Chẩn đoán bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào?
Các xét nghiệm sau đây được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường:
Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói
: Đây là xét nghiệm đo glucose trong máu sau khi bạn đã trải qua ít nhất 8 giờ không ăn. Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:
Đo đường trong máu sau khi bạn đã trải qua ít nhất 8 giờ không ăn và 2 giờ sau khi bạn uống một thức uống có chứa glucose. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên:
Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn mà không cần quan tâm đến thời gian mà bạn đã ăn trước đó. Xét nghiệm này, thường được kết hợp cùng với đánh giá của các triệu chứng, để chẩn đoán bệnh tiểu đường, nhưng không phải là tiền tiểu đường.
Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ được xác nhận bằng cách lặp lại xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống vào một ngày khác. Khi lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm ZnT8Ab (xét nghiệm tự kháng thể kênh vận chuyển kẽm 8). Xét nghiệm máu này cùng với các thông tin và kết quả xét nghiệm khác có thể giúp các bác sĩ xác định xem một người có bị tiểu đường loại 1 hay là loại khác. Mục tiêu của việc xét nghiệm ZnT8Ab là chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, điều đó sẽ giúp cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhận được các phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói (FPG)
Xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói (FPG) thường có kết quả chính xác nhất khi được thực hiện vào buổi sáng. Kết quả và ý nghĩa của chúng được thể hiện trong bảng 1. Nếu mức đường huyết lúc đói của bạn từ 100 đến 125 mg/dL, thì bạn có khả năng đang bị tiền tiểu đường gọi là suy giảm mức đường huyết lúc đói (IFG), nghĩa là người đó có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2. Với mức 126 mg/dL trở lên (có nghĩa là bạn bị tiểu đường), kết quả sẽ được xác nhận bằng cách lặp lại xét nghiệm vào một ngày khác.
Bảng 1. Xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói
* Kết quả được xác nhận bằng cách lặp lại xét nghiệm vào một ngày khác.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT)
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) nhạy hơn so với xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói (FPG), nhưng chúng hơi khó thực hiện. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) yêu cầu bạn phải nhịn ăn ít nhất tám giờ trước khi thử nghiệm. Glucose huyết tương của bạn được đo ngay lập tức trước và hai giờ sau khi bạn uống một chất lỏng chứa 75 gram glucose hòa tan trong nước. Kết quả và ý nghĩa của chúng được thể hiện trong bảng 2. Nếu mức đường trong máu của bạn nằm trong khoảng từ 140 đến 199 mg / dL 2 giờ sau khi uống chất lỏng, bạn đang bị một dạng tiền tiểu đường gọi rối loạn dung nạp glucose (IGT), nghĩa là bạn có nhiều khả năng để phát triển bệnh tiểu đường loại 2 (nhưng bệnh chưa xảy ra). Với mức glucose từ 200 mg / dL trở lên (có nghĩa là bạn bị tiểu đường), kết quả sẽ được xác nhận bằng cách lặp lại xét nghiệm vào một ngày khác.
Bảng 2.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
* Kết quả được xác nhận bằng cách lặp lại xét nghiệm vào một ngày khác.
Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng được chẩn đoán dựa trên các giá trị glucose huyết tương đo được trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Lượng đường trong máu được kiểm tra bốn lần trong khi xét nghiệm. Nếu lượng đường trong máu của bạn trên mức bình thường ít nhất hai lần trong khi thử nghiệm, thì bạn sẽ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Bảng 3 cho thấy các kết quả bình thường ở trên nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống đối với bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bảng 3. Bệnh tiểu đường thai kỳ: Kết quả trên bình thường cho n
ghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Lưu ý: Một số phòng thí nghiệm sử dụng các số khác cho thử nghiệm này.
Để biết thêm thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các trang thông tin y khoa....
Xét nghiệm Glucose huyết tương ngẫu nhiên
Mức đường huyết ngẫu nhiên từ 200 mg/dL trở lên, cộng với sự hiện diện của các triệu chứng sau đây, có thể cho thấy là bạn bị tiểu đường:
- Đi tiểu nhiều.
- Cơn khát tăng dần.
- Giảm cân không giải thích được.
Các triệu chứng khác bao gồm như mệt mỏi, mờ mắt, mau đói và vết loét không lành. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức đường huyết của bạn vào một ngày khác bằng cách sử dụng xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để xác nhận chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Với các xét nghiệm mới hơn như sử dụng Hemoglobin A1c được biết đến là một công cụ sàng lọc bệnh tiểu đường (xét nghiệm thường được sử dụng để đo kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong vài tháng). Khi kết quả xét nghiệm HbA1c từ 5,7% đến 6,4% thì người đó đang bị tiền tiểu đường và đánh dấu một thời điểm mà nó có thể được đảo ngược từ những thay đổi lối sống. Với kết quả HbA1c từ 6,5% người đó đang bị bệnh tiểu đường.