Cách chăm sóc bệnh đau mắt đỏ tại nhà

Cách chăm sóc bệnh đau mắt đỏ tại nhà

Nếu bạn hoặc con bạn mắc phải bệnh đau mắt đỏ, bạn có thể sẽ muốn nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay lập tức để làm giảm các triệu chứng. Nhưng điều đó có thể là không cần thiết.

Dị ứng, vi rút hoặc vi khuẩn có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ, còn được gọi là "viêm kết mạc". Đau mắt đỏ làm cho một hoặc cả hai mắt trở nên đỏ và ngứa ngáy. Mắt bị ảnh hưởng sẽ chảy nước rất nhiều hoặc có chất dịch màu trắng hoặc hơi vàng. Các triệu chứng có thể kéo dài trong khoảng một tuần hoặc 10 ngày, có thể lâu hơn, nhưng chúng thường biến mất mà không cần bạn phải đi khám.

Hãy làm theo hướng dẫn của một số bước dễ dàng thực hiện dưới đây để làm giảm bớt các triệu chứng đau mắt đỏ.

Hãy thử đắp một khăn ấm ẩm lên mắt

Tránh việc cả hai mắt sử dụng chung một khăn hoặc sử dụng chung khắn với người khác.

Tránh việc cả hai mắt sử dụng chung một khăn hoặc sử dụng chung khắn với người khác.

Chọn một miếng vải không có xơ và ngâm nó trong nước mát lạnh. Vắt nó ra và ấn nhẹ vào mí mắt trong khi bạn đang nhắm mắt. Đừng nhấn mạnh, vì bạn vì sẽ gây tổn thương cho đôi mắt. Nếu bạn chỉ bị đau mắt đỏ ở một mắt, hãy giữ khăn tránh tiếp xúc với mắt kia vì nó có thể bị lây nhiễm sang mắt còn lại.

Nếu đắp khăn ấm ẩm làm bạn cảm thấy tốt hơn, thì sau đó hãy nhúng khăn với nước ấm. Đừng làm cho nó quá nóng vì có thể làm cho bệnh đau mắt đỏ của bạn tồi tệ hơn và làm bỏng da mí mắt. Sử dụng khăn đắp lên mắt trong vài phút mỗi lần và có thể nhiều lần trong ngày. Hãy chắc chắn rằng không ai khác sử dụng chung khăn đó với bạn.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt mua ở các tiệm thuốc gần nhà và phải có nguồn gốc rõ ràng.

Thuốc nhỏ mắt mua ở các tiệm thuốc gần nhà và phải có nguồn gốc rõ ràng.

Thuốc nhỏ mắt không kê đơn sẽ giúp mắt bạn khỏi ngứa ngáy. Dưới đây là một số lời khuyên có ích cho bạn:

  • Hãy tìm những loại “bôi trơn” hay “nước mắt nhân tạo”.
  • Tránh thuốc nhỏ mắt không rõ ràng được quảng cáo điều trị mắt đỏ.
  • Nếu bạn bị đau mắt đỏ do dị ứng, hãy thử làm lạnh thuốc nhỏ.

Ngưng sử dụng kính áp tròng

"Ngưng" ngay việc sử dụng kính áp tròng cho đến khi mắt bạn khỏi hẳn.

"Ngưng" ngay việc sử dụng kính áp tròng cho đến khi mắt bạn khỏi hẳn.

- Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn không nên tiếp tục đeo chúng cho đến khi bệnh đau mắt đỏ đã rõ nguyên nhân hoặc đến khi mắt lành hẳn.
- Bạn có thể cần phải vứt bỏ kính áp tròng và vỏ, vì vi khuẩn hoặc vi rút có thể sống trong đó và bạn có thể tự tái nhiễm trở lại.

Rửa sạch

Rửa sạch tay, và giặt sạch các vật dụng như bao gối, chăn thường xuyên.

Rửa sạch tay, và giặt sạch các vật dụng như bao gối, chăn thường xuyên.

Nếu vấn đề là viêm kết mạc dị ứng, việc giặt quần áo và vỏ gối thường xuyên là rất quan trọng. Tắm trước khi đi ngủ cũng có thể giúp đỡ bạn loại bỏ khỏi các vi khuẩn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Nếu bạn biết nguồn gốc của dị ứng, hãy luôn cố gắng tránh xa điều đó.

Khi nào nên đi khám bác sĩ để điều trị bệnh đau mắt đỏ

Nếu con bạn bị sốt, đau đớn, hoặc tầm nhìn thay đổi thì hãy gặp bác sĩ ngay.

Nếu con bạn bị sốt, đau đớn, hoặc tầm nhìn thay đổi thì hãy gặp bác sĩ ngay.

Nếu con bạn bị đau mắt đỏ hoặc sưng lên, điều đó là có thể hoặc không phải bị đau mắt đỏ. Nó có thể là một mụt ở mí mắt thường trông giống như một mụn nhọt, một vết đỏ trên mí mắt (không phải trên nhãn cầu) hoặc một số loại viêm khác.

Ngoài ra, cũng có thể là một loại phản ứng dị ứng khác nhau. Nếu không có dấu hiệu nhẹ nhõm sau khi bạn đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà trong vài ngày, hãy gọi đưa bé đến thăm khám với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện hoặc phòng khám gần nhà.

Bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ nếu đây là một trong những triệu chứng:

  • Sốt.
  • Đau đớn.
  • Thay đổi tầm nhìn.

Lưu ý khi các vấn đề về mắt và bất kỳ triệu chứng nào khác xuất hiện. Nếu bạn phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ, anh ấy sẽ muốn biết điều này.

Dị ứng có thể khiến bạn bị đau mắt đỏ thường xuyên. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn các xét nghiệm được tìm thấy rõ nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ. Nếu đó là một vật nào đó trong nhà, bạn có thể thay đổi để giúp ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ trong tương lai.

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ

Nếu đau mắt đỏ đã tồn tại trong ngôi nhà của bạn, thì những bước bạn nên thực hiện để giúp nó không lây lan sang những người khác. Hai điều quan trọng nhất mà mọi người trong gia đình bạn cần nhớ là:

  1. Rửa tay thường xuyên.
  2. Cố gắng đừng chạm vào mắt bạn.

Việc thay khăn và vỏ gối thường xuyên cũng rất hữu ích và sử dụng nước nóng khi bạn giặt chúng. Không bao giờ dùng chung khăn hoặc gối với người bị đau mắt đỏ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...