Các trường hợp bệnh sởi gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu
Trong năm qua khi dịch sởi bùng phát ở Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới, số ca mắc bệnh được báo cáo tính đến thời điểm này là hơn 660.000 trường hợp, tăng gấp ba lần so với năm ngoái, trích thông tin từ dữ liệu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).
“Sởi là bệnh nguy hiểm, dễ lây nhiễm và lan truyền qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Cho đến nay, căn bệnh này có khả năng gây tử vong cho trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ chưa thể tiêm chủng và trẻ em dưới 5 tuổi. Hiện không có điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này.”
Tại Mỹ, bệnh sởi đã tấn công 1.261 trường hợp tính đến ngày 7/11, tăng 240% so với cả năm 2018. Và đây cũng là tỷ lệ mắc bệnh sởi cao nhất ở đất nước này trong 25 năm, theo số liệu của CDC.
Đây là tỷ lệ mắc bệnh sởi cao nhất ở đất nước này trong 25 năm, theo số liệu của CDC.
Dữ liệu ước tính rằng hơn 140.000 người trên toàn thế giới đã chết vì bệnh sởi vào năm 2018. Nhưng không có trường hợp tử vong do căn bệnh này ở Hoa Kỳ. Còn số liệu tử vong toàn cầu trong năm nay hiện vẫn chưa được thống kê, theo phát ngôn viên của CDC cho biết.
Robert Linkins, giám đốc chi nhánh CDC cho biết: Hiện nay đã có một loại vắc-xin sởi an toàn và hiệu quả trong hơn 50 năm qua. Vì thế những ước tính này nhắc nhở chúng tôi rằng mọi trẻ em, ở mọi nơi cần đến bệnh viện và xứng đáng nhận được loại vắc-xin này.
“Những loại vắc-xin phòng bệnh sởi bao gồm vắc-xin sởi đơn giá và vắc-xin phối hợp. Trong vắc-xin sởi phối hợp sẽ gồm 2 loại là vắc-xin Sởi - Rubella (MR) và vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR).”
"Miễn Dịch Cộng Đồng" là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi rất nhiều người được tiêm chủng, từ đó dịch bệnh không xảy ra.
Bên cạnh đó Henrietta Fore, Giám đốc điều hành của UNICEF cho biết: Khi trẻ em không được tiêm chủng với số lượng đáng kể, toàn bộ cộng đồng sẽ gặp rủi ro. Bởi vì trẻ nhỏ và những người có tình trạng sức khỏe nhất định không thể được tiêm phòng và phải dựa vào "miễn dịch cộng đồng", là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi rất nhiều người được tiêm chủng, từ đó dịch bệnh không xảy ra.
Theo WHO, các vụ bùng phát sởi lớn nhất trên thế giới đã xảy ra ở các nước có hệ thống tiêm chủng và y tế yếu kém.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, lo ngại về sự an toàn của vắc-xin đã khiến một số gia đình từ chối tiêm chủng cho con cái của họ, mặc dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tiêm chủng đã cứu sống cho nhiều người.
Một dịch bệnh sởi đang diễn ra ở Samoa đã cướp đi sinh mạng của 62 người, trong đó có 54 trẻ em từ 4 tuổi trở xuống. Còn tại các đảo quốc Thái Bình Dương những trường hợp mắc bệnh đã tăng lên khoảng 3,880. Vì thế chính phủ đã yêu cầu hầu hết các nhân viên ở nhà vào thứ Năm và thứ Sáu, và các đội y tế đã được phái đi để phân phối vắc-xin đến từng nhà một, trích thông tin từ Associated Press.
“Tại Việt Nam, đã có 59/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng có nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong đó có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.”
Theo thông tin từ dữ liệu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)