Các nhà khoa học kết nối các dấu hiệu giữa viêm đại tràng và ung thư ruột kết
Hiện nay, tình trạng viêm ở đại tràng được xem là một trong những tác nhân dẫn đến ung thư đại trực tràng và từ các cuộc nghiên cứu, bây giờ các nhà khoa học đã báo cáo rằng tình trạng viêm đại tràng được xem là giai đoạn dẫn đến căn bệnh ung thư phổ biến và gây ra tử vong hàng loạt này.
Thông thường viêm được cho là một phản ứng xảy ra trong thời gian ngắn như nhiễm trùng hoặc gây ra kích thích khác trong cơ thể và cần phải loại bỏ nó. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm kéo dài, thì nó có thể góp phần là tác nhân phổ biến gây ra từ ung thư đến bệnh tim mạch.
Vì thế các nhà khoa học đang nỗ lực để có thể xác định mức độ viêm mãn tính của của ruột già hay đại tràng của con người gây ung thư như thế nào, một nhóm khoa học do Tiến sĩ Kebin Liu tại Đại học Y Georgia và Trung tâm Ung thư Georgia tại Đại học Augusta đã phát hiện ra.
Quá trình nghiên cứu dẫn đến ung thư mà chúng tôi đã công bố trong tạp chínhư sau: Đối với tình trạng viêm mạn tính của viêm loét đại tràng cho thấy việc thúc đẩy các tế bào ức chế có nguồn gốc myeloid, hoặc MDSCs, tích tụ trong đại tràng ngày càng cao. Ngược lại, nồng độ MDSC cao sẽ tạo ra nồng độ IL-10 cao hơn, khi đó một cytokine được biết đến với vai trò giúp ức chế tình trạng viêm. Tuy nhiên ở mức độ cao này, thì chức năng của IL-10, giống như môi trường trong ruột kết, đã thay đổi. Thay vào đó, IL-10 sẽ kích hoạt STAT3, một loại protein hoạt động như một bộ điều chỉnh gen, từ đó làm tăng sự biểu hiện của hai gen DNMT1 và DNMT3b ở ruột kết. Và những gen này làm thay đổi DNA và cuối cùng là loại bỏ nterferon 8, hay IRF8.
Ngoài ra Liu lưu ý rằng trong suốt quá trình nghiên cứu những gì họ tìm thấy được kết thúc bằng cách IRF8 không hoạt động, và đây có khả năng không phải là yếu tố gây ra bệnh viêm đại tràng cũng như không liên quan đến ung thư ruột kết.
Vì thế các bước nghiên cứu tiếp theo sẽ được nhắm vào cách ức chế biểu hiện L-10 trong đại tràng ngày càng cao.
Liu cho biết: IL-10 có chức năng kép và có thể thúc đẩy hoặc can thiệp vào phản ứng miễn dịch. Và những gì chúng tôi tìm thấy từ IL-10 là nguyên nhân thúc đẩy ung thư ruột kết.
Liu, Nhà miễn dịch ung thư thuộc Khoa Sinh hóa và Sinh học Phân tử MCG cho biết thêm: Ở trạng thái khỏe mạnh, IL-10 và IRF8 cho thấy không hề có tương tác nhưng đều hoạt động theo những cách khác nhau để bảo vệ và chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu 2 yếu tố trên có thể kết nối với nhau ở viêm đại tràng mạn tính hay không và kiểm tra những giả thuyết về cách IRF8 hoạt động như một chất ức chế trong ung thư đại trực tràng.
Từ đó các nhà khoa học đã thử nghiệm trên những con chuột bị thiếu IRF8 trong các tế bào biểu mô ở đại tràng và nhận thấy nhiều bằng chứng ủng hộ giả thuyết của họ. Ngoài ra, dựa vào kết quả của cuộc thử nghiệm các nhà khoa học nhận thấy khi bị thiếu IRF8 thì những con chuột dễ bị viêm đại tràng mạn tính hơn, vì khi đó các tế bào bình thường giảm đi và các tế bào của khối u sẽ phát triển nhiều hơn. Vì thế đôi khi đối mặt với viêm đại tràng mạn tính, thì IRF8 bị hoạt động quá mức so với các mô đại tràng bình thường.
Không những thế, các nhà khoa học đã chỉ ra trong môi trường thay đổi này, MDSC và IL-10 sản xuất ở mức cao hơn và hai gen này cuối cùng đã làm IRF8 không hoạt động. Tất nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi tương tự trong bệnh ung thư ruột kết ở người.
Liu nói rằng có khả năng cao là thời gian đã chuyển đổi vai trò của IL-10 từ việc ức chế viêm đã chuyển sang ức chế IRF8.
Cho đến nay, ung thư đại trực tràng là một trong năm bệnh ung thư phổ biến hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong ở cả nam giới lẫn phụ nữ trên toàn thế giới.
Interleukin 10, hoặc IL-10, là được biết đến là một cytokine, có vai trò là tín hiệu gây ra ảnh hưởng đến hành vi của các tế bào. Và nó được biết đến để ngăn chặn tình trạng viêm mạn tính, bao gồm viêm đại tràng và ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, IL-10 được biết đến có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư khác như điều tiết các tế bào T, hoặc Tress, và có thể ngăn chặn phản ứng chống ung thư.
IRF8 được biết đến với vai trò giúp điều chỉnh hoạt động của các gen và còn là một tác nhân quan trọng trong sự phân biệt hóa của các tế bào hồng cầu. Và thường được biểu hiện bởi các tế bào biểu mô đại tràng như một lớp bảo vệ chống lại thức ăn và thức uống mà con người khi đưa vào trong cơ thể.
Đối với MDSC ở mức độ thấp ở đa số những trường hợp khỏe mạnh, có khả năng giúp bảo vệ tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến cơ thể, tạo ra các tế bào miễn dịch như đại thực bào, cũng như IL-10. Tương tự như tình trạng viêm, MDSC luôn có mặt và hoạt động cho đến khi vấn đề được loại bỏ. Tuy nhiên đối với những tình trạng như viêm mãn tính và ung thư, chúng hoạt động để ức chế hệ thống miễn dịch.
Viêm đại tràng xảy ra khi khi niêm mạc đại tràng bị viêm mạn tính và khi đại tràng bị tổn thương thì số lượng tế bào miễn dịch tăng lên, khả năng đáp ứng với hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, qua đó góp phần vi khuẩn đường khuẩn gây hại tới sức khỏe.
Hiện tại, Viêm đại tràng gây ảnh hưởng đến cả nam giới lẫn nữ giới, và thường xuất hiện ở độ tuổi 30. Thông thường các triệu chứng của viêm đại tràng như đi tiêu lỏng và khẩn cấp hơn là tiêu chảy, đau bụng và máu trong phân. Đối với những trường hợp khi mắc phải căn bệnh này thường biếng ăn, cân nặng sụt giảm và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.