Chẩn đoán bệnh trĩ để có phương án điều trị
Bệnh trĩ có rất nhiều nguyên nhân và những triệu chứng khác nhau vì vậy để có thể Điều trị bệnh trĩ một cách tốt nhất thì các bác sĩ phải chẩn đoán rõ nguyên nhân của bệnh thì chữa trị mới có hiệu quả. Qua chẩn đoán có thể phát hiện tác nhân gây nên bệnh trĩ ở bệnh nhân.
Người bệnh đau do nhiễm trùng búi trĩ hay do tắc mạch
Chuẩn bị người bệnh giúp bác sĩ thực hiện khám hay soi trực tràng. Nên cho người bệnh ngâm mông ngày 2-3 lần và sau khi đại tiện bằng nước ấm (thời gian ngâm 10-15 phút, nhiệt độ nước 40-45°C) giúp máu tới vùng chậu, giảm phù nề và giảm đau. Đặt thuốc hay bơm thuốc chống co thắt, chống đau theo y lệnh điều trị giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái. Thực hiện thuốc giảm đau. Lượng giá mức độ đau, tính chất, ngưỡng đau, mất thoải mái trước và sau khi dùng thuốc. Dùng túi hay gối thấm dịch đặt dưới mông người bệnh. Khuyến khích người bệnh tắm ngồi giúp thoải mái và sạch. Dùng túi lạnh đặt vào búi trĩ giúp bớt sung huyết.
Người bệnh trĩ do táo bón
Người bệnh đi đại tiện ngay, nhanh, không ngồi lâu, không cố gắng. Duy trì đủ nước trong ngày, thức ăn nhuận tràng. Khuyến khích người bệnh vận động, thể dục. Thực hiện thuốc nhuận tràng làm mềm phân vì người bệnh có thể sợ đau khi đại tiện. Theo dõi người bệnh xem có đau khi đại tiện không, đánh giá mức độ chảy máu.
Chảy máu sau khi đi cầu
Lấy dấu chứng sinh tồn, nếu thấy máu ra quá nhiều. Quan sát phân có máu không. Đánh giá dấu hiệu thiếu máu, dấu chảy máu quanh hậu môn. Khám da niêm đánh giá dấu hiệu thiếu máu. Thực hiện thuốc nhuận tràng làm mềm phân, tránh phân cứng làm rách mạch máu.
Người bệnh lo lắng trước mổ
Điều dưỡng cho người bệnh đại tiện, vệ sinh sạch vùng hội âm. Chú ý cách ngâm rửa hậu môn tránh nhiễm trùng. Thực hiện thuốc kháng sinh trước mổ nếu có tình trạng nhiễm trùng. Cung cấp thông tin về phẫu thuật, về các chăm sóc sau mổ như thay băng vết thương, đau sau mổ, tình trạng người bệnh đi cầu, ngâm mông, chế độ ăn uống.