Các nghiên cứu điều tra về sự tăng trưởng đột biến trẻ sơ sinh bị khuyết tật cánh tay ở Pháp
Vào chủ nhật vừa rồi, Bộ trưởng Y tế Pháp đã công bố về một nghiên cứu điều tra về tình trạng các trẻ sơ sinh bị khuyến tật chi trên ở các thành phố khác nhau trên toàn nước Pháp trong những năm gần đây là điều "không thể chấp nhận được" mặc dù không tìm thấy được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng trên.
Bộ trưởng Y tế Agnes Buzyn cho biết bà và các đối tác môi trường Francois de Rugy đã quyết định xem xét kỹ hơn về những gì đã xảy ra khiến cho 14 trẻ sơ sinh bị teo nhỏ hoặc bị khuyết tật tay kể từ năm 2007, sau hai tuần, các nhà chức trách y tế cho biết họ vẫn chưa tìm ra được lời giải thích cho tình trạng trên.
Và các trường hợp trên đã được tập trung tại ba khu vực hành chính của Pháp - gần biên giới Thụy Sĩ, trong đó có bảy trường hợp từ năm 2009 đến 2014, Vùng Brittany trên bờ biển phía Tây có bốn trường hợp từ năm 2011 đến năm 2013 và Loire-Atlantique, phía nam của Brittany, có ba trường hợp trong năm 2007-2008.
Trong một báo cáo điều tra ngày 4 tháng 10, các cơ quan y tế công cộng của Pháp cho biết, trong số những trường hợp ở khu vực Ain cho thấy chỉ số thấp hơn mức thống kê cho thấy ở trên toàn đất nước thì các chỉ số ở Brittany và Loire-Atlantique sau khi thống kê là tăng cao hơn so với bình thường.
Bộ trưởng Y tế Agnes Buzyn.
Nhưng các điều tra trên cho thấy không thể tìm thấy "tác hại thông thường" với các chất có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Hiện nay, mỗi năm ở Pháp có khoảng 150 trường hợp trẻ sơ sinh bị các khuyết tật chi trên, có thể xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ cánh tay, và trong thời gian mang thai các bộ phận trên không hình thành hoàn toàn.
Trong khi các nhà chức trách chưa tìm được nguyên chính xác gây ra tình trạng trên, thì nghiên cứu trên đã phần nào tìm ra được những yếu tố nguy cơ như việc tiếp xúc với một số hóa chất hoặc thuốc trong thời gian mang thai có thể là tăng khả năng gây ra tình trạng trên.
Bà Buzyn đã phát biểu trên kênh LCI rằng các chuyên gia môi trường sẽ hợp tác cùng với các chuyên gia y tế trong việc điều tra các trường hợp trên để cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ sơ sinh.
"Hiện nay các nhà chức trách đang cảm thấy không hài lòng với các ý kiến về việc họ không thể tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên, điều đó là điều không thể chấp nhận được ", Bà nói.
Trong những năm 1950 và 1960, hàng ngàn trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được sinh ra với những khuyết tật hoặc bị teo nhỏ liên quan đến việc sử dụng thuốc Thalidomide, được sử dụng để điều trị buồn nôn ở phụ nữ mang thai và loại thuốc trên đã bị cấm trong những năm 1960.