Cân bằng chế độ ăn uống như thế nào khi bị tiểu đường
Có nên ăn chay nếu mắc bệnh tiểu đường?
Việc chuyển sang chế độ ăn chay chắc chắn sẽ không thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với chế độ ăn này, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ khá hơn những người mắc bệnh nhưng có chế độ ăn khác. Tất nhiên, lợi ích của nó phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà bạn lựa chọn và đặc biệt là loại thực phẩm mà bạn sẽ áp dụng trong toàn bộ chế độ ăn của mình.
Không có một chế độ ăn chay riêng cho từng cá nhân mà chỉ có nguyên tắc chung là: không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng. Một số cách ăn chay lại cho phép các sản phẩm từ sữa và trứng.
Nguyên tắc chung trong chế độ ăn chay là không cholesterol và có lượng chất béo no thấp. Tức là một chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc nguyên cám và các loại quả họ đậu, những thực phẩm này rất giàu chất xơ và hợp chất phytochemicals. Mức calo trong chế độ ăn chay cũng thường thấp hơn các chế độ ăn khác. Tất cả những yếu tố này đều rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường.
Việc giảm cân do ăn chay sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường type 2 ở những người bị béo phì tương tự như những người giảm được số cân thừa từ chế độ ăn khác. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chay còn giúp cơ thể tích cực sản sinh insulin.
Mặc dù chế độ ăn chay không chữa được bệnh tiểu đường nhưng nó thực sự giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng phức tạp chẳng hạn như bệnh liên quan đến mạch vành và thận.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện chế độ ăn chay, bạn cần gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn những nhóm thực phẩm cần thiết, thực đơn hàng ngày nhằm cung cấp cân đối các vi chất dinh dưỡng cũng như mức calo để duy trì một cân nặng hợp lý, khỏe mạnh.
Thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường
Tiểu đường cũng chính là thủ phạm gây ra các bệnh như Alzheimer và Parkinson. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có cách điều trị tiểu đường thực sự hiệu quả và chế độ dinh dưỡng vẫn được xem là chìa khóa để kiểm soát bệnh tật.
Có thể nói các hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm sẽ có tác dụng tương tự như các loại thuốc đặc trị và nhiều chuyên gia còn tin rằng có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh bằng cách rất đơn giản: thay đổi thói quen ăn uống.
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn:
- Trà: Chất hóa học có tên gọi polyphenol tìm thấy rất nhiều trong trà đen, trà xanh và trà ô long có tác dụng tăng cường hoạt động của insulin.
- Quế: Mỗi ngày nên ăn một lượng tương đương với một nửa non thìa cà phê quế bột để tăng cường sự chuyển hóa đường trong các tế bào chất béo.
- Kiều mạch: Kiều mạch chứa rất nhiều hợp chất hóa học giúp giảm đường huyết.
- Anh đào: Có chứa rất nhiều chất anthocyanin với tác dụng kích thích sản xuất insulin.
- Ổi: ổi cũng có tác dụng giảm đường huyết.
- Ca cao: làm suy giảm khả năng “chống đối” của insulin.
- Đỗ tương đen ngừa bệnh tiểu đường
Ăn đỗ tương đen không chỉ giúp giảm mỡ và cholesterol trong máu mà còn ngừa bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột ăn đỗ tương đen hàng ngày với tỉ lệ 10% nhu cầu năng lượng trong vòng 28 ngày sẽ giảm được một nửa số cân thừa và 25% tổng mức cholesterol, 60% cholesterol LDL so với những con chuột không được ăn đỗ tương đen.
Ăn đỗ tương đen vừa giúp giữ dáng, vừa cải thiện mức cholesterol. Có thể protein trong đỗ tương đen đã tác động tới chuỗi chất béo và việc chuyển hóa chất béo trong gan làm giảm khả năng tổng hợp các axit béo và cholesterol mới.
Do chưa đưa ra được giải thích khoa học tại sao thực phẩm này lại có tác dụng như vậy nên các chuyên gia về tiểu đường cảnh báo: Chỉ riêng đỗ tương đen không ngăn ngừa được căn bệnh này.
Ít uống sữa dễ bị tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường này là những người sử dụng ít hơn 2 khẩu phần bơ sữa hàng ngày.
41.000 nam giới không có tiền sử bệnh tiểu đường, ung thư và các bệnh tim mạch đã tham gia vào cuộc nghiên cứu của Khoa sức khỏe cộng đồng để làm sáng tỏ câu trả lời về thói quen ăn uống các sản phẩm từ sữa ít béo có liên quan với bệnh tiểu đường hay không.
Trải qua 12 năm nghiên cứu, trên 120 người được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu và điều thú vị là những người này đều ít dùng thực phẩm bơ sữa so với những người còn lại.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nam giới nên dùng 2 khẩu phần bơ sữa hàng ngày (ngoại trừ những người phải kiêng các sản phẩm bơ sữa) và dùng bơ sữa có độ béo càng thấp thì hiệu quả sẽ càng cao.
Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm bơ sữa rút kem nên điều chỉnh cân nặng, rèn luyện thể lực và có chế độ ăn nhiều chất xơ, hoa quả, ít tinh bột và đường sẽ giúp giới mày râu tránh xa tiểu đường - căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
Trà dược phòng chống tiểu đường
Mướp đắng (khổ qua) lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà dược này có công dụng điều nhiệt, làm sáng mắt, giải độc và giảm đường huyết.
Một số công thức trà dược khác cho bệnh nhân tiểu đường:
Nhân sâm 50g, mạch môn l00g, thiên hoa phấn 150g. Tất cả sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: ích khí, sinh tân dịch, làm hết khát và hạ đường huyết. Nhân sâm giúp đại bổ nguyên khí, làm giảm đường huyết, cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân, cải thiện chức năng tim mạch và dự phòng các biến chứng thứ phát.
Ngọc trúc, sa sâm, thạch hộc, mạch môn, ô mai mỗi thứ l00g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy l00g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Dùng cho người bị bệnh tiểu đường thuộc thể phế vị táo nhiệt lâu ngày khiến cho âm huyết hư tổn, biểu hiện: ăn nhiều, khát nhiều, tiểu tiện nhiều, thân thể hao gầy, họng khô miệng khát, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng. Ngọc trúc và mạch môn đều kích thích các thành phần có hoạt tính làm giảm đường máu, riêng mạch môn còn thúc đẩy quá trình hồi phục của các tế bào tuyến tụy.
Vỏ dưa hâu 200g, vỏ bí đao 200g, thiên hoa phấn 120g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy l00g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Đường có kèm theo các chứng trạng viêm nhiệt như lở miệng, môi, mụn nhọt, viêm da...
Địa cốt bì lượng vừa đủ, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: thanh nhiệt, làm mát huyết, giảm đường máu và huyết áp.
Địa cốt bì có khả năng làm giảm đường máu, cải thiện tình hạng thương tổn tế bào beta tuyến tụy. Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp nên rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có kèm theo rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.
Nhân sâm 30g, hồng hoa l00g. Hai thứ sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 13g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Dùng cho người bị bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch. Hồng hoa có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, cải thiện vi tuần hoàn, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu. Khi dùng nó với nhân sâm thì phức hợp này vừa có công dụng hạ đường huyết, vừa có khả năng dự phòng tích cực các biến chứng tim mạch thường có trên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tình trạng viêm tắc động tĩnh mạch.
Dứa chữa được tiểu đường?
Hiện chưa có đủ số liệu thống kê để khẳng định là dứa có tác dụng chữa được bệnh này. Các khuyến cáo mới nhất về điều trị của các hiệp hội chuyên khoa tiểu đường đều nhấn mạnh: Hiện tại chưa có bằng chứng tin cậy về việc các thực phẩm đặc biệt nào đó có thể chữa được bệnh tiểu đường.
Vì vậy, người bệnh nên thận trọng với các thông tin này và nên trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị trước khi áp dụng chúng. Không nên tự ý nghe theo mà lơ là việc điều trị bằng phác đồ chính thống vì sẽ rất nguy hiểm.
Cháo trai - món dược thiện quý dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cháo trai vừa là món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...
Dân gian thường dùng thịt trai sông để nấu canh, nấu cháo. Trai sông ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho nhả hết phân, rửa sạch vỏ, đem luộc chín; lọc lấy thịt nạc khoảng 2-3 con cho một người ăn. Để ráo nước, thái nhỏ, thêm gia vị, nước mắm ướp cho ngấm, xào chín với dầu thực vật hoặc mỡ lợn cho thơm. Dùng cháo ăn liền hay gạo vừa đủ nấu cháo. Sau khi cháo nhừ mới cho thịt trai đã xào vào. Để phối hợp tác dụng chữa bệnh, nên cho thêm 1-2 củ hành cho mỗi người. Nên ăn khi cháo còn nóng, người tạng hàn có thể cho thêm vài lát gừng thái chỉ, hoặc dùng gừng tươi giã nhỏ tẩm ướp thịt trai.
Con trai nước ngọt hay trai sông còn có tên là bạng; cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối... vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta. Thịt trai sông giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như Bl, B2, pp, c và đặc biệt là có rất nhiều kẽm - chất đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến.
Theo Đông y, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp, làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Thịt trai còn có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.
Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm... Tài liệu nước ngoài cũng viết: trai sông vừa là món ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh tiểu nhiều về đêm, kinh nguyệt quá nhiều, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đề phòng tai biến mạch máu não...
Với người mắc bệnh tăng huyết áp, việc chữa bằng các thuốc Tây y thường gây những tác dụng phụ tố nhị ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Còn món cháo trai có tác dụng tôd trong chữa bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường lại không gây các tác dụng phụ phiền toái. Đổ tăng tác dụng giáng áp, bạn có thể dùng lá dâu bánh tẻ thái nhỏ nấu cùng với món cháo trai.
Ở người đàm trệ (mỡ máu cao) gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương - hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.
Với người bị u xơ tiền liệt tuyến có các biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, nước tiểu không thành tia mạnh, cháo trai có tác dụng thông tiểu tiện. Món cháo trai cũng rất thích hợp với người già bị u xơ tiền liệt tuyến. Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì đây còn là món ăn có tác dụng tốt cho việc phòng trung. Người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo trai cũng rất tốt, nhưng khi nấu cháo có thể thay gạo tẻ bằng bột củ mài - một dược thảo có tác dụng tốt cho bệnh đái tháo đường.
Ăn ít muối giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng ít muối giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người bị cao huyết áp.
52 bệnh nhân tham gia công trình nghiên cứu được chia thành ba nhóm;
Nhóm A: ăn theo chế độ dinh dưỡng thông thường.
Nhóm B: ăn theo chế độ dinh dưỡng cho người gầy, ít muối, ít rượu và có tập thể dục.
Nhóm C: Chế độ dinh dưỡng như nhóm A nhưng được bổ sung trái cây, rau xanh và hạn chế chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa có nguồn gốc từ thịt đỏ).
Kết quả: Sau sáu tháng tình hình bệnh tật của những người thuộc nhóm A không có gì thay đổi, trong khi đó những bệnh nhân thuộc nhóm B đã giảm được lượng đường trong máu và những người ở nhóm c có mức độ nhạy cảm đối với insulin tăng 50%.