Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa viêm và ung thư

Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa viêm và ung thư

Hiện nay, tình trạng viêm nặng trong các mô thường liên quan đến sự xuất hiện của ung thư. Tuy nhiên cơ chế liên kết cả hai điều kiện này thường không được hiểu rõ. Ngoài ra, các mô bị viêm và ung thư chứa một hỗn hợp không đồng nhất ở các tế bào bị tổn thương và bảo vệ. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc cô lập các tế bào chính bị tổn thương vì thế nghiên cứu về chúng phải cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu tại Đại học Kanazawa đã phát triển một kỹ thuật để thực hiện điều này.

Khi đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp phân lập các tế bào khỏe mạnh ra khỏi những vị trí bị tổn thương, được gọi là microdissection (LMD). Điều này liên quan đến việc sử dụng một chùm tia laser nhằm tập trung và chọn ra một bộ tế bào cụ thể. Sau đó, LMD đã được sử dụng để phát hiện ra làm thế nào mà tình trạng viêm dạ dày (viêm dạ dày) có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Các nhà khoa học tại Đại học Kanazawa đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa viêm và ung thư

Các nhà khoa học tại Đại học Kanazawa đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa viêm và ung thư

Đây là sơ đồ phân tử hoạt động cho thấy mối liên hệ giữa viêm và ung thư, được thể hiện trong các tế bào biểu mô dạ dày. Trong đó các phân tử gây viêm IL-1α, dẫn đến tăng trưởng MIR135B. Sau đó, lần lượt kích hoạt các gen FOXN3 và RECK, gây ra sự tăng trưởng khối u trong các tế bào. Nguồn: Đại học Kanazawa.

Cấu tạo của niêm mạc dạ dày chủ yếu là các tế bào biểu mô. Vì thế, trong nghiên cứu này các nghiên cứu đã phân lập các tế bào biểu mô từ niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở chuột viêm dạ dày hoặc ung thư dạ dày có liên quan đến viêm không. Sau khi xem xét cả hai trường hợp thì các nhà nghiên cứu đã phát ra miR-I35B, đây là một điều biến gen, mức độ tăng trưởng đang tăng cao hơn nhiều so với những con chuột khỏe mạnh. Điều thú vị, ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư, miR-I35B đã tăng trưởng khá cao và không có nhiều khác biệt so với bệnh ở những giai đoạn sau. Và điều này cũng đã được xác nhận trong những bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Để hiểu được mức độ tăng trưởng của miR-I35B, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tác nhân khác nhau gây ra viêm. Từ đó, họ phát hiện ra  IL-1α - IL-1β, là hai yếu tố chủ yếu gây viêm trong cơ thể, và chịu trách nhiệm thúc đẩy sự tăng trưởng này. Vì thế, những thay đổi của miR-I35B được kết nối chặt chẽ với tình trạng viêm. Tuy nhiên, hiện tại để xác định mối liên hệ chính xác giữa miR-I35B và sự phát triển của ung thư vẫn còn là một bí ẩn. Do đó, các dòng tế bào ung thư đã được thiết lập, sau đó nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một tác nhân có thể bắt chước miR-I35B khiến các tế bào gắn kết chắc chắn, tăng trưởng và xâm nhập cũng giống như các tế bào ung thư trong cơ thể. 

MiR-I35B là một loại microRNA, hay còn gọi là tác nhân điều biến gen, nên các nhà nghiên cứu đang xem xét xem gen nào đã được nhắm mục tiêu để thực hiện những hành động này? Sau đó, một loạt các nghiên cứu đã được thực hiện và phân tích trên chuột về các gen liên quan. Trong đó họ đã phát hiện ra FOXN3 và RECK là 2 yếu tố chủ yếu bị ức chế nghiêm trọng bởi miR-135B. Ở trạng thái khỏe mạnh, FOXN3 và RECK có nhiệm vụ ngăn chặn sự hình thành khối u. Vì vậy, nếu 2 gen này bị ức chế sẽ dẫn đến việc xâm nhập của tế bào tăng lên, đây cũng được xem là đặc điểm chính của tế bào ung thư. Do đó, nếu gen FOXN3 và RECK bị ức chế bởi miR-135B được xem là tác nhân năng chính dẫn đến ung thư dạ dày.

Các tác giả cho biết: Nghiên cứu này nhấn mạnh một cơ chế phức tạp nhằm thúc đẩy quá trình viêm và liên quan đến ung thư bằng một phân tử. Trong nghiên cứu này, đã cho thấy mối liên hệ của miR-135b đối với viêm dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày giai đoạn đầu, từ những điều này đã giúp ích các nhà nghiên cứu đã phát triển các phương pháp chẩn đoán mới có thể phát hiện sớm những bất thường từ dạ dày. Ngoài ra, những phát hiện hữu ích của miR-135B được xem là bước ngoặt cho việc phát triển các chiến lược mới có thể chống lại ung thư dạ dày trong những trường hợp tương tự.

Hiện nay, ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thói quen ăn nhiều thức ăn nướng, dưa muối, ăn mặn,... Ngoài ra, hút thuốc cũng là tác nhân gây ra ung thư dạ dày và yếu tố di truyền cũng liên quan đến căn bệnh này. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...