Cholesterol cao ở trẻ em
Người lớn không phải là đối tượng duy nhất bị ảnh hưởng bởi cholesterol cao. Trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao, tình trạng này gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim (đối với trẻ lớn hơn). Quá nhiều cholesterol dẫn đến sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch, đây là nơi cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác. Mảng bám có thể thu hẹp các động mạch và chặn lưu lượng máu đến tim, từ đó gây ra các vấn đề về tim và đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra cholesterol cao ở trẻ em?
Nồng độ cholesterol cao ở trẻ em chủ yếu liên quan đến ba yếu tố nguy cơ:
- Di truyền (truyền từ cha mẹ sang con).
- Chế độ ăn.
- Béo phì.
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị cholesterol cao có cha mẹ cũng bị tăng cholesterol.
Làm thế nào cholesterol cao ở trẻ em được chẩn đoán?
Xét nghiệm máu đơn giản.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể kiểm tra cholesterol ở trẻ em (trong độ tuổi đi học) bằng xét nghiệm máu đơn giản. Thông thường việc tiến hành những xét nghiệm này đặc biệt quan trọng nếu gia đình có tiền sử bệnh tim hoặc nếu cha mẹ có cholesterol cao. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy liệu cholesterol của trẻ có quá cao hay không.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (National Heart, Lung, and Blood Institute - NHLBI), Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả trẻ em nên được kiểm tra một lần trong độ tuổi từ 9 đến 11 và một lần nữa trong độ tuổi từ 17 đến 21.
Sàng lọc chọn lọc thường được khuyến nghị cho trẻ em có tiền sử gia đình bị cholesterol cao hoặc mỡ trong máu hay tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm (từ 55 tuổi trở xuống đối với nam, 65 tuổi hoặc trẻ hơn đối với nữ). Sàng lọc cũng được khuyến khích ở những bé có chỉ số khối cơ thể (BMI - Body mass index) lớn hơn 95th percentile ở trẻ em lứa tuổi lứa tuổi 2-8 hoặc ở trẻ lớn (tuổi từ 12 đến 16) có chỉ số BMI lớn hơn 85th percentile và những người có khác các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với khói thuốc lá, tiểu đường hoặc huyết áp cao.
Nên sàng lọc lần đầu sau 2 tuổi, nhưng không muộn hơn 10 tuổi. Còn đối với trẻ em dưới 2 tuổi không nên sàng lọc. Nhưng nếu các xét nghiệm lipid cơ bản là bình thường, trẻ em cũng nên được kiểm tra lại từ 3 đến 5 năm.
Đối với những trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì và có mức mỡ trong máu cao hay mức HDL (cholesterol "tốt") thấp, thì việc quản lý cân nặng được xem là phương pháp điều trị chính. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ được cải thiện chế độ ăn uống với tư vấn dinh dưỡng và tăng cường tập thể dục.
Đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên có mức cholesterol cực cao (hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm), nên cân nhắc điều trị bằng thuốc.
Cholesterol cao ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Cách tốt nhất để điều trị cholesterol cao ở trẻ em là kết hợp chương trình ăn kiêng và tập thể dục có sự tham gia của cả gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên.
Ăn thực phẩm ít chất béo, chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol. Tổng số lượng chất béo mà một đứa trẻ tiêu thụ khoảng 30% hoặc ít hơn tổng lượng calo hàng ngày. Gợi ý này không áp dụng cho trẻ em dưới hai tuổi. Chất béo bão hòa nên được giữ ở mức dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày trong khi chất béo chuyển hóa thì nên tránh. Đối với trẻ em trong nhóm có nguy cơ cao, chất béo bão hòa nên được hạn chế ở mức 7% tổng lượng calo và cholesterol trong chế độ ăn uống từ 200 miligam mỗi ngày.
Chọn nhiều loại thực phẩm để trẻ em có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên, chẳng hạn như đi xe đạp, chạy, đi bộ và bơi lội, có thể giúp tăng mức HDL (cholesterol "tốt") và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho trẻ em.
Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm lành mạnh để cung cấp cho trẻ em.
Đối với bữa sáng: Trái cây, ngũ cốc không đường, bột yến mạch và sữa chua ít béo là một trong những thực phẩm tốt nhất nên được lựa chọn cho bữa ăn sáng. Sử dụng 1% sữa tách béo thay vì sữa nguyên chất hoặc 2% sữa tách béo (sau 2 tuổi, hay theo khuyến nghị của bác sĩ).
Đối với bữa trưa và bữa tối: Sử dụng lò nướng hoặc nướng thực phẩm trên vỉ thay vì chiên chúng. Sử dụng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và cuộn lại để làm ra bánh sandwich có lợi cho sức khỏe hơn. Ngoài ra, cho trẻ ăn bánh quy giòn nguyên hạt với súp, ớt và món hầm. Chuẩn bị mì ống, đậu, gạo, cá, thịt gia cầm không da hoặc các món ăn khác. Luôn phục vụ trái cây tươi (còn nguyên vỏ) trong bữa ăn.
Đối với đồ ăn nhẹ: Trái cây, rau, bánh mì và ngũ cốc là món ăn nhẹ tuyệt vời cho trẻ em. Tuy nhiên trẻ em nên tránh soda, nước trái cây và đồ uống trái cây.
Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không cải thiện mức cholesterol của trẻ em, bé có thể cần dùng thuốc như thuốc giảm cholesterol.
Mức cholesterol của trẻ em nên được kiểm tra lại và theo dõi sau khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc bắt đầu dùng thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ.