Cha mẹ hút thuốc khiến trẻ em có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch trong tương lai
Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Khi cha mẹ hút thuốc, con cái của họ có thể đối mặt với nguy cơ cao bị các về vấn đề nhịp tim phổ biến trong nhiều thập kỷ sau đó.
Qua đó các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra những đứa trẻ có cha mẹ hút thuốc, khi trưởng thành chúng thường có nhiều khả năng bị rung tâm nhĩ hơn, so với những trường hợp có cha mẹ không hút thuốc.
Rung tâm nhĩ (hay còn gọi là Afib) là chứng rối loạn nhịp tim trong đó tâm nhĩ - buồng trên của tim - rung định kỳ thay vì co bóp bình thường.
“Các triệu chứng thường gặp của rung tâm nhĩ bao gồm cảm thấy tim đập bất thường hoặc quá nhanh (đánh trống ngực), khó thở, đau ngực, ngất xỉu, cảm thấy mệt mỏi và không thể vận động.”
Thông thường các đợt rung tâm nhĩ không đe dọa đến tính mạng ngay lập tức, nhưng theo thời gian chúng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc suy tim.
Tiến sĩ Gregory Marcus, nhà nghiên cứu cao cấp về nghiên cứu mới này cho biết: Hiện tại rằng hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây rung tâm nhĩ khá rõ ràng.
Thực tế đến nay mọi người vẫn còn nhận thức rất mơ hồ về việc khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay không. Nhưng trong một nghiên cứu trước đó, Marcus và nhóm của ông đã tìm thấy một số gợi ý về việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động (hít phải khói thuốc do người khác hút) có thể góp phần gây ra rung tâm nhĩ.
Vì thế các nghiên cứu mới, đã được thực hiện nhằm củng cố những bằng chứng từ các nghiên cứu trước.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ hai nghiên cứu sức khỏe lớn từ các gia đình (qua hai thế hệ). Điều này đã cung cấp cho họ thông tin đáng tin cậy về thói quen hút thuốc của cha mẹ và mức độ tiếp xúc với khói thuốc thụ động của bé cho đến khi chúng lớn lên.
Trong số hơn 2.800 trường hợp đã trưởng thành, khoảng 14% được chẩn đoán mắc bệnh rung tâm nhĩ trong hơn 40 năm. Và trong nghiên cứu này, nguy cơ đó đã tăng lên cùng với việc trẻ em tiếp xúc với khói hút thuốc thụ động của cha mẹ.
Đối với mỗi gói thuốc lá mà cha mẹ hút thuốc mỗi ngày, nguy cơ con cái họ phát triển rung tâm nhĩ tăng lên 18%, các nhà nghiên cứu phát hiện.
Tuy nhiên điều mà Marcus lưu ý là khi cha mẹ hút thuốc, thì con của họ cũng có thể hút thuốc. Và điều đó thường đúng trong nghiên cứu này. Thông thường những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh rung tâm nhĩ cao hơn 32% so với những người không hút thuốc.
Tuy nhiên, điều đó dường như chỉ giải thích một phần của mối liên hệ giữa việc hút thuốc của cha mẹ và nguy cơ mắc bệnh của con cái họ.
Và Marcus nghĩ rằng có điều gì đó về việc tiếp xúc với khói thuốc lá, cũng như chính nó, góp phần gây ra rung tâm nhĩ. Hiện nay Marcus là Giáo sư tim mạch tại Đại học California, San Francisco.
Ông chia sẻ thêm: Điều này là "hợp lý về mặt sinh học". Bởi vì hút thuốc được biết đến là yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng rung tâm nhĩ bằng cách "sửa đổi" tâm nhĩ (thay đổi cấu trúc và chức năng của buồng). Không những thế, ở các nhà nghiên cứu trước, các chuyên gia cũng đã đề xuất những vấn đề tương tự có thể xảy ra khi tim (đang phát triển) thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
Thêm vào đó, Marcus giải thích rằng tĩnh mạch phổi, đưa máu từ phổi đến tim, được biết là rất quan trọng trong tình trạng rung tâm nhĩ. Vì vậy, điều này không phải là "cường điệu" khi nói rằng các chất độc hại hít vào phổi, thậm chí là khói thuốc gián tiếp cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến tâm nhĩ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không chứng minh được điều đó, Marcus nhấn mạnh.
Nhưng ngay cả khi đó là trường hợp, hành vi của cha mẹ vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái họ trong tương lai bằng cách khuyến khích chúng hút thuốc, Marcus cho biết.
Đây có thể là tác động trực tiếp của khói thuốc thụ động hoặc tác động gián tiếp từ việc hút thuốc của cha mẹ.
Dù bằng cách nào, thì đây là một lý do nữa giúp mọi người nhận ra vấn đề và không hút thuốc xung quanh con cái họ.
“Bởi vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới tim mà còn gây ra những tình trạng khác như nhiễm trùng tai, mất thính giác (khi trưởng thành), các triệu chứng về thở, như ho, ho ra chất nhầy hoặc thở khò khè…”
Các nhà nghiên cứu đã nhận ra trong thời gian ngắn, việc hút thuốc của cha mẹ có thể góp phần gây ra bệnh hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên hơn ở trẻ.
Và một câu hỏi lớn cho các nghiên cứu trong tương lai là liệu việc tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp từ thuốc lá điện tử của cha mẹ có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em hay không.
Mặc dù thuốc lá điện tử không tạo ra khói thuốc lá. Nhưng chúng phát ra một hơi chứa nicotine, các hạt mịn, kim loại nặng và hóa chất liên quan đến ung thư và bệnh phổi.
“Vì vậy, người hít phải khói thuốc lá điện tử thụ động cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh. Trong đó những căn bệnh nghiêm trọng nhất được biết đến như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… Hay các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống như vô sinh, liệt dương, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng, dạ dày,…”
Theo thông tin từ Amy Norton - Phóng viên HealthDay