Chẩn đoán bệnh dạ dày theo phương pháp Đông y - phương pháp kiểm tra vọng thiệt
I. Thế nào là vọng thiệt chẩn bệnh?
Vọng thiệt chính là xem lưỡi, quan sát lưỡi. Vọng thiệt chẩn bệnh đã có hơn mấy ngàn năm lịch sử. Thực tiễn chứng minh đây là một phương pháp tương đối tốt trong Đông y. Đối với Tây y, phương pháp này cũng có giá trị nhất định. Lưỡi là khí quan của hệ thống tiêu hóa cho nên bệnh về đường tiêu hóa thường phản ánh ở lưỡi.
Khi khám lưỡi phải tiến hành một cách tự nhiên. Bệnh nhân phối hợp tự nhiên, đưa đầu lưỡi ra trước sau đó xem các biểu hiện của lưỡi.
Lưỡi bình thường có màu hồng, ướt, hoạt động tự nhiên khi bị bệnh lưỡi sẽ biến sắc. Lưỡi màu trắng nhạt: Phần lớn là huyết hư hoặc khí huyết lưỡi hư hoặc âm hư lưỡi có màu đỏ phần nhiều là nóng. Màu đỏ tía: Đậm hơn màu đỏ, thường thấy với người bệnh khi nhiệt cao. Hình thái của lưỡi: Thân lưỡi to, bên lưỡi có vết răng phần lớn là bổ tỳ thận dương dư, biểu hiện tiêu hóa không tốt. Thân lưỡi nhỏ nhưng rộng, lưỡi màu trắng nhạt là do khí huyết không đủ, nếu lưỡi phổng có màu đỏ tía, là do dương hư hảo vương, lưỡi khô có vệt vằn là do nhiệt phát.
II. Phối hợp kiểm tra bộ phận bụng
Bác sĩ đối với kiểm tra bộ phận bụng là kiểm tra toàn bộ các bộ phận quan trọng toàn thân. Đối với các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày mà nói nó là một phương diện trọng yếu - phương pháp chẩn đoán thực nghiệm không thể thiếu của bác sĩ làm chẩn đoán. Đối với kiểm tra bộ phận này gồm có nhìn để chẩn đoán, sờ để chẩn đoán, nghe để chẩn đoán và gõ để chẩn đoán. Đối với nhìn, phải quan sát hình dạng bên ngoài của bộ phận bụng. Đối với sờ để chẩn đoán dùng tay sờ lên vị trí bên ngoài của bụng. Đối với gõ để chẩn đoán là dùng tay gõ lên phần bụng để nghe tiếp. Đối với nghe bệnh cũng thông qua nghe âm của các cơ quan để chẩn đoán. Bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm qua các khâu kiểm tra có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ.