Các vết thương rắn cắn - do vật thể gây ra

Các vết thương rắn cắn - do vật thể gây ra

Nhiều thứ vết thương cần phải được chú ý đặc biệt. Những vết thương bàn luận trong bài này gồm có các vết thương lủng, nhiễm độc, bị thương ở bụng, bị thú vật cắn, rắn cắn, những vết thương mà các vật thể lạ còn nằm ở trong, vật thể lạ ở trong mắt và mắt bị thương, chảy máu mũi, chảy máu bên trong cơ thể, và các nội thương.

A) Đầu một con rắn độc (B) Dấu răng (a) của rắn hổ mang, (b) dấu răng của rắn không độc.

RẮN CẮN

Rắn độc cắn người là để tự vệ và nó thường cố lánh đi xa cách yên lặng để tránh bị hại. Có con nằm trên hay cạnh đường mòn để đợi mồi, và có thể cắn người nào đến gần quá. Sáu mươi phần trăm vết rắn cắn là ở bàn chân và bắp chân; phần nhiều những vết rắn cắn khác đều ở bàn tay và bắp tay. Chỉ trừ một phần trăm là ở mình hay đầu.

Trong xứ có nhiều rắn ta nên hết sức đề phòng. Phải cẩn thận coi chừng chỗ mình sẽ bước đến, chỗ đặt bàn tay cũng như chỗ ngồi. Khi đi trong đồng ruộng nên mang giày cao ống, hay ghết. Hết sức thận trọng khi hái trái cây hay bông hoa, khi leo núi hay vượt rào cao mà tay có thể với tới chỗ rắn đang nằm nghỉ.

Rắn mai đi đâu thường cảnh cáo bằng tiếng rít như tiếng ve kêu. Nhưng có khi nó cắn mà không cảnh cáo trước. Chỉ người chuyên môn mới nên cầm rắn độc.

Các triệu chứng

Cảm thấy đau nhức ngay sau khi bị cắn, vết thương sưng lớn mau-lẹ và da tím bầm. Thường thấy rõ hai vết răng của rắn, nhưng trong vài trường hợp chỉ thấy một dấu.

Khi nọc độc thấm vào cơ thể, các kết quả thông thường bắt đầu hiện ra: người bải hoải, hơi thở ngắn, sây sẩm mặt mày, mạch yếu và mau, nôn mửa, thường bất tỉnh hay nửa tỉnh nửa mê. Khi rắn cắn vào một huyết quản và nọc độc đã thấm vào dòng máu thì những triệu chứng này hiện ra mau lẹ vô cùng và có thể hại đến tánh mạng trong vài phút. Tuy vậy, trong hầu hết mọi trường hợp, nọc độc thấm vào khá chậm, phải vài ngày sau mới thấy nguy kịch và nạn nhân thường chết trong ngày sau.

Khi bị một vài thứ rắn, như hổ mang chẳng hạn, cắn thì bộ phận bị cắn nhức nhối ghê gớm, bị sưng và viêm mau lẹ. Trong một giờ hay ít hơn, nạn nhân trở nên lờ đờ và yếu ớt, rồi nôn, mửa, sùi bọt mép. Lưỡi và cơ quan phát âm tê liệt. Trong trường hợp trầm trọng, trung tâm hô hấp trong não cũng bị tê liệt theo và thần kinh hệ bị tổn thương nhiều nhất.

Vết cắn của các loài rắn khác, như rắn lục và rắn gió chẳng hạn, làm nhức nhối cực điểm, các tổ chức lân cận vết cắn bị tổn thương nhiều hơn, nhưng ít tê liệt hơn vết cắn của loại trên. Tuy nhiên, nôn, mửa và bất tỉnh thường phát triển. Sự thương tổn các tổ chức chung quanh vết cắn có thể gồm có sự làm mủ, hư thúi, lột da, và xuất huyết, ngay cả xuất huyết trong bọng đái và ruột.

Trong trường hợp sự tê liệt biến khỏi trước khi chết trong những trường hợp đã luận ở đoạn trên, nạn nhân không những có hy vọng thoát chết mà còn bình phục mau lẹ. Những trường hợp đã luận ở đoạn dưới thường ít nguy đến tính mạng, nhưng vì các tổ chức chung quanh vết thương bị tổn thương nhiều nên lâu bình phục. Trong vài trường hợp, nạn nhân không bao giờ khỏi hoàn toàn.

Cấp cứu

Cứu-cấp khi bị rắn độc cắn, cột dây, cắt da chỗ bị cắn va hút nộc độc.

Cần phải hành động mau lẹ vì việc lấy nọc độc ra rất khó, có khi không thể lấy ra được.

Đặt nạn nhân nằm yên tĩnh. Cố giúp nạn nhân càng bình tĩnh chừng nào tốt chừng nấy, vì bất kỳ điều gì khiến mạch đập mau đều nguy hiểm, và sự cố gắng của bắp thịt làm cho nọc độc lan mau. Nếu vết cắn ở tay hay chơn, nên cột dây thắt mạch (tourniquet) quanh tay hay chân, phía trên vết cắn. Cột vừa đủ chặt để máu và tân dịch bị nhiễm độc không thể chảy, nhưng đừng chặt quá đến nỗi máu động-mạch không tuần hoàn được và làm tổn thương các động và tĩnh mạch dưới sâu. Cứ cách 10 phút lại nới dây thắt mạch 15 giây. Nếu vì sưng mà dây cột thành chặt quá, nên nới dây một tí, và nếu chỗ sưng lan lên quá chỗ cột dây, người cứu thương nên tùy sự cần thiết, theo trí phán đoán của mình mà dời dây lên trên.

Sau khi đã cột dây thắt mạch, hãy lập tức lấy lưỡi dao cạo hay vật nào bén và mỏng, hơ lên ngọn lửa, hay nhúng vào canh-ti-dót hoặc rượu cồn để sát trùng, rồi cắt thành hình chữ thập trên mỗi dấu rắn cắn. Mỗi vết cắt dài chừng sáu ly (6mm). Khi các dấu cắn gần nhau, ta có thể cắt thành hình song thập. Phải cẩn thận tránh các tĩnh và động mạch lớn gần mặt da cùng các cơ cấu tế nhị khác như gân, và thần kinh.

Vì da có chỗ dày, chỗ mỏng, nên phải cắt chừng 6 ly hay sâu hơn, để động tới tổ chức nằm dưới mặt da là chỗ nọc độc thấm vào, để hút nọc ra.

Tìm dụng cụ hút nọc độc ra lập tức và nên tiếp tục hút mãi cho đến khi bác sĩ tới. Nên nhớ rằng phải cho người đi mời bác sĩ ngay sau khi tai nạn xảy ra. Có thể dùng bất cứ ống giác hay ống hút nào tìm thấy trong túi cứu thương để hút nọc. Tách hút bằng cao su hiệu nghiệm hơn ống chích vì khi cần, ta có thể dùng nhiều cái để sát cạnh nhau. Cũng có thể hút bằng miệng, nhưng các bắp thịt má và môi mau mệt, cho nên dụng cụ hút vẫn tốt hơn vì có khi ta phải hút liên tiếp trong nhiều giờ. Nếu không sẵn ống hút hay ống giác, ta có thể lấy một cái chai hay lọ nhỏ miệng đem ngâm nước nóng, hoặc đốt giấy hay bông gòn, bỏ vào trong chai, đoạn úp lên vết cắn. Nọc độc sẽ được hút ra trong khi chai nguội lần.

Trẻ con dễ bị rắn cắn hơn người lớn, cần phải được điều trị càng sớm càng tốt vì sự nguy hiểm sẽ tăng thêm bởi tầm thước của nạn nhân rất nhỏ sánh với số lượng nọc độc thấm vào.

Nếu có sẵn nên dùng thuốc giải nọc rắn. Ta có thể theo lời chỉ dẫn trên hộp thuốc mà chích, nhưng tốt hơn nên để cho bác-sĩ làm việc này. Phải chích ít nữa 50 phân khối thuốc vào các tổ chức chung quanh vết cắn.

Nếu không gọi được bác sĩ, ta có thể đi quá sự cứu cấp thông thường, vì khi nọc độc lan đến các tổ chức chung quanh, chỗ sưng cũng lớn thêm. Khi chỗ sưng lan rộng về phía thân mình, cách chỗ bị cắn chừng bảy phân, ta có thể cắt da thêm cách nhau và cách chỗ cắt trước chừng năm phân.

Mỗi giờ nên hút mỗi vết cắt chừng 15 phút. Khi gỡ ống giác ra, nên dùng vải xếp thấm nước nóng pha muối hay thuốc xổ muối (sulfate de magnésie) đắp lên những vết cắt. Vì xẻ da chỗ sưng, nên sẽ hút ra một chất lỏng, trong, có ít nhiều máu. Nếu huyết quản bị cắt đứt, nên dùng miếng vải xếp nhỏ đắp lên rồi lấy ngón tay bóp mạnh để cầm máu. Đừng hút chỗ cắt ấy. Trong trường hợp nặng, có khi phải cắt da thịt từ 30 đến 40 chỗ. Hãy để tay hay chơn bị rắn cắn thấp hơn thân mình nạn nhân.

Việc hút nọc độc sẽ có hiệu nghiệm thỏa đáng trong trường hợp loại nọc làm tổn thương hệ thống tuần hoàn; trái lại, nó không ích lợi bao nhiêu nếu gặp phải nọc làm tổn thương thần kinh hệ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ta không nên thi hành phương pháp hút nọc độc.

Nên cho nạn nhân uống thật nhiều nước, đồng thời nên cho uống thuốc xổ muối để xổ. Phải đề phòng kích ngất. Giữ nạn nhân luôn ấm. Cho nằm đầu thấp hơn thân mình. Đừng để mất nhiều máu, và nên đưa nạn nhân đến bệnh viện để sang máu, nếu cần. Đừng cho uống rượu. Đừng đắp hay chích thuốc tím bột vì nó làm lột da thêm, và cách ấy không công-hiệu bao nhiêu.

HÃY NHỚ: Chỉ nên điều trị thêm theo cách vừa mô tả khi phải chờ lâu mới có bác sĩ tới.

VẾT THƯƠNG CÓ VẬT THỂ Ở TRONG

 

Miếng gỗ (dằm), miếng thủy tinh nhỏ hay mạt kim khí thường là nguyên nhân của vết thương này. Nếu vật thể ở gần mặt da, ta có thể lấy ra được.

Dùng thuốc sát-trùng thoa lên chỗ bị thương. Hơ mũi dao, kim hay kềm trên ngọn lửa để sát trùng, xong dùng dụng-cụ này để lấy dằm hay mảnh thủy tinh ra. Đoạn, ấn nhẹ trên vết thương, nặn máu để rửa sạch bên trong. Sau khi máu ngưng chảy, đắp lên một miếng vải băng hay gạt đã được sát trùng.

Khi bị dằm đâm dưới móng tay, cũng làm như vậy, trừ khi mảnh gãy và bị kẹt ở trong. Gặp trường hợp này, phải cạo móng tay chỗ bị thương cho mỏng, xong cắt một miếng theo hình chữ V trên mảnh dằm rồi lấy ra như trên.

Nếu vật thể găm sâu, hoặc vết thương lớn quá, phải nhờ bác sĩ lấy giúp. Trong trường hợp đó ta chỉ băng bó thích đáng rồi đem bệnh nhân tới bác sĩ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...