Chơi game cường độ cao có thể gây ra nhịp tim không đều

Chơi game cường độ cao có thể gây ra nhịp tim không đều

Trò chơi điện tử với những hành động thót tim có thể gây ra nguy hiểm cho một số người chơi.  

Và đã có một số ít các game thủ đã qua đời khi họ trải qua những giai đoạn căng thẳng khiến nhịp tim của họ chậm lại và không điều, còn được gọi là rối loạn nhịp tim, trích dẫn thông tin các nhà nghiên cứu báo cáo.

Trong một bức thư được công bố trên Tạp chí Y học New England, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng: Đã có 3 cậu bé trong độ tuổi từ 10 đến 15 bị bất tỉnh khi đang thực hiện nhiệm vụ trong một trò chơi video chiến tranh, và dạng trò chơi này hiện đang phát triển đến mức gây sốt trên thị trường.

Nhà nghiên cứu cao cấp Christian Turner, Bác sĩ tim mạch nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng tại Westmead ở Úc cho biết: Ghi lại nhịp tim vào thời điểm diễn ra trò chơi hoặc sau đó cho thấy những đứa trẻ này đã bị rối loạn nhịp tim - đây là một dạng nhịp nhanh thất, về bản chất là gần như ngừng tim và tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.

“Các dấu hiệu thường thấy của rối loạn nhịp tim như nhịp tim chậm (đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút), nhịp tim nhanh (đập nhiều hơn 100 nhịp mỗi phút), tức ngực, khó thở, choáng váng, chóng mặt, đổ mồ hôi, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu, đánh trống ngực, cảm giác ngực bị đè nén, thở ngắn, đau hoặc tức ngực, yếu hoặc mệt mỏi.”

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra mỗi cậu bé đều có những bất thường tiềm ẩn ở tim, chúng rất hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể là do cấu trúc hoặc chức năng điện của cơ tim.

Đây là một bất ngờ đối với hai cậu bé, bởi vì chúng chưa bao giờ được chẩn đoán là có vấn đề về tim, Turner nói.

Những trường hợp như trên cho thấy, các trò chơi điện tử có thể tạo ra một loại adrenaline giống nhau, và khiến người chơi bị tổn hại nặng nề khi tim họ ngừng đập.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn phát hiện: Trong thời gian đang diễn ra trò chơi chỉ cần người chơi tức giận, điều này đã có thể khiến họ đột ngột qua đời, hoặc nỗi sợ hãi cũng khiến người chơi gặp phải tình huống tương tự như vậy. Và điều này xảy ra trong cùng một giải đấu. Chỉ là bây giờ nhóm nghiên cứu mới nhận ra chơi game có thể tạo ra dạng cấp bách đến như vậy.

Trên thực tế, mọi người không nên đánh giá thấp những sự nguy hiểm gây ra bởi nhịp tim bất thường như ngất, hoặc mất ý thức.

Sự khác biệt duy nhất giữa ngất và chết đột ngột là, đối với ngất, bạn sẽ thức dậy. 

Bệnh nhân đầu tiên, 10 tuổi, đã bất tỉnh sau khi chiến thắng trò chơi video chiến tranh của mình. Sau đó bé tự nhiên tỉnh dậy, nhưng sau đó bị ngừng tim ở trường. Các bác sĩ đã tìm ra bé mắc chứng rối loạn di truyền gây cản trở sự dẫn điện trong tim.

Còn ở bệnh nhân thứ hai, 11 tuổi, đã ngã quỵ sau khi tim đập nhanh trong khi đang chơi một trò chơi video chiến tranh với một người bạn. Bé được chẩn đoán mắc hội chứng QT dài, một tình trạng có khả năng dẫn đến nhịp tim tăng vọt và hỗn loạn. Và hai cái chết bất ngờ không rõ nguyên nhân trong gia đình của bé sau đó cũng có liên quan đến chứng rối loạn này.

Bệnh nhân thứ ba, 15 tuổi, đã trải qua phẫu thuật cho một khiếm khuyết tim được chẩn đoán từ thời thơ ấu. Bé bắt đầu bất tỉnh trên giường trong khi chiến thắng trò chơi điện tử của mình và được đưa đến bệnh viện, nơi các bác sĩ bắt đầu giúp cho nhịp tim đều đặn của trẻ trở lại bình thường.

Khi đó, các bác sĩ đã cấy máy khử rung tim vào bệnh nhân thứ ba, hóa ra đó là một bước đi thông minh. Hai tháng sau, bé đã bắt đầu chơi game trở lại (trong cùng một trò chơi) và bộ cấy đã khôi phục nhịp tim bình thường của bé sau khi bé có nhịp tim bất thường.

Chúng tôi nghĩ rằng có khả năng những giai đoạn này đã xảy ra khi người chơi bị phấn khích bởi trò chơi. Có lẽ những gì đang xảy ra khiến cho đứa trẻ trở nên phấn khích đến nỗi adrenaline đang tích tụ trong cơ thể và điều này gây ra nhịp tim bất thường.

Những dạng rối loạn tim này rất hiếm và chỉ ảnh hưởng đến một số lượng rất nhỏ ở trẻ em, nhóm nghiên cứu lưu ý.

Và đây là những vấn đề về tim thường xảy ra khi trẻ em và thanh thiếu niên tham gia các môn thể thao cạnh tranh.

Mặt khác, nhóm nghiên cứu đưa ra lời khuyên: Đối với những trẻ em bất tỉnh khi chơi game ở cường độ cao nên được đánh giá càng sớm càng tốt, và tốt nhất là bởi một trung tâm tim chuyên về các rối loạn làm rối loạn nhịp tim.

Cuối cùng Turner chia sẻ: Ngất xỉu là tình trạng phổ biến ở trẻ em và hầu hết không nghiêm trọng, nhưng nếu ngất đột ngột xảy ra trong khi hưng phấn hoặc tập thể dục thường là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm - nhưng thường có thể chữa được - ví dụ, nếu một đứa trẻ có một giai đoạn thường ngất đi trong các hoạt động thể thao hoặc bơi lội, hay khi hào hứng chơi một trò chơi game, họ nên gặp bác sĩ.

“Xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước, trò chơi điện tử (video game) là một trong những hình thức giải trí phổ biến nhất hiện nay của con người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, trò chơi điện tử sẽ mang đến cho mọi người những tác hại khôn lường về sức khỏe và gây ra nhiều hậu quả hệ lụy”.

Theo thông tin từ Dennis Thompson - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...