tự như thuốc chống trầm cảm bằng cách tăng mức serotonin trong não. Ngoài ra, tập thể dục cũng có thể đóng một vai trò khác trong điều trị như kết hợp với các phương pháp khác.
Hỏi: Điều gì tiếp theo trong các nghiên cứu của bà về lĩnh vực này?
Giáo sư Lewis: Hiện chúng tôi đang tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, nhằm kiểm tra hiệu quả của việc tập thể dục tại nhà cũng giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Tiếp theo chúng tôi đang ghi danh những phụ nữ mang thai (dưới 20 tuần) và sau đó theo dõi họ qua ba tháng sau sinh nhằm xác định xem tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh hay không. Và sự can thiệp này đang được thực hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha để có thể tiếp cận nhiều cá nhân hơn.