Các phương thức điều trị khác ở bệnh tiểu đường

Các phương thức điều trị khác ở bệnh tiểu đường

Tế bào heo có thể chữa lành bệnh tiểu đường 

Các nhà khoa học cho biết trong một thập niên nữa tế bào sản xuất insulin từ heo sẽ được cấy ghép vào cơ thể người để điều trị bệnh tiểu đường type 1. 

Chúng ta đã thành công trong việc cấy ghép tế bào lấy từ tuyến tụy của heo vào cơ thể 5 con khỉ bị bệnh tiểu đường. Những con khỉ này được cho dùng thuốc chống đào thải và chúng đã hoàn toàn bình phục. 

Các nhà khoa học hy vọng thí nghiệm trên con người sẽ bắt đầu vào năm 2009. Lúc đó sẽ có hàng trăm ngàn bệnh nhân tiểu đường được cấy ghép mô của động vật. Trước đây người ta đã thành công trong việc cấy ghép tế bào lấy từ tuyến tụy của người để chữa lành tiểu đường. Nhưng những tặng vật này quá hiếm, do đó, tế bào và mô từ heo là giải pháp thay thế tối ưu. 

Tuy nhiên các loại thuốc chống việc cơ thể đào thải vật lạ cấy ghép vào vẫn còn tạo quá nhiều phản ứng phụ không tốt cho bệnh nhân. Vì thế cần có thêm nhiều nghiên cứu để giảm bớt tác dụng phụ này. 

Chúng ta cũng nên biết hàng trăm ngàn bệnh nhân đã được thay van tim bằng van tim heo và tế bào từ heo cũng đã được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng liệt run Parkinson. Vì thế, không có lý do gì khiến chúng ta lại không tin tưởng vào thành công của phương pháp này, một hy vọng mới cho các bệnh nhân tiểu đường. 

Thuốc giúp ngừa tiểu đường 

Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất. Hàng triệu người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường có thể tránh được căn bệnh này nhờ một loại thuốc thường được dùng để điều trị nó... 

Loại thuốc này có tên Rosiglitazone hay Avandia, dùng trong ba năm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 62%. Đây là loại thuốc thuộc nhóm thiazolidinediones, hiện đang được dùng điều trị bệnh tiểu đường một khi được chẩn đoán bệnh. 

Cuộc nghiên cứu về tiểu đường được tiến hành trên 5.269 người từ 30 tuổi trở lên từ 191 khu vực ở 21 quốc gia. Tất cả đều đang có dấu hiệu “tiền tiểu đường” hay có bất thường về đường huyết, cho thấy 1/2 trong số họ sẽ phát triển bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 3 năm. 

Những người tham gia đã dùng Rosiglitazone và thực hiện theo các lời khuyên duy trì lối sống lành mạnh. Trong vòng 3 năm chỉ có 12% trong số người dùng Rosiglitazone mắc bệnh tiểu đường, so với 26% người mắc bệnh khi dùng giả dược. 

Rosiglitazone cũng được phát hiện giúp đưa nồng độ glucose trở lại mức bình thường ở 51% số người tham gia so với 30% dùng giả dược. Tác dụng có lợi của Rosiglitazone được tìm thấy trên tất cả bệnh nhân, đặc biệt rõ nhất ở những người nặng cân. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc: nó có thể gây nguy cơ suy tim ở tỷ lệ thấp - căn bệnh có thể chữa được và không gây tử vong; có lợi cho phân bố mỡ. 

Tế bào lá lách giúp chữa bệnh đái tháo đường 

Các nhà khoa học cho biết, họ đã có thể sản xuất được insulin từ các tế bào lá lách, sau khi biến đổi chúng. Đây là kết quả của một thử nghiệm trên chuột. 

Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học đã tiêm các tế bào lá lách của chuột khỏe mạnh vào cơ thể những con bị bệnh tiểu đường. Kết quả,chuột bệnh đã có khả năng tự sản sinh các tế bào islet (insulin) trong cơ thể và sau đó khỏi hẳn bệnh này, đây là tin rất tốt cho những bệnh nhân đái tháo đường, bởi nó mở ra nhiều hy vọng cho phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này trong tương lai. 

Insulin là chất giúp chuyển hóa đường trong cơ thể thành năng lượng, ở những người bị bệnh tiểu đường type 1, hệ miễn dịch trục trặc và chúng tiêu diệt hết các tế bào islet (insulin) dẫn tới hiện tượng tích tụ đường trong cơ thể. 

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 194 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này gây nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử chi do vỡ mạch máu, tai biến mạch máu não... và đang là gánh nặng đối với nền y tế thế giới. 

Điều trị đục thủy tinh thể do tiểu đường ở trẻ em 

Đục thủy tinh thể ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây mù lòa và giảm thị lực. Trong đó, đục thủy tinh thể bệnh lý bắt nguồn từ bệnh tiểu đường là rất phổ biến. Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh này sao cho hiệu quả và phù hợp với trẻ là hết sức quan trọng. 

Điều trị đục thủy tinh thể trẻ em không chỉ đơn thuần là phẫu thuật mà còn phải quan tâm tới thời điểm phẫu thuật, cách thức điều chỉnh quang học và luyện tập để phục hồi thị giác sau mổ. 

Các bậc làm cha làm mẹ phải chú ý nhất tới cách thức điều chỉnh quang học sau mổ với 4 phương pháp chính là: Đeo kính gọng, dùng kính tiếp xúc, phẫu thuật đắp giác mạc và đặt thể thủy tinh nhân tạo. 

Đeo kính gọng 

Là phương pháp đơn giản nhất. Người ta dùng kính hội tụ có công suất khoảng +9 đến +12 điốp (tên tiếng anh Diop)  cho trẻ mổ đục thủy tinh thể ngay sau khi mổ. Có thể dễ dàng thay đổi công suất kính để phù hợp với sự thay đổi khúc xạ khi trẻ lớn lên. Nhược điểm của phương pháp này là trẻ đeo kính sẽ có cảm giác choáng váng do kính phóng đại lớn hình ảnh lớn tới 30%, hình ảnh có thể không thật. 

Nếu trẻ chỉ bị đục thủy tinh thể một mắt, do sự chênh lệch kích thước hình ảnh ở hai mắt thì việc đeo kính là khó khăn. Hay trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bị đục thủy tinh thể cũng khó đeo được. 

Kính tiếp xúc 

Là một thấu kính hội tụ đặt trực tiếp lên giác mạc. Phương pháp này có ưu thế hơn phương pháp đeo kính gọng là có thể sử dụng ngay sau mổ đục thủy tinh thể ở một mắt. Hình ảnh chỉ phóng đại 10% và người sử dụng cũng dễ dàng đổi kính cho hợp với sự thay đổi khúc xạ. Nhất là về mặt thẩm mỹ thì đây là phương pháp được ưa chuộng hơn rất nhiều so với việc đeo kính quá dày. 

Nhưng nhược điểm của phương pháp này cũng không ít. Trẻ em khó sử dụng, việc tháo lắp kính thường xuyên nếu không đúng cách dễ gây nhiễm trùng và làm tổn thương biểu mô giác mạc. Sử dụng phương pháp này, trẻ luôn luôn phải được sự theo dõi, chăm sóc cẩn thận của gia đình và cơ sở y tế. Đặc biệt lưu ý là trẻ hay làm mất kính, nếu không biết để thay ngay thì tỷ lệ điều trị thất bại khá cao. 

Phẫu thuật đắp giác mạc 

Là dùng một mảnh thấu kính sinh học (lấy từ giác mạc người) khâu vào mặt trước giác mạc của trẻ sau khi mổ đục thủy tinh thể. Đây là phương pháp khó thực hiện nhất. 

Đặt thể thủy tinh nhân tạo 

Là phương pháp sử dụng thủy tinh thể bằng chất liệu PMMA đặt vào vị trí thủy tinh thể tự nhiên. Đây là phương pháp điều chỉnh quang học tốt nhất, kích thước hình ảnh tạo ra ở võng mạc hầu như không tăng. Thủy tinh thể nhân tạo được đặt ở vị trí phẫu thuật, tạo điều kiện tốt để nâng cao thị lực và phục hồi thị giác cho trẻ. 

Tất cả những phương pháp trên nếu được phối hợp với luyện tập mắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đều có tác dụng điều chỉnh, hỗ trợ tốt sau khi mổ đục thủy tinh thể cho trẻ. Tuy nhiên, tránh các nguyên nhân khiến trẻ bị đục thủy tinh thể trong đó có tiểu đường mới là biện pháp tốt nhất.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...