Chẩn đoán phân biệt bệnh dạ dày với các bệnh khác
Cũng như nhiều căn bệnh khác, triệu chứng và bệnh có thể không đi liền với nhau. Vì thế cho dù đã phát hiện ra viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày, cũng không nên nghĩ rằng chẩn đoán như vậy là đã đúng. Nếu điều kiện cho phép, nên tiến hành kiểm tra chức năng gan, đối với hệ thống gan, đường mật, tuyến tụy... cũng nên sử dụng siêu âm kiểm tra. Chúng tôi đã từng gặp một bệnh nhân, anh ta đại tiện ra phân đen 2 - 3 ngày, sau khi kiểm tra dạ dày phát hiện tá tràng có một chỗ loét lớn nhưng biểu hiện trên chỗ loét lại không có máu tươi và vảy máu. Nên nguyên nhân gây ra phân đen không phải do tá tràng bị loét. Ngoài chỗ loét, người ta còn phát hiện trên niêm mạc dạ dày có một điểm xuất huyết rõ rệt. Vì thế nguyên nhân gây bệnh thực sự có thể là sự biến đổi bệnh niêm mạc dạ dày cấp tính.
I. Bệnh tiểu đường
Không ít bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có cảm giác chướng bụng. Số bệnh nhàn này được phát hiện là mắc bệnh tiểu đường, không phải là do uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, thể trọng giảm sút, mà có cảm giác bụng trướng. Khi kiểm tra lượng đường trong máu mới biết nguyên nhân gây trướng bụng là do bệnh biến đường vì thế làm trắc nghiệm đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu là rất cần thiết.
II. Viêm tuyến tụy mạn tính
Viêm tuyến tụy mạn tính không phải hoàn toàn là sự biến đổi trực tiếp từ viêm tuyến tụy cấp tính sang. Nó có quan hệ tới các loại nhân tố của cơ thể con người như sự miễn dịch bất thường... Thời kỳ đầu của viêm tuyến tụy mạn tính. Cho dù là đã có sự phá hoại tế bào tuyến tụy, nhưng tuyến tụy tồn tại một cơ chế thay thế chức năng, đối với sự tổn hại tuyến tụy trong một phạm vi nhất định. Nó có thể thay thế chức năng của cơ chế bổ khuyết. Vì thế nó không tạo thành sự tiêu hóa không tốt và bệnh tiểu đường ở người bệnh nhưng đến thời kỳ giữa hay cuối tế bào tuyến tụy bị phá hoại quá nhiều, vượt qua cả thời gian phạm vi thay thế của nó. Tuyến tụy mất đi chức năng làm thay đổi các men tiêu hóa và insulin... mà tuyến tụy tiết ra không đủ duy trì chức năng bình thường của cơ thể, có thể do tiêu hóa kém..., xuất hiện sự chướng bụng, tiêu chảy, thậm chí còn có triệu chứng đau bụng. Lúc đó, ngoài việc chức năng bài tiết của tuyến tụy bị hạ thấp ra. Ngoại hình của tuyến tụy và hình dạng của ống tụy... cũng có sự thay đổi. Căn cứ theo những sự thay đổi nói trên, trên lâm sàng có thể áp dụng các phương pháp như siêu âm, CT, tạo ảnh đi ngược chiều ống mật tụy (ERCP) hoặc tạo ảnh ống tụy mật cộng hưởng từ (MRCP)... để chẩn đoán chính xác.
III. Viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính thường thường có các triệu chứng mệt mỏi, hết sức lực, vàng mắt, sốt, nôn mửa... rất dễ phát hiện. Nhưng có một số loại hình viêm gan, như viêm gan B, biểu hiện lâm sàng của nó lại không kịch liệt mạnh mẽ, không bị vàng mắt, sốt, sự mệt mỏi mất sức cũng không biểu hiện rõ ràng, có thể chỉ có biểu hiện là trướng bụng mà thôi. Những triệu chứng nhỏ bé này có lúc sẽ bị bỏ qua, nhưng khi lao động mệt sẽ lại xuất hiện nhiều lần. Vì thế chướng bụng nhiều lần không khỏi, có thể đi kiểm tra chức năng gan.