Các món ăn chữa bệnh trĩ

Các món ăn chữa bệnh trĩ

Kết hợp món ăn để chữa trị bệnh trĩ

1/ Ô Giao nấu cháo nếp

- Nguyên liệu: Ô Giao 30 gam, gạo nếp 100 gam, Đường đỏ 50 gam.

- Phối chế: Trước tiên dùng gạo nếp nấu thành cháo, sau đó cho thêm Ô Giao và Đường đỏ, vừa nấu vừa khuấy cho đến Ô Giao hoàn toàn hòa tan là có thể dùng.

- Công hiệu: Ích khí, dưỡng huyết, cầm máu.

- Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày một lần, dùng trong 5 ngày liền.

 

2/ Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ 

- Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen 15g, Quả táo đô 20g. 

- Cách làm: Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần, dùng liền nhiều ngày sẽ có công hiệu dưỡng huyết, hòa huyết, cầm máu.

 

3/ Gốc rau dền nấu đại tràng heo

- Nguyên liệu: Gốc rau dền 100g, Đại tràng heo 150g.

- Cách làm: Gốc rau dền rửa sạch, xắt khúc. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ với lượng nước vừa phải. sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước. Đây là món giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.

 

4/ Hoa hòe nhồi đại tràng heo

- Nguyên liệu: Hoa hòe 20g , Đại tràng heo 50g.

- Cách làm: Lấy hoa hòe nhồi vào đại tràng heo đã rửa sạch, dùng dây buộc chặt hai đầu đại tràng và luộc chín với lượng nước vừa phải, cho thêm gia vị vừa ăn.

- Công dụng: Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, cảm máu.

 

5/ Chè nhân sâm hạt sen

- Nguyên liệu: Nhân sâm trắng 10g, Hạt sen 15g, Đường phèn 30g.

- Cách làm: Cho nhân sâm trắng và hạt sen (đã bỏ tim sen) vào chén, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, thêm đường phèn, hấp cách thủy khoảng 1 giờ. Người bệnh nên dùng đều đặn trong bữa ăn sáng và tối.

 

6/ Cháo rau cần

- Nguyên liệu:  Rau cần cả lá lẫn rễ 120 gam, Gạo lốc 150 gam.

- Phối chế: Rửa sạch rau cần, thái dạng khúc dài 1 cen-ti-mét. Gạo lốc với lượng nước vừa phải, đun sôi bằng lửa to, cho rau cần vào cùng nấu bằng lửa nhỏ cho đến cháo chín nhừ, cho thêm gia vị là có thể dùng.

- Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp.

- Cách dùng và liều lượng: Lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối.

 

7/ Khổ sâm nấu trứng gà

- Nguyên liệu: Khổ Sâm 6 gam, Trứng gà 2 quả, Đường đỏ 60 gam.

- Phối chế: Khổ Sâm đun với 400ml trong khoảng 30 phút, lọc bã lấy nước, cho trứng gà và đường đỏ vào cùng đun với nước sâm cho đến trứng gà chín là được.

- Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, thấm thấp trị ngứa ngáy, trị bệnh trĩ.

- Cách dùng và liều lượng: Bóc vỏ trứng gà khi còn nóng, một lần ăn hết trứng gà và nước sâm. Mỗi ngày một lần, 4 ngày là một đợt điều trị.

Chứng nhiệt bức huyết hành với những biểu hiện trong lâm sàng là: bệnh trĩ, hậu môn nóng rát, đại tiện ra máu tươi kèm theo phát sốt, táo bón, nước tiểu ngắn, màu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô.

 

8/ Cháo Hoàng kỳ

- Nguyên liệu: Hoàng kỳ 30 gam. Gạo lốc 100 gam.

- Phối chế: Thái Hoàng kỳ thành dạng nhát, cho 1000mm nước sắc còn lại 750mm, lọc bã, cho gạo lốc vào nấu cháo.

- Công hiệu: Ích khí nâng khí.

- Cách dùng và liều lượng: Lần lượt dùng hết khi đói.

(Theo tribenhtri.vn)

Món ngon trị các loại bệnh trĩ

1. Nếu bệnh trĩ đi cầu phân táo cứng,

người nóng, tốt nhất nên chọn món ăn bài thuốc có tác dụng bổ mát, nhuận trường, tiêu viêm.

- Bài 1 (Cá lóc cuốn rau): Cá lóc 1 con 200g làm sạch hấp chín, rau  diếp, húng quế mỗi vị 50g thêm gia vị bánh đa nem vừa đủ, bằng cách cuốn ăn.

- Bài 2 (Canh mướp hương): Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.

- Bài 3 (Đu đủ hầm): Ðu đủ ương 150g, trực tràng heo 100g làm sạch cắt khúc, gia vị gừng hành vừa đủ hầm ăn.

- Bài 4 (Sinh tố trái cây): Ðu đủ chín 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50 xay sinh tố uống ngày 1 - 2 lần. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có nhiều rau như dấp cá, rau diếp, rau đắng, giá đậu, mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp và trái cây tươi đều tốt.

 

2. Nếu bệnh trĩ mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể hư,

nên chọn món ăn bài thuốc có tác dụng ích khí sinh huyết nhuận tràng.

- Bài 1 (Cháo bột mè): Mè đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 20 - 30g pha đường uống thường xuyên.

- Bài 2 (Cháo lươn rau ngổ): Lươn 1 - 2 con 100g làm sạch, gạo ngon 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn.

- Bài 3 (Canh hoa thiên lý): Hoa thiên lý 150g, tôm sú lột vỏ 50g, đậu hũ 50g thêm hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Nếu bệnh lâu nên dùng bài (chim cút tiềm thuốc): Hoàng kỳ 20g, nhân sâm16g, đương quy 12g, thăng ma 8g, sài hồ 10g, bạch truật 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g, chim cút 1 con, gia vị vừa đủ tiềm ăn. Ngoài ra, nên tăng cường ăn các loại rau như rau húng, kinh giới, tía tô, rau mùi, cải xong, hành, hẹ rau các loại rau thơm trái cây tươi.

 

3. Nếu bệnh trĩ sau sinh, nên ăn bổ huyết nhuận táo,

chọn món ăn bài thuốc tác dụng bổ huyết nhuận táo.

- Bài 1 (Đu đủ hầm xương): Ðu đủ ương 100g, tủy xương heo 100g gia vị vừa đủ hầm ăn.

- Bài 2 (Gà ác tiềm thuốc bắc): Thục địa, đương quy, xuyên khung, bạch thược. đảng sâm, bạch truật mỗi vị 12g, nhục quê 4g, đại táo 3 quả, gà ác 1 con làm sạch, gia vị gừng hành vừa đủ tiềm ăn. Ngoài ra, nên ăn các món chế biến chủ yếu như mè đen, đu đủ, hoa lý, rau đay, rau đắng, mè đen, đậu xanh, củ quả tươi.

4. Những người bị trĩ ra máu, đại tiện táo bón:

nên ăn 1-2 quả chuối tiêu vào mỗi buổi sáng, lúc mới ngủ dậy và bụng còn đói. Nếu ra máu nhiều, hãy ăn mứt hồng nấu nhừ ngày 2 lần trong bữa điểm tâm, mỗi lần 1-2 quả.

5. Trĩ sưng đau, ra máu:

Sung 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng gấp đôi liều dùng).

6. Trĩ nội, trĩ ngoại và khi đại tiện thấy đau ở hậu môn hoặc ra máu:

Mã thầy tươi 500g, rửa sạch, cho thêm 90g đường và lượng nước vừa phải, đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái, liên tục trong 3 ngày. Cũng có thể ăn mỗi ngày 120g mã thầy tươi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...