Cholesterol Cao

Cholesterol Cao

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường.

Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường.

Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, cơ thể có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.

Nguyên nhân gây ra Cholesterol cao là gì?

Cholesterol được lưu thông trong máu nhờ vào protein. Phức hợp protein và cholesterol gọi là lipoprotein. Có nhiều loại cholesterol hiện diện trong máu, được phân loại dựa vào loại lipoprotein:

- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): Cholesterol “xấu”, vận chuyển cholesterol đi khắp cơ thể, LDL lắng đọng tại thành mạch làm cho thành mạch xơ cứng và lòng mạch hẹp lại.

- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): Cholesterol “tốt”, lấy các cholesterol dư thừa và đem chúng trở lại gan.

Các nguyên nhân cơ thể có thể kiểm soát được như ít vận động, béo phì và ăn uống không lành mạnh làm tăng nồng độ LDL và làm giảm nồng độ HDL. Tuy nhiên các yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Gen di truyền có thể điều khiển các tế bào không sử dụng LDL một cách hiệu quả, điều này làm tăng LDL máu và làm gan sản xuất dư thừa Cholesterol.

Nguyên nhân cơ thể có thể kiểm soát được như ít vận động, béo phì và ăn uống không lành mạnh.

Nguyên nhân cơ thể có thể kiểm soát được như ít vận động, béo phì và ăn uống không lành mạnh.

Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh Cholesterol cao bao gồm:

- Ăn uống không khoa học: Ăn nhiều chất béo bão hòa, thường tìm thấy trong các sản phẩm làm từ động vật và chất béo chuyển hóa trong các sản phẩm bánh kẹo đóng gói có thể làm tăng cholesterol máu. Thức ăn có lượng cholesterol cáo như thịt đỏ và sữa nguyên kem cũng có thể làm tăng lượng cholesterol toàn phần.

- Béo phì: Chỉ số cơ thể BMI cao hơn 30 là nguy cơ làm tăng cholesterol máu.

- Vòng hông lớn: Số đo vòng hông lớn hơn 102cm đối với nam và 89cm đối với nữ được xem là nguy cơ cao.

- Ít tập thể dục: Tập luyện giúp tăng nồng độ HDL, hay còn gọi là mỡ “tốt” trong cơ thể đồng thời làm giảm nồng độ LDL.

- Hút thuốc lá: Thuốc lá gây tổn thương thành mạch, gây tăng lắng đọng mỡ tại thành mạch. Hút thuốc cũng làm giảm nồng độ HDL.

- Đái tháo đường: Nồng độ đường trong máu cao làm tăng LDL máu và giảm HDL. Đường máu tăng cũng làm tổn thương thành mạch.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở Cholesterol cao là gì?

Những người bị tình trạng cholesterol cao hầu như không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Do đó, xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol cao.

Hầu như không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì.

Hầu như không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì.

Cách điều trị Cholesterol cao

Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên dùng thuốc để giảm nồng độ cholesterol. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả từng yếu tố nguy cơ, tuổi, sức khỏe hiện tại và các phản ứng phụ có thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh dùng thuốc riêng biệt hoặc kết hợp thuốc. Dưới đây là một số thuốc có thể được dùng:

Statin:

Statin có thể ngăn gan tiết ra thêm cholesterol và làm cho gan loại bỏ cholesterol khỏi máu. Statin cũng có thể giúp cơ thể người bệnh tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch.

Resin kết nối acid mật:

Gan sử dụng cholesterol để tạo ra acid mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc này hạ cholesterol gián tiếp bằng cách kết hợp với axit mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các axit mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol:

Ruột hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống và giải phóng vào máu. 

Thuốc ezetimibe (Zetia®):

Giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với thuốc statin.

Tự điều trị

Chọn thực phẩm lành mạnh, kết hợp tập thể dục thể thao.

Chọn thực phẩm lành mạnh, kết hợp tập thể dục thể thao.

Lối sống và sinh hoạt cần được thay đổi để cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu. Người bệnh cần giảm cân, ăn thức ăn lành mạnh và tăng hoạt động thể lực. Nếu có hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Sau đây là các liệu pháp có thể ngăn ngừa căn bệnh trên tại nhà bao gồm:

- Chọn chất béo “tốt”: Chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol toàn phần và LDL. Chúng thường có trong thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và các chế phẩm từ sữa không tách béo. Chất béo không bão hòa đơn có trong dầu oliu là sự lựa chọn tốt hơn. Bơ, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt hồ đào cũng là những lựa chọn lành mạnh.

- Tránh chất béo chuyển hóa: Chúng thường có trong bơ thực vật và bánh kẹo đóng gói. Chất béo chuyển hóa vừa làm tăng LDL vừa làm giảm HDL. Các thực phẩm chứa nguyên liệu được xếp vào loại dầu hydro hóa 1 phần chứa chất béo chuyển hóa.

- Hạn chế ăn cholesterol: Lượng cholesterol cao nhất thường trong thịt hữu cơ, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Người bệnh hãy thái thịt mỏng để chế biến và sử dụng sữa tách béo thay thế. Hạn chế không dùng trứng hơn 7 lần/1 tuần.

- Sử dụng ngũ cốc nguyên cám: Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong ngũ cốc nguyên cám giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Hãy chọn bánh mì từ ngũ cốc nguyên cám, bột mì nguyên cám và gạo lức. Yến mạch cũng là lựa chọn rất tốt.

- Ăn rau và trái cây: Trái cây và rau củ quả rất giàu chất xơ, có thể làm giảm cholesterol máu. 

- Ăn cá: Có 1 số loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá bơn có ít chất béo toàn phần, chất béo bão hòa, và cholesterol hơn thịt và gia cầm. Cá ngừ, cá thu, cá trích rất giàu omega-3 giúp cho tim khỏe mạnh.

- Giảm cân: Thừa cân gây tăng cholesterol máu. Giảm 3-5 kg có thể giúp giảm cholesterol toàn phần. Hãy quan sát kỹ những thói quen ăn uống hằng ngày, đặt ra những mục tiêu có thể thực hiện được để thực hiện lâu dài.

- Tập thể dục thường xuyên: Nếu bác sĩ cho phép, hãy tập luyện 30-60 phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu từ 15 phút trong ngày nếu người bệnh chưa bao giờ tập thể dục.

- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ tim mạch do tổn thương thành mạch và tăng tốc độ lắng động mỡ máu trong thành mạch.

Phòng chống Cholesterol cao

Ăn rau và trái cây, ngừng hút thuốc lá, giảm cân.

Ăn rau và trái cây, ngừng hút thuốc lá, giảm cân.

- Có chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn muối và ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc.

- Hạn chế chất béo động vật.

- Giảm cân và duy trì một cân nặng phù hợp.

- Bỏ hút thuốc.

- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần trong vòng ít nhất 30 phút.

- Hạn chế uống rượu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...