Chữa bệnh bằng đông y
1. Thực trạng phát sinh bệnh trĩ theo Đông y và bài thuốc tiêu biểu
Ở Việt Nam bệnh trĩ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao từ 30-35% dân số, đứng hàng thứ 3 trong cơ cấu bệnh hậu môn trực tràng.
Kết quả điều trị phụ thuộc vào chỉ định cho từng loại trĩ và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ, khí huyết hư tổn, cùng với thấp, nhiệt, phong, táo, ăn uống, nghề nghiệp... gây ra.
Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa khác nhau:
Thể thấp nhiệt ở đại tràng
Triệu chứng: Đại tiện ra máu, sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí khó đi, tiểu tiện vàng, sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền, tế, sác.
Bài thuốc: Hòe hoa 15g, kinh giới tuệ 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 10g, trắc bá diệp (sao cháy) 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể tỳ hư không nhiếp huyết
Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi, sắc nhạt màu, lượng có thể nhiều ít khác nhau, kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táo lỏng thất thường, trì sa. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. mạch tế vô lực.
Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, trần bì 5g, mộc hương 10g, tiên hạc thả 30g, chế hoàng tinh 30g. Sắc uống ngày một than.
Thể khí hư hạ hãm
Triệu chứng: Thường thấy ở bệnh nhân có tuổi, mắc bệnh lâu ngày, trĩ sa không tự có, kèm theo sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu tươi khi đại tiện ít hơn, sắc nhạt màu, kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi, ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp, váng đầu, ăn ngủ kém, đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế nhược.
Bài thuốc: Sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g, thăng ma 10g, đẳng sâm 15g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, chích cam thảo 5g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 tuần (21 ngày).
Lương y Vũ Quốc Trung
2. Dự phòng bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
Trĩ là một trong những bệnh được biết rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông. Ở Trung Quốc, hơn 2000 năm trước đây, bệnh trĩ đã được ghi lại trong các y thư cổ như Nội kinh, Thần Nông bản thảo, Y tông kim giám. Năm 1400, trong cuốn Ngoại khoa chính tông, danh y Trần Trực Công đã ghi lại phương pháp điều trị toàn diện bệnh trĩ của Y học cổ truyền. Người Việt Nam ta cũng biết đến bệnh trĩ rất lâu trước khi y học phương Tây xâm nhập. Các y gia lỗi lạc như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đều đã đề cập đến căn bệnh này trong các trước tác của mình. Cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Y học cổ truyền, phương pháp dự phòng và điều trị bệnh trĩ đã được nghiên cứu và phát triển 'rất phong phú.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ theo y học cổ truyền?
Y học cổ truyền cho rằng đó là do các nhân tố gây bệnh bên ngoài (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt.. xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ. Như vậy, bệnh lý tuy biểu hiện ở ống hậu môn nhưng kỳ thực lại có quan hệ liên đới với toàn thân. Cụ thể các nhân tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh trĩ là:
- Do thể tạng và cấu trúc ống hậu môn, Y học cổ truyền gọi là “tạng phủ bản hư”.
- Do viêm nhiễm, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa lỏng lỵ kéo dài, Y học cổ truyền gọi là “cửu tả cửu lỵ”.
- Do yếu tố nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, công việc mang vác nặng nhọc.
- Do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ cay nóng, cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà đặc...
- Do táo bón. Sách Ngoại khoa chính tông viết: “Nhẫn đại tiện bất xuất, cửu vi khí trĩ”.
- Do thai sản. Sách Y tông kim giám viết: “Hữu sẵn hậu dụng lực thái quá nhi sinh trĩ giả”.
- Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.
Dự phòng thế nào?
Y học cổ truyền rất coi trọng các biện pháp dự phòng bệnh trĩ. Mục đích không chỉ để người khỏe không mắc bệnh mà người đã mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ, sau điều trị không tái phát và không có các biến chứng nặng nề. Một số biện pháp dự phòng cụ thể như sau:
- Phải thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các hình thức như tập thể dục, luyện khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ..., đặc biệt đối với những người phải ngồi nhiều, đứng nhiều.
- Ăn uống hợp lý và vệ sinh, tránh ăn quá no, uống quá nhiều, hạn chế các thức ăn cay nóng, quá béo quá bổ, không uống nhiều bia rượu, nên ăn nhiều rau tươi và hoa quả các loại. Đặc biệt chú ý trọng dụng các đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, đại tràng lợn, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, rau rệu, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây...
- Tránh bị táo bón. Hàng ngày nên tập thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm sau khi mới ngủ dậy hoặc sau khi ăn điểm tâm. Thời gian đi không nên quá lâu, không xem sách báo hoặc nghĩ ngợi nhiều khi đại tiện. Dùng hố xí “bệt” tốt hơn hố xí “xốm”. Sau khi đại tiện nên ngâm rửa hậu môn trong chậu đựng nước ấm là tốt nhất. Khi bị táo bón phải điều trị thật tích cực tránh để trở thành “kinh niên”.
- Phải biết tiết chế tình dục, không nên ham muốn thái quá. Sau khi uống rượu và làm việc nặng nhọc không nên sinh hoạt chăn gối.
- Khi bị lỏng ly phải điều trị thật tích cực, dùng thuốc sớm, đủ liều, đủ ngày, đúng phác đồ, tránh để chuyển thành thể mạn tính kéo dài.
- Hàng ngày nên xoa bụng và day bấm một số huyệt vị châm cứu. Cụ thể: dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, mỗi lần 30-50 vòng, mỗi ngày 2 lần. Kết hợp dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn hai huyệt: Bách hội (nằm ở đỉnh đầu, là giao điểm giữa đường nối hai đỉnh vành tai khi gấp tai và đường trục dọc đi qua giữa đầu) và Trường cường (nằm ở đầu chót xương cụt), day theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần từ 3 - 5 phút, mỗi ngày 2 lần.
- Nên tập vận động nhíu hậu môn lên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 cái.
- Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ nên tập tư thế phòng chống bệnh trĩ: đầu tiên, chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2 đến 3 phút. Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lông tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt.
- Khi đói bụng nên tập tư thế yoga như sau: đứng thẳng hai chân, thân mình hơi nghiêng về phía trước, hai tay chống thẳng lên giữa bắp đùi, hít vào một hơi dài rồi từ từ thở ra đồng thời bụng thót vào hết cỡ, kết hợp với động tác nhíu hậu môn. Giữ trạng thái này và nín thở càng lâu càng tốt. Tư thế này cũng có thể tập trong lúc ngồi thiền. Nó có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ rất tốt, ngoài ra còn góp phần trị liệu các bệnh lý sa phủ tạng, táo bón và di tinh. Vì tư thế này tập trong lúc đói nên còn gọi là thế “trống lòng” (uddiyana- banda).
Các biện pháp trên đây có ý nghĩa dự phòng bệnh trĩ rất tốt nếu được thực hiện một cách đầy đủ, thường xuyên, liên tục và đúng quy cách.
4. Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y
Tùy vào vị trí của búi trĩ, người ta phân thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại (búi trĩ ở ngay ngoài hậu môn) và trĩ hỗn hợp (bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại). Riêng với trĩ nội, phụ thuộc vào mức độ sa ra ngoài của búi trĩ, bệnh được chia thành 4 độ như đã được trình bày ở bài Trĩ nội.
Theo Đông y, nên điều trị bảo tồn trĩ độ 1, 2, trĩ độ 3 ở thời kỳ viêm tắc và bội nhiễm, trĩ ở người già. Tùy từng trường hợp mà có các cách điều trị khác nhau.
5. Tự chữa bệnh bằng Đông y
Do quan niệm “thập nhân cửu trữ (mười người thì 9 người bị trĩ nên kho tàng kinh nghiệm chữa trí của Đông y rất phong phú và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và cách thức bấm huyệt để điều trị bệnh này.
Tự bấm huyệt
Các huyệt chủ yếu được chọn là Bách hội, Thượng liêm, Khổng tối, Thừa sơn, Phục lưu.
Khổng Tối là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, có vị trí nằm ở gần khuỷu tay, cách cổ tay lên trên 7 thốn (nếu tính từ lằn chỉ cổ tay đến lằn nếp khuỷu là 12 thốn thì huyệt vị này có vị trí bằng 7/12 khoảng cách trên).
Thượng liêm là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Đại tràng, nằm dưới đầu ngoài nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn.
Túc Tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị, có vị trí nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay khoảng 3 thôn. Khi phối hợp với huyệt Thừa sơn, nó có tác dụng sơ thông trệ khí ở tràng vị (ruột và dạ dày). Cổ nhân cho rằng tràng vị hoà thì nhiệt độc được thanh, bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi.
Bách hội có vị trí nằm chính giữa đỉnh đầu, giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Theo tài liệu cổ, bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, có tác dụng nâng được dương khí bị hạ hãm.
Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương bàng quang, nằm ở bắp chân, chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của cơ sinh đôi này. Theo Đông y, Thừa sơn có tác dụng làm mát huyết, điều hoà khí các phủ, trị trĩ, sa trực tràng.
6. Những bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ
Các phương pháp. bài thuốc Đông y. kinh nghiệm dân gian rất phong phú, tuy nhiên để điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng (trĩ nội độ 4) thì không nhiều, thời gian điều trị thường dài. Tuy nhiên các bài thuốc Đông y có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây bệnh nên tính triệt để cao, ít tái phát, không có biến chứng, ít đau, chi phí điều trị thấp...
Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc, vị thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quý như diếp cá, đương quy, rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,.. Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm dạng viên uống cho người bệnh dễ sử dụng, thuận tiện, kín đáo mà vẫn đạt hiệu quả tốt trong điều trị. Người bệnh sẽ không còn e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình. Bài thuốc này có thể chữa trị tận gốc bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại mà không cần phẫu thuật hoặc dùng để ổn định hệ tĩnh mạch trĩ sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
+ Huyết ứ:
- Triệu chứng: đại tiện xong huyết ra từng giọt, táo bón.
- Pháp: lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ
- Trĩ huyết ứ
- Hòe hoa (sao đen) 16g
- Kinh giới (sao đen) 16g
- Sinh địa 12g
- Huyền sâm 12g
- Trắc bách diệp 16g
- Qui đầu 12g
- Địa du 12g
- Hoàng cầm
- Xích thược 12g
- Bạch thược 12g
- Xuyên khung 8g
- Chỉ sác 8g
- Hồng hoa 8g
- Đào nhân 8g
- Đại hoàng 4g.
+ Thấp nhiệt
- Triệu chứng: Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
- Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống.
- Trĩ thấp nhiệt
- Trạch tả 12g
- Ngân hoa lồg
- Chi tử 12g
- Chỉ sác 8g
- Kinh giới 12g
- Đào nhân 8g
- Trắc bách diệp 12g
- Xích thược 12g
- Đương qui 8g
- Sinh địa 16g
- Cam thảo 4g
- Hoàng bá 12g
- Đại hoàng 6g.
+ Khí huyết hư
- Triệu chứng: Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
- Điều trị: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
- Bài thuốc: Bổ Trung Ích Khí gia giảm
- Bổ trung ích khí
- Đẳng sâm 16g
- Hoàng kỳ 20g
- Chích thảo 4g
- Thăng ma 12g
- Qui đầu 12g
- Sài hồ 12g
- Bạch truật 12g
- Trần Bì 8g
- Kê huyết đằng 12g.
b) Dùng hoa phòng, chống bệnh trĩ
Có một phương thức rất độc đáo là dùng các loại hoa để chữa trị bệnh trĩ, được gọi là trĩ hoa liệu pháp. Một vài ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về vấn đề này.
Bài 1:
- Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 50g, Thịt lợn nạc 120g, Gia vị vừa đủ.
- Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hòe, chia ăn vài lần trong ngày.
- Công dụng: tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết do nhiệt thịnh.
Bài 2:
- Nguyên liệu: Cúc hoa 120g, Đường đỏ 120g.
- Cách làm: Hai thứ đem hấp cách thuỷ với 2 bát nước rồi chia uông vài lần trong ngày.
- Công dụng: hoạt huyết tiêu thũng, dùng để chữa trĩ mới bị sưng đau.
Bài 3:
- Nguyên liệu:Hoa hoè 60g.
- Cách làm: Hoa hòe sắc kĩ lấy nước, chia 2/3 uống và 1⁄3 dùng để ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 1 thang.
- Công dụng: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ sa ra ngoài. sưng đau.
Bài 4:
- Nguyên liệu: Hoa hoè 50g, Hoa kinh giới 50g.
- Cách làm: Hai thứ đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cơm hoặc nước cháo.
- Công dụng: thanh nhiệt tán phong, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ viêm loét chảy máu, sa niêm mạc trực tràng xuất huyết.
Bài 5:
- Nguyên liệu: Hoa mào gà 10g, Phượng nhân thao 10g.
- Cách làm: Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.
- Công dụng: thanh nhiệt lương huyết, tiêu thũng, dùng để chữa trĩ viêm loét, sưng nề quanh hậu môn.
Bài 6:
- Nguyên liệu: Hoa lăng tiêu 100g.
- Cách làm: Hoa lăng tiêu sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cháo gạo nếp.
- Công dụng: lương huyết tán ứ, dùng để chữa trĩ nội xuất huyết, nứt kẽ hậu môn.
Bài 7:
- Nguyên liệu: Hoa sơn trà 15g, Hoa hòe 15g.
- Cách làm: Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, môi ngày dùng 1 than, hãm uống nhiều lần.
- Công dụng: thanh nhiệt lương huyết, tán ứ chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 8:
- Nguyên liệu: Hoa mướp 20g, Hoa hòe 10g.
- Cách làm: Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 than, hãm uống vài ba lần.
- Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 9:
- Nguyên liệu: Hoa mướp lượng vừa đủ.
- Cách làm: Hoa mướp rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn.
- Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, dùng để chữa trĩ sa.
Bài 10:
- Nguyên liệu: Hoa sắn dây 6g, Bột hồ tiêu 3g.
- Cách làm: Đem hoa sắn dây sấy khô, tán bột rồi trộn đều với bột hồ tiêu, chia uống làm 2 lần trong ngày.
- Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, dùng để chữa trĩ sưng đau.
Bài 11:
- Nguyên liệu: Hoa bọ mẩy 50g, Ruột già lợn 300g.
- Cách làm: Ruột lợn làm sạch, thái khúc rồi đem hầm với hoa bọ mẩy. Khi chín, bỏ hoa, chế đủ gia vị, ăn cái uống nước.
- Công dụng: nhuận tràng, bổ huyết, hòa huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 12:
- Nguyên liệu: Hoa sơn trà 100g
- Cách làm: Hoa sơn trà sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
- Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 13:
- Nguyên liệu:
- Hoa hòe tươi 250g,
- Thịt gà 150g,
- Cà chua 25g,
- Tỏi 25g,
- Lòng trắng trứng gà 1 quả,
- Bột mì rau mùi, giấm, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
- Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, chân qua nước sôi, để ráo nước; thịt gà loại bỏ gân thái chỉ rồi đem ướp với gia vị, lòng trắng trứng và bột mì; rau thơm thái nhỏ, cà chua thái chỉ. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt gà, hoa hòe vào đảo đều, khi gần chín cho cà chua vào đun thêm một lát là được, đổ ra đĩa, rải rau mù! lên trên, ăn nóng.
- Công dụng: tư âm ích khí, lương huyết giáng áp, dùng để chữa trĩ xuất huyết, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Bài 14:
- Nguyên liệu:
- Hoa hòe tươi 250g,
- Trứng gà 3 quả,
- Thịt hun khói 20g,
- Hạt đậu Hà Lan luộc chín, hành củ, mỡ lợn và gia vị vừa đủ.
- Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, chẩn qua nước sôi, để ráo nước; thịt hun khói thái vụn; trứng gà đập ra bát, cho gia vị, thịt hun khói và hoa hòe vào quậy đều. Đặt chảo lên bếp, bỏ mỡ lợn vào đun nóng và phi hành cho thơm rồi cho trứng gà và hoa hòe vào tráng chín, ăn nóng.
- Công dụng: tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
c) Trà dược dành cho bệnh nhân trĩ
Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện.. Trong đó phương pháp dùng trà dược đã tổ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.
Bài 1:
- Nguyên liệu: Hoa hòe, cổ mực, lá đắng, lá định lăng, rau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
- Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35- 40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.
- Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, có mực chỉ huyết và nhuận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hoà các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.
Bài 2:
- Nguyên liệu: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
- Cách làm: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa...
Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hoà các vị trong bài.
Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.
Bài 3:
- Nguyên liệu: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, có mực, thăng ma, sài hồ, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.
- Cách làm: Riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.
- Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí: huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.
Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cô mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.
Bài 4:
- Nguyên liệu:
- Ngũ gia bì 200g,
- Củ định lăng 200g,
- Bạch truật 200g,
- Trần bì 100g,
- Sơn tra 100g,
- Phòng sâm 240g,
- Sơn thù 200g,
- Biển đậu 200g,
- Cam thảo 200g,
- Có mần trầu 200g,
- Ngân hoa 200g,
- Thảo quả 100g.
- Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.
- Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.
Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lòng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.
Trong bài: bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cô mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu, ăn uống sinh hoạt được cải thiện.