Các Rối Loạn Tiểu Tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són)
Các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són) là bệnh gì?
Đái dầm là căn bệnh thường thấy của trẻ em. Căn bệnh này thường xảy ra ở những trẻ em không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện. Và hiện nay, có khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, có nhiều trường hợp mặc dù đã được điều trị khỏi căn bệnh này nhưng vẫn có thể bị tái phát trở lại, và dạng đái dầm tuýp 2 (Secondary nocturnal enuresis: Đái dầm ban đêm thứ phát) là loại thường gặp nhất.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tuổi vị thành niên vẫn có thể mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són) là bệnh gì?
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều các tác nhân sau:
- Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang, khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá, không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thần kinh, động kinh vào ban đêm...
- Đôi khi cũng có thể liên quan đến cảm xúc.
- Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng.
- Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh trêu chọc sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.
Triệu chứng thường thấy ở các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són) là bệnh gì?
- Bị căng thẳng tâm lý.
- Khi ngủ hay ngáy to.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Đi tiểu són.
- Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).
Phương pháp điều trị các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són) là như thế nào?
Hiện nay, để chữa trị các rối loạn này thường rất phức tạp và tùy vào mỗi trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ kê toa phù hợp và cần sự theo dõi của bác sĩ, thông thường những loại thuốc dùng trong điều trị đái dầm gồm có oxybutynin chloride (ditropan), imipramine HCl (tofranil), desmopressin acetate (DDAVP).
Ngoài ra một số phương pháp điều trị sau đây có thể được sử dụng ở các rối loạn trên bao gồm:
- Hạn chế không cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hay đánh thức trẻ dậy đi tiểu trước khi bố mẹ đi ngủ.
- Tập luyện bàng quang, nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ. Bằng cách lúc đang đi tiểu, tự dừng lại, kéo dài việc tiểu tiện. Hoặc ban ngày uống nhiều nước.
- Đôi khi có thể dùng phương pháp tổng hợp: Vừa dùng thuốc, vừa dùng đồng hồ báo thức cũng cho kết quả tốt.