Chức năng thần kinh ruột trục trặc thì biểu hiện như thế nào?
Chứng chức năng thần kinh ruột là một số triệu chứng lâm sàng do trục trặc hoạt động thần kinh cao cấp của cơ thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh thực vật, làm mất điều hoà chức năng vận động và bài tiết của dạ dày, ruột, thường xảy ra ở trẻ lớn, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt. Nhưng thực tế, giải phẫu bệnh lý không có biến chứng bệnh ở các cơ quan, người nhà đưa trẻ đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng hiệu quả điều trị không khả quan. Vì thế, cần có nhận thức đúng đối với chứng chức năng thần kinh dạ dày - ruột. Bệnh này thường có các biểu hiện:
1. Nấc do thần kinh:
trẻ thường nấc liên tục, nhiều lần, tưởng tượng như có hơi trong dạ dày gây khó chịu, cho nên muôn nấc để xả hết hơi ra. Lúc này, nếu bố mẹ tìm cách chuyển sức chú ý của trẻ thì nấc sẽ giảm hoặc biến mất.
2. Nôn do thần kinh:
thường đột nhiên ho sau khi ăn. Trước khi nôn không có cảm giác buồn nôn, chất nôn ra ít, sau khi nôn vẫn ăn bình thường, không ảnh hưởng sự thèm ăn cũng như lượng ăn. Trẻ tuy nôn nhiều lần, nhưng ít bị suy dinh dưỡng, không ảnh hưởng đến sự phát triển.
3. Trẻ khó chịu, đau bụng trên, kèm theo ợ chua, ăn uống kém.
Đau bụng liên quan mật thiết với sự thay đổi của tinh thần và tình cảm.
4. Biếng ăn do thần kinh:
thường xảy ra ở trẻ lớn, nhất là bé gái sợ béo phì, biểu hiện là ăn rất ít, sụt cân, giai đoạn cuối có thể xuất hiện bệnh xấu, thậm chí tử vong.
5. Chứng dị ứng đại tràng:
trẻ bệnh thường đau bụng co thắt từng cơn, đau nhiều ở bụng dưới trái, kèm tiêu chảy. Tình cảm dao động, mệt mỏi có thể gây đau bụng. Sau khi trung tiện, đại tiện thì triệu chứng giảm hoặc mất, thường không đau đêm, xét nghiệm phân bình thường.
Ngoài triệu chứng đường ruột nói trên ra, trẻ mắc bệnh này thường kèm theo lo lắng, mất ngủ, đau đầu, váng đầu, tư tưởng không tập trung, hay cáu gắt.
Điều trị chứng chức năng thần kinh dạ dày, ruột chủ yết là điều trị tâm lý, điều trị bằng thuốc, kết hợp mát xa. Luyện cho trẻ có niềm tin điều trị, loại bỏ tâm lý lo âu, căng thẳng, sắp xếp nghỉ ngơi với hoạt động cho hợp lý, ăn đúng giờ, phối hợp tốt giữa thầy thuốc và người bệnh.