Cây húng chanh chứa tinh dầu kháng sinh chữa ho
Tên khác: Rau thơm lông, Rau tần, Tần dày lá, Rau thơm, Dương tử tô
Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth. (Coleus erassifolius Benth).
Thuộc họ: Lamiaceae (Hoa môi)
A. Mô tả cây
Húng chanh là một loại cỏ, gốc hoá gỗ có thể cao 25 - 75cm. Thân mọc đứng, có lông. Lá có cuống, mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày, trông như mọng nước. Lá dài 7- 10cm, rộng 4-6cm, mép khía tai bèo, mặt trên có lông đơn, đầu mang hạch, trong, bóng; mặt dưới lá nhiều lồng bài tiết hơn, gân nổi rõ. Hoa màu tía, nhỏ, mọc thành hoa tự, tận cùng dài gồm các vòng hoa mọc sít nhau gồm 20-30 hoa.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây húng chanh có nguồn gốc ở đảo Moluques, được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá, có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thơm sau hắc, mát dùng làm gia vị. Tại các nước khác: Indônêxia, Malaixia, Trung Quốc, Campuchia có tên là sak đam ray. Thường chỉ dùng tươi. Hái lá hay cành non, rửa sạch mà dùng. Trong húng chanh có một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ, Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola. Hoạt chất khác chưa rõ.
C. Tác dụng dược lý
Chưa có tài liêu nghiên cứu. Năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng kháng sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi trùng theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigeila sonnet, Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis, Coli paihogène, Coli bothesda Streptococcus, Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou (y học thực hành, 11-1961)
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh là một thuốc chữa cảm cúng, chữa ho hen. Còn dùng ngoài để giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Thường dùng tươi với liều 10-16g một ngày.
Đơn thuốc chữa ho có húng chanh.
Dùng 5-7 lá húng chanh, rừa sạch ngâm nước -muối. Sau đó nhai và ngậm.