Chấn Thương Sọ Não
Chấn thương sọ não là gì?
Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị tác động mạnh vào đầu dẫn đến tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Các chấn thương có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng.
Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não là gì?
Chấn thương sọ não có thể xảy ra do đầu bị đập mạnh đột ngột hoặc khi có vật gì đó đâm vào bên trong não. Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương đầu, tai nạn xe, té ngã, bị hành hung hay luyện tập thể thao. Ngoài ra, những chấn thương sâu bên trong có thể do súng đạn hoặc các vật dụng khác như dao hoặc những mẫu xương trong đầu.
Chấn thương sọ não là do tai nạn là đa số.
Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên thì tuổi tác chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Chấn thương sọ não. Sau đây là một số đối tượng thương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 4 tuổi.
- Thanh niên, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 15 và 24.
- Người già 75 tuổi trở lên.
Triệu chứng dễ nhận thấy ở chấn thương sọ não là gì?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng có thể phát triển chậm. Những người bị Chấn thương sọ não nhẹ có thể còn hoặc mất ý thức trong thời gian ngắn.
Các triệu chứng liên quan khác của bệnh bao gồm các triệu chứng như đau đầu, rối loạn hành vi, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt mỏi. Người bị chấn thương có thể bị rối loạn giấc ngủ và cảm xúc, gặp rắc rối đối với trí nhớ, sự tập trung, chú ý, hay suy nghĩ.
Đối với Chấn thương sọ não loại vừa hoặc nặng có thể gây ra triệu chứng nhức đầu dữ dội, nôn mửa, co giật, không có khả năng thức dậy, giãn đồng tử, nói lắp. Bên cạnh đó, suy nhược nặng hay tê liệt, mất phối hợp, hay nhầm lẫn, có cảm giác bồn chồn, kích động cũng có thể xảy ra.
Vì thế khi bị chấn thương đầu, sau đó cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện những thay đổi về hành vi bản thân thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu bị chấn thương trong thời gian gần đây, người bị thương hãy lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn của bác sĩ.
Đau đầu hay nôn mửa là triệu chứng thường thấy.
Điều trị chấn thương sọ não
- Ngay sau khi bị chấn thương, nạn nhân cần phải được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất để xử trí ban đầu, sau đó đưa đến chuyên khoa phẫu thuật thần kinh.
- Cần phải kiểm soát được đường hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân.
- Xử lý các vết thương sọ não càng sớm càng tốt, tránh mất máu và nhiễm khuẩn.
- Đối với những khối máu tụ nội sọ: Sau khi đã phát hiện ra khối máu tụ gây chèn ép não (biểu hiện bằng sự suy giảm của tri giác, giãn đồng tử một bên, liệt) nạn nhân cần phải được mổ cấp cứu. Nếu để muộn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Để hạn chế tối đa mức độ tàn phế do di chứng tồn tại, bệnh nhân phải trải qua một quá trình phục hồi chức năng lâu dài.
- Mang trang thiết bị an toàn khi tham gia các môn thể thao (ví dụ như đạp xe, trượt ván hay chơi thể thao đối kháng).
Phòng chống chấn thương sọ não
Bảo vệ che chắn đầu khi tham gia giao thông hay các môn thể thao.
- Tôn trọng luật lệ giao thông, không chạy quá tốc độ cho phép, đội mũ bảo hiểm, không lái xe trong tình trạng say rượu, hay chất kích thích.
- Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe.
- Không nên lái xe đường dài liên tục trong nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi.
- Sau một đêm thức trắng, thì không nên lái xe đường dài.
- An toàn trong lao động, thể thao như đội mũ bảo hiểm.