Cao huyết áp ở trẻ em
Thế nào là cao huyết áp ở trẻ em?
- Cao huyết áp thường được xem là căn bệnh chỉ có ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp, thậm chí ở giai đoạn nhũ nhi.
- Điều này có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bởi cao huyết áp có thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và lối sống của bệnh nhân mà còn đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
- Vấn đề ở đây là quan niệm lầm lẫn cho rằng cao huyết áp chỉ biểu hiện muộn, ở thời kỳ trưởng thành. Thậm chí đa số người lớn bị cao huyết áp không nghĩ rằng nguồn gốc của bệnh có thể có liên quan đến thời thơ ấu của họ. Họ cũng không suy nghĩ về những tác động nguy hiểm của cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến con cái mình.
- Từ khi trẻ được 3 tuổi, việc đi khám sức khỏe khá đều đặn trong đó có đo huyết áp. Những việc xác định một mức cao huyết áp đơn thuần, ít nhất qua các lần đo riêng biệt - lại hiếm khi được thực hiện, đặc biệt ở trẻ con.
Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em?
- Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp, tùy thuộc vào độ tuổi. Tuổi càng nhỏ, tăng huyết áp càng có khả năng hướng tới một bệnh lý đặc biệt. Trong đại đa số trường hợp ở tuổi thiếu nhi, nguyên nhân là bệnh lý của thận; mặc dù những bệnh khác như là dị dạng mạch máu hay rối loạn hormone cũng có thể là nguyên nhân của tăng huyết áp. Một vài loại thuốc (như steroid hay thuốc ngừa thai) cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp.
- Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị cao huyết áp. Nguyên nhân thường nhất của tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh là những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản. Nguyên nhân thường gặp khác ở trẻ sơ sinh là bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ - một khiếm khuyết bẩm sinh khá thường gặp, biểu hiện là hẹp một phần động mạch chủ, động mạch chính đưa máu ra khỏi tim.
- Trẻ càng lớn càng nhiều khả năng bị cao huyết áp vô căn - tăng huyết áp mà không nhận định được nguyên nhân. Tăng huyết áp vô căn phát hiện chủ yếu ở tuổi thiếu niên và người lớn. Đa số thiếu niên tăng huyết áp có cùng nguyên nhân như người lớn: Tiền sử gia đình, chế độ ăn, căng thẳng, béo phì, thiếu luyện tập thường xuyên.