Chứng Khô Miệng Và Sức Khỏe Răng Miệng

Tất cả mọi người đều biết nước bọt giúp làm ẩm và sạch miệng cũng như tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, nước bọt cũng ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách kiểm soát vi khuẩn và nấm trong miệng.
Tuy nhiên nếu nước bọt không được tiết đủ, miệng sẽ bị khô và gây ra nhiều khó chịu. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị giúp chống lại chứng khô miệng (còn được gọi là xerostomia).
Nguyên nhân gây khô miệng là gì?
Sau đây là một số nguyên nhân gây khô miệng bao gồm:
Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Khô miệng xảy ra có thể là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc kê toa và không kê toa, bao gồm các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, lo âu, đau, dị ứng và cảm lạnh (thuốc chống dị ứng và thuốc thông mũi), béo phì, mụn trứng cá, động kinh, tăng huyết áp (thuốc lợi tiểu), tiêu chảy, buồn nôn rối loạn tâm thần, tiểu không tự chủ, hen suyễn (một số thuốc giãn phế quản) và bệnh Parkinson. Ngoài ra khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc giãn cơ và thuốc an thần.
Tác dụng phụ của một số bệnh và nhiễm trùng.
Khô miệng có thể là tác dụng phụ của một số bệnh lý bao gồm hội chứng Sjögren, HIV / AIDS, bệnh Alzheimer, tiểu đường, thiếu máu, xơ nang, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp, bệnh Parkinson, đột quỵ và quai bị.
Tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị y tế.
Tổn thương tuyến nước bọt, có thể làm giảm lượng nước bọt sản xuất. Ví dụ: Tổn thương có thể xuất phát từ xạ trị (đầu và cổ), và hóa trị trong điều trị ung thư.
Tổn thương thần kinh.
Khô miệng có thể là hậu quả của tổn thương thần kinh ở vùng đầu và cổ do chấn thương hoặc phẫu thuật.
Mất nước.
Các tình trạng dẫn đến mất nước, chẳng hạn như sốt, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, mất máu và bỏng cũng có thể gây khô miệng.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt.

Lối sống.
Hút thuốc hoặc các sản phẩm thuốc lá khác có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt tạo ra và làm nghiêm trọng thêm tình trạng khô miệng. Thở bằng miệng liên tục cũng có thể góp phần gây ra vấn đề.
Các triệu chứng của khô miệng là gì?
Một số triệu chứng hôi miệng thường gặp bao gồm:
- Nước bọt sệt và dính.
- Thường xuyên khát nước.
- Vết loét trong miệng hoặc ở khóe miệng, nứt môi.
- Khô miệng hoặc khô cổ họng
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran trong miệng và đặc biệt là trên lưỡi.
- Lưỡi khô, đỏ, khô rát.
- Khó nhai, nói và nuốt.
- Khàn giọng, khô mũi, đau họng.
- Hôi miệng.
- Bệnh nướu răng.
Tại sao khô miệng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý?
Bên cạnh gây ra các triệu chứng nêu trên, khô miệng cũng làm tăng nguy cơ viêm nướu (bệnh nướu răng), sâu răng và nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh nấm miệng (bệnh tưa miệng).
Khô miệng cũng có thể làm gây nhiều khó khăn khi đeo răng giả.
Khô miệng được điều trị như thế nào?
Nếu bạn nghĩ rằng khô miệng là do một số loại thuốc (mà bạn đang dùng), thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng bạn đang dùng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác không gây khô miệng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa nước súc miệng để khôi phục độ ẩm miệng. Nếu điều đó vẫn không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giúp gia tăng tăng sản xuất nước bọt được gọi là Salagen.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử các biện pháp khác, có thể giúp cải thiện lưu lượng nước bọt như:
- Mút kẹo (không đường) hoặc nhai kẹo cao su (không đường), đặc biệt là kẹo có xylitol. Tuy nhiên hãy tránh những loại có tính axit như chanh có thể ảnh hưởng đến răng.
- Uống nhiều nước giúp giữ ẩm miệng.
- Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, sử dụng nước súc miệng có chất fluoride và thường xuyên đến nha sĩ.
- Thở bằng mũi, không phải bằng miệng, càng nhiều càng tốt.
- Sử dụng máy xông hơi trong phòng để gia tăng độ ẩm cho không khí phòng ngủ.
- Sử dụng một chất thay thế nước bọt nhân tạo không kê đơn.