Cải thiện quy trình điều trị rối loạn cương dương liên quan đến ung thư

Cải thiện quy trình điều trị rối loạn cương dương liên quan đến ung thư

Mới đây các bác sĩ phẫu thuật ở Melbourne đã cải tiến một kỹ thuật xâm lấn tối giúp nam giới lấy lại chức năng cương dương (bị mất) sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật đến 71%, và đã có hai bệnh nhân đạt được sự cương cứng đầu tiên sau 12 năm.

Nghiên này đã được công bố trên European Urology, và cũng là thử nghiệm đầu tiên của phương pháp này có thể khôi phục khả năng quan hệ tình dục và cải thiện chất lượng cuộc sống ở nam giới bị rối loạn cương dương sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để hoặc không có dây thần kinh.

Tại Úc, có khoảng 8500 trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt vào mỗi năm, trong đó ít nhất 70% gặp phải chứng rối loạn cương dương. Không những thế nhiều trường hợp không nhận thức được rủi ro hoặc chịu đựng điều này trong im lặng.

Thông thường các liệu pháp điều trị tình trạng này bao gồm tiêm hoặc dương vật giả, tuy nhiên nó có thể gây ra tác dụng phụ. Vì thế tại Brazil, các bác sĩ đã cải tiến kỹ thuật điều trị, sử dụng dây thần kinh được lấy ra từ chân của bệnh nhân để khôi phục chức năng cương dương.

Giáo sư Christopher Coombs và ông David Dangerfield, Bác sĩ tiết niệu của Trung tâm y tế Monash, đã phát triển quy trình mới.

Và những kết quả ban đầu của nghiên cứu này rất tiềm năng, Giáo sư Coombs cho biết. Đối với những bệnh nhân bị rối loạn cương dương nếu họ có thể trị dứt điểm tình trạng này thì họ vô cùng biết ơn.

Hiện giờ chúng tôi đã xem xét hiệu quả của thủ thuật này. Cũng như việc lấy lại chức năng cương dương có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống (hoạt động sinh hoạt hàng ngày...) và cách đàn ông cảm nhận (về bản thân họ), Giáo sư Coombs cho biết thêm.

"Sau 12 tháng điều trị, họ sẽ biết nó hoạt động như thế nào - họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và đối tác của họ cũng vậy. Họ nghĩ điều đó thật tuyệt."

Tuy nhiên, hiện giờ phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để có thể làm tổn thương dây thần kinh của dương vật đến mô xốp, thể hang (đóng vai trò chịu trách nhiệm cho việc bắt đầu cương cứng).

Ngoài ra nghiên cứu này còn theo dõi 17 bệnh nhân (dưới 70 tuổi) bị rối loạn cương dương (ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng) sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, và mức độ PSA (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) không thể phát hiện được.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2017, những bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 64, đã trải qua phẫu thuật (toàn bộ) để loại bỏ dây thần kinh tọa khỏi chân và ghép nó sang một bên của dây thần kinh xương đùi (lớn hơn). Các sợi thần kinh mới sau đó sẽ phát triển dọc theo dây thần kinh được ghép vào trong 2 thể hang của dương vật.

Tất cả bệnh nhân sẽ tiến hành kỹ thuật này trong vòng 2,5 - 4 tiếng và sẽ được xuất viện sau một đêm nằm viện qua đêm. Kết quả cho thấy chức năng cương dương đã được phục hồi cho 3 bệnh nhân trong vòng 6 tháng và 9 bệnh nhân trong vòng 12 tháng, với tỷ lệ thành công đến 71%.

Sau 1 năm, tất cả 12 bệnh nhân đều phục hồi chức năng cương dương và có những cải thiện về mặt lâm sàng trong chức năng tình dục, và trong đó có 83% ít xảy ra các triệu chứng. Ngoài ra, có 7 bệnh nhân không cần sử dụng đến thuốc vẫn đạt được chức năng cương dương tốt nhất. 

Mặc dù đa số bệnh nhân không gặp bất cứ tác dụng phụ nào nhưng vẫn có 2 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết thương (nhỏ) và 3 bệnh nhân bị yếu cơ tứ đầu (cơ đùi trước) tạm thời trong một tuần.

Ghép dây thần kinh lần đầu tiên được biết trong một tạp chí y khoa vào năm 1903, tuy nhiên thủ thuật này lại không được sử dụng phổ biến, cho đến nay 1992, thủ thuật này được bác sĩ phẫu thuật người Brazil Fausto Viterbo tái sử dụng và được biết đến nhiều hơn.  

Đến năm 2017, Giáo sư Viterbo đã báo cáo về việc ông sử dụng phương pháp ghép thần kinh để khôi phục chức năng cương dương ở nam giới sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, hiện tại Giáo sư Coombs và ông Dangerfield đang nỗ lực đơn giản hóa và có khả năng nâng cao kỹ thuật trong phương pháp này.

Tác giả chính và Jeanette Reece (thuộc Trung tâm Dịch tễ học và Sinh học toàn cầu của Đại học Melbourne) đã đánh giá khách quan kết quả của bệnh nhân. 

Bác sĩ Reece chia sẻ: Tất cả các bệnh nhân đều cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống (hoạt động sinh hoạt hàng ngày...). Với việc 2 lần đạt được sự cương cứng sau 12 năm (không thể) là một kết quả rất khả quan. Ngoài ra, thủ thuật này cũng ít xâm lấn hơn nhiều so với phương pháp thay thế dương vật giả (truyền thống).

Phương pháp này được thực hiện như thế nào?

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ 2 dây thần kinh ở chân, đây là những dây thần kinh hầu như không có nhiều chức năng hoạt động nhiều nên nó có thể không cần thiết. Một đầu của mảnh ghép sẽ được gắn vào dây thần kinh xương đùi của đùi, đầu kia vào thể hang, là phần xốp của dương vật.

Sau đó, dây thần kinh tọa hoạt động như một giàn giáo (ống dẫn), nhằm đưa các sợi thần kinh tái tạo từ dây thần kinh xương đùi đến tử cung thể hang. Sau khoảng 12 tháng, các đầu dây thần kinh mới trong thể hang giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (acetylcholine) giúp chất năng cương dương bắt đầu hoạt động trở lại. 

Vào năm 2017, Giáo sư Fausto Viterbo đã báo cáo về phương pháp mới này có thể khôi phục chức năng cương dương. Từ đó các bác sĩ các bác sĩ phẫu thuật ở Melbourne đã cải thiện phương pháp này như là loại bỏ các dây thần kinh cảm giác nhằm gây ra những tổn thương nhẹ cho dây thần kinh xương đùi để kích thích tái tạo.

Mục đích của thủ thuật mới này là cung cấp thêm sợi trục thần kinh (đây là một phần nhỏ như sợi chỉ của một tế bào thần kinh) đến dương vật bị tổn thương một phần (phẫu thuật thần kinh) ở các dây thần kinh đùi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...