Cấu tạo của hệ tiêu hóa
Chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người để bảo đảm năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh lý bình thường đều được chắt lọc từ thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Quá trình biến thực phẩm từ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ đơn giản dễ tiêu hóa gọi là quá trình hấp thu. Quá trình này được thực hiện và hoàn thành nhờ tổ chức gọi là hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hoá là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hoá thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài.
Cấu tạo của hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua gồm khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm hai loại lớn và nhỏ. Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan và tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn như tuyến dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non.
Tác dụng tiêu hóa của hệ tiêu hóa gồm hai dạng: tiêu hóa mang tính cơ năng và tiêu hóa mang tính hóa học. Thức ăn đưa vào miệng, qua nhai cắt của răng và trộn của lưỡi, cùng với nước miếng nhào đều, nuốt đưa thức ăn qua họng và thực quản xuống dạ dày. Sự nhu động của thành dạ dày khiến thức ăn được tiêu hóa bước đầu thành dạng cháo. Cháo này sau khi vào ruột non, nhờ các men tiêu hóa và sự nhu động ruột, hoàn thành công đoạn cuối cùng là tiêu hóa. Bã còn lại đưa xuống đại tràng, phần nước được hấp thu, phần bã còn lại sẽ từ từ thối rữa thành phân, bài xuất ra ngoài qua hậu môn. Có thể thấy việc tiêu hóa ở phần trên của ống tiêu hóa mang tính cơ năng là chính, còn tiêu hóa ở phần dưới của đường tiêu hóa thì bằng hóa học là chính. Quá trình tiêu hóa là một hoạt động sinh lý phức tạp được hoàn thành bởi tác dụng liên hoàn cơ năng và hóa học, dưới sự điều tiết của thần kinh.