Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư miệng

Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư miệng

Phục hồi sau điều trị ung thư miệng là gì?  

Hồi phục là phần rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân ung thư miệng. Mục tiêu của hồi phục tùy thuộc vào độ lan rộng của khối u và điều trị ở bệnh nhân. Nhóm chăm sóc y tế sẽ cố gắng để giúp bệnh nhân quay về các hoạt động bình thường càng sớm càng tốt. Phục hồi gồm có tư vấn về chế độ ăn, phẫu thuật, phục hình răng, ngôn ngữ trị liệu và các dịch vụ khác.  

Đôi khi bệnh nhân cần tái cấu trúc và phẫu thuật thẩm mỹ để xây dựng lại các cấu trúc xương và mô trong miệng. Nếu không thể làm được thì chuyên gia phục hình răng có thể làm răng hoặc một phần mặt giả. Bệnh nhân có thể cần huấn luyện đặc biệt để sử dụng các bộ phận này.   

Ngôn ngữ trị liệu bắt đầu càng sớm càng tốt cho bệnh nhân có vấn đề về tiếng nói sau khi điều trị. Bình thường chuyên gia ngôn ngữ sẽ khám bệnh nhân trong bệnh viện để có kế hoạch điều trị và dạy các bài tập ngôn ngữ. Ngôn ngữ trị liệu thường được tiếp tục sau khi bệnh nhân đã về nhà.  

 

Những gì sẽ đến sau khi điều trị ung thư miệng?

 

Khám định kỳ là điều rất quan trọng đối với người điều trị ung thư. Bác sĩ và nha sĩ sẽ khám bệnh nhân kỹ lưỡng để kiểm tra quá trình lành bệnh và tìm các dấu hiệu ung thư tái phát. Bệnh nhân khô miệng do xạ trị cần được khám răng ba lần trong năm.

Bệnh nhân cần khám ở bác sĩ dinh dưỡng nếu sụt cân hay tiếp tục có các vấn đề về ăn uống. Hầu hết các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân ung thư miệng ngưng hút thuốc và uống rưọru để giảm nguy cơ bị loại ung thư mới.  

Sống chung với một bệnh nặng chẳng dễ dàng chút nào. Bệnh nhân và những người quan tâm đến người bệnh phải đối diện với nhiều vấn đề và thách thức. Những người này sẽ có đủ sức để đối phó với những khó khăn này khi có những nguồn thông tin hữu ích và các dịch vụ hỗ trợ. Một số tập sách trong đó có quyển Nắm lấy thời gian: Hỗ trợ người bệnh ung thư và những người quan tâm đến, hiện có tại Dịch vụ thông tin ung thư.

Bệnh nhân ung thư cũng lo lắng về nghề nghịêp, công việc, quan tâm đến gia đình, quản lý công việc thường ngày. Xét nghiệm, điều trị, nằm viện, và chi phí điều trị là những nỗi lo thường gặp.  

Các bác sĩ, y tá, và các thành viên trong nhóm chăm sóc y tế sẽ trấn an những nỗi sợ và làm giảm nhẹ những rối rắm của bệnh nhân về điều trị, công việc, và các hoạt động thường ngày. Cũng vậy, gặp gỡ với các y tá, nhân viên xã hội, nhà tư vấn hay các chức sắc tôn giáo cũng giúp bệnh nhân chia sẻ những cảm giác hay trao đổi về các bận tâm về tương lai, các mối liên hệ cá nhân.  

Bạn bè và họ hàng, đặc biệt những người có những kinh nghiệm cá nhân về bệnh ung thư có thể rất khích lệ cho bệnh nhân. Hơn nữa, bệnh nhân khi trao đổi về mối bận tâm với người từng đối diện với vấn đề tương tự sẽ rất có ích.  

Các bệnh nhân ung thư thường đến với nhau trong nhóm hỗ trợ, nơi đó họ có thể chia sẻ những điều họ học biết về ung thư và cách điều trị, cách đối phó với bệnh này.  

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mỗi bệnh nhân là một thế giới khác biệt. Điều trị và cách xử trí với bệnh nhân có hiệu quả ở người này lại không đúng với người kia, ngay cả khi cả hai bị cùng một loại ung thư. Trao đổi lời khuyên của bạn bè và các thành viên trong gia đình với bác sĩ là điều nên làm.  

Thường thì nhân viên xã hội tại bệnh viện hay phòng khám có thể gợi ý về các nhóm có thể giúp đỡ để tái hồi phục, hỗ trợ tình cảm, giúp đỡ về tài chính, di chuyển và chăm sóc tại nhà. Hội ung thư Hoa kỳ là một trong những nhóm như vậy. Tổ chức phi lợi nhuận này có nhiều dịch vụ cho bệnh nhân và gia đình người bệnh. Các văn phòng địa phương của Hội Ung Thư Hoa kỳ được liệt kê trong những trang trắng của danh ba điện thoại.  

Thông tin về những chương trình và dịch vụ khác có sẵn tại Dịch Vụ Thông Tin ung Thư. số điện thoại miễn phí hoàn toàn là 1 -800-4-CANCER.

Tương lai của bệnh nhân ung thư miệng ra sao?

 

Bệnh nhân và gia đình của họ tự nhiên sẽ quan tâm về tương lai sống còn. Đôi khi họ sử dụng những thống kê để cố tìm ra khi nào bệnh nhân sẽ được chữa khỏi hay sẽ còn sống bao lâu.  

Tuy nhiên, điều quan trọng nên nhớ rằng những thống kê trung bình dựa trên số lượng lớn bệnh nhân. Các số liệu này không thể dùng để tiên đoán những gì sẽ xảy đến cho một bệnh nhân cụ thể vì không có hai bệnh nhân ung thư nào giống nhau. Bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân biết về bệnh sử của người bệnh và là người tốt nhất để trao đổi về tiên lượng (dự hậu) của người bệnh.   

Người bệnh cần tự do hỏi bác sĩ về cơ hội hồi phục, nhưng ngay cả bác sĩ cũng không chắc chắn được những gì sẽ xảy đến. Khi bác sĩ trao đổi về khả năng sống sót của ung thư, họ có thể sử dụng thuật ngữ thuyên giảm thay vì chữa khỏi. Thậm chí nhiều bệnh nhân ung thư miệng hồi phục hoàn toàn, các bác sĩ cũng sử dụng từ này do ung thư miệng có thể tái phát.  

Các nguồn thông tin cho bệnh nhân ung thư miệng

Thông tin về ung thư miệng có từ nhiều nguồn, trong đó một số được liệt kê bên dưới. Bạn có thể tìm những thông tin thêm tại thư viện địa phương, nhà sách, hay nhóm hỗ trợ nơi cộng đồng bạn sống.

Dịch Vụ Thông Tin Ung Thư (CIS) 1-800-4-CANCER

Dịch Vụ Thông Tin Ung Thư (CIS) là một chương trình của Viện Ung Thư Quốc Gia, có dịch vụ điện thoại phủ khắp nước dành cho bệnh nhân dung thư, gia đình và bạn bè của họ, cộng đồng và các chuyên gia y tế. Đội ngũ nhân viên nơi đây có thể trả lời bằng tiếng Anh và tiếng Tây ban Nha, gởi các tập sách về ung thư.  

Các nhân viên này cũng cung cấp những nguồn thông tin và dịch vụ tại địa phương, số điện thoại miễn phí là 1-800- 4- CANCER (1-800-422-6237) kết nối người gọi với văn phòng phục vụ tại địa phương người gọi đến.   

Làm sao ngăn ngừa chứng loét miệng?

 

BBC Health 12/2 đã giới thiệu những phương pháp giúp kháng chứng lở loét miệng của các nhà khoa học tại Viện Gallop (Mỹ). Theo đó, bạn nên vệ sinh miệng tốt bằng cách năng đánh răng 3 lần/ngày, nên đánh răng ngay sau bữa ăn; 6 tháng một lần đi khám nha sĩ và có chế độ ăn hợp lý.

Một chế độ ăn hợp lý bao gồm đầy đủ các thành phần sau: vitamin C từ các loại trái cây tươi; vitamin B các loại từ ngũ cốc, sữa và khoai tây; chất sắt từ thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt heo và các loại rau có lá màu xanh sậm như rau dền, rau muống; kẽm từ các loại hải sản đặc biệt là các loại hến sò.   

Với đủ thành phần các loại khoáng chất trên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại những bệnh nhiễm trùng miệng. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn quá nóng như tiêu, ớt và đặc biệt là không để bị stress vì đó cũng là tác nhân gây chứng lở miệng.  

Bạn có thể giảm triệu chứng lở miệng bằng cách thường xuyên uống các loại trà giải nhiệt như trà cúc, trà khổ qua và ăn nhiều cam thảo vốn có tác dụng loại bỏ axít glycyrrhizic gây lở miệng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...