Các loại thuốc tây y và đông y điều trị đau lưng
C. CÁC LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU
1. Các thuốc nhóm salicylic Acid axetyl salixylic
Tên khúc: aspirin, salicylic acetate
Biệt dược: acesal, acylpyrin, aspro. 1stopyrin, polprin, empirin, rhodine, ruspirin...
Tác dụng: hạ nhiệt, giảm đau. Gần đây nhiều công trình đã xác nhận thuốc này tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu có hiệu quả nhất nên đã được sử dụng để phòng tai biến mạch máu não (nhồi máu não do huyết khối và nghẽn mạch máu não).
Chỉ định: đau, viêm các rễ - dây thần kinh trong hội chứng cổ - cánh tay, đau lưng và các dây thần kinh ngoại vi khác, đau đầu, đau viêm khớp, đau răng, cảm sốt.
Liều dùng: viên nén đơn thuần hoặc viên tổng hợp với thuốc khác, mỗi lần uống (lúc no) từ 300 - 500mg, tối đa trong 24 giờ có thể cho từ 2 - 3g (người lớn) chia uống cách quãng từ 3 - 4 tiếng trong 5 - 7 ngày.
Để dự phòng tai biến mạch máu não, tuỳ theo số lượng và chất lượng tiểu cầu, có thể dùng liều nhỏ từ 0,32g đến 0,50g một ngày trong từng đợt 2 - 3 tuần. Có thể dùng aspirin pH8 để giảm tác dụng phụ của aspirin.
Chống chỉ định:
- Mãn cảm với các salicylat: loét dạ dày - hành tá tràng, các rối loạn trong quá trình đông máu và hen.
- Tránh dùng phối hợp với corticoid (vì làm tăng khả năng gây tai biến chảy máu dạ dày), các thuốc trung hòa acid dịch vị như nhôm và magnésium hydroxyd, calcicarbonat và natri hydrocarbonat (vì làm giảm nồng độ aspirin ở máu).
Túc dụng phụ: rối loạn tiêu hoá như đầy bụng. buồn nôn, mẩn ngứa ngoài da, nổi mề đay, cơn hen, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi.
Chú ý:
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng cuối, vì có thể gây kéo dài thời gian thai nghén và lúc trở dạ đẻ dễ bị băng huyết nhiều hơn.
Nếu dùng đồng thời với các chất dẫn cumarin, cần lưu ý là tác dụng chống đông máu của các thuốc này được tăng lên.
2. Các dẫn chất nhóm pyrazolon
2.1. Phenazon (Phenazonum)
Tên khác: analgesine, antipyrin, azophenum, penazona, pyrazodin.
Chỉ định: đau các dây thần kinh ngoại vi, đau thấp khớp, đau đầu, cảm cúm; cầm máu trong chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Liêu dùng: người lớn mỗi lần uống 0,80g, mỗi ngày 2 - 3 lần chia đều khoảng cách thời gian trong ngày. Trẻ em, tuỳ theo tuổi, mỗi lần 0,05 - 0,25g, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Tác dụng phụ: buồn nôn, nổi mẩn ngoài da.
Ghi chú: tránh dùng trong thời gian dài (quá 7 ngày) và thuốc có thể gây giảm bạch cầu hạt.
- Hiện nay còn dùng dưới dạng dẫn chất là propyphenazon (tức là isopropyl antipyrin) có dung nạp tốt hơn.
Aminophenazon (aminophenazonum)
Tên khác: amidopyrin, aminopyrin, amidazophen, dietyl amino antipyrin, pyramidon...
Biệt dược: amidophen, anafebrin, pyrzon.
Túc dụng: tương tự như phenazon nhưng giảm đau mạnh hơn.
Chỉ định: như đối với phenazon nhưng không dùng để cầm máu.
Liều dùng: người lớn mỗi lần uống 0.25g, mỗi ngày 3 - 4 lần. Hiện nay người ta ngại dùng thuốc này vì sợ gây mất bạch cầu hạt.
2.2. Metamizol
Tên khác: analgium, anangin, dipyron, metylmelubrin, sulpyrin, methampyron.
Biệt dược: algopyrin, bonpyrin, metapyrin, novalgm, novapyrin, pyralgn...
Túc dụng: tương tự như các thuốc trên. Ngoài tác dụng giảm đau, còn có tác dụng chống co thắt và chống thấp khớp
Chỉ định: cho tất cả các chứng đau do nguyên nhân khác nhau (đau thắt lưng, đau rễ - dây thần kinh, đau đầu. đau do sỏi thận, sỏi mật, co thắt dạ dày - ruột, niệu đạo, đau sau chấn thương, sau mổ, đau thấp khớp cấp hoặc mạn).
Liều dùng: người lớn, mỗi lần uống từ 0,25g đến 0,5g mỗi ngày từ 3 - 4 lần.
Chống chỉ định: mẫn cảm với các chất dẫn pyrazolon, có thai trong 3 tháng đầu. Tránh dùng kéo dài quá 10 ngày vì có thể gây giảm hoặc mất bạch cầu hạt.
3. Những điều cần chú ý trong khi sử dụng thuốc giảm đau
Nói chung, phần lớn thuốc giảm đau thường hay dị ứng, quá mẫn, giảm bạch cầu hạt trong máu, nhất là hay gảy tai biến chảy máu dạ dày - ruột, nên trước khi dùng cần phải hỏi tiền sử bệnh nhân về những vấn đề liên quan.
Thường cho uống thuốc giảm đau vào những lúc no (vào bữa ăn, sau bữa ăn) với những liều nhỏ thăm dò lúc đầu và chia ra nhiều lần khoảng cách thời gian trong ngày.
Nếu các thuốc trên được chế dưới dạng tổng hợp cùng với các loại thuốc khác thì cần chú trọng tới liều lượng và những chống chỉ định của từng thành phần thuốc để chỉ định và điều chỉnh liều và cách dùng cho thích hợp với từng bệnh nhân.
Ở đây, nói chung các thuốc thường chỉ nêu lên liều cho người lớn, còn đối với trẻ em cần cân nhắc thận trọng. nếu cần thiết phải có chỉ định của chuyên khoa nhi.
4. Một số biệt dược điều trị đau lưng
4.1. Actron (hãng bào chế HBC: Miles, Thụy S1)
Thành phần (TP) mỗi viên có:
+ Acid acetylsalicylic 267mg
+ Paracetamol 133mg
+ Cafein 40mg
+ Natrl bicarbonic 1600mg
+ Acid citric anhydric 954mg
Tác dụng điều trị (TDĐT): đau đầu, đau nửa đầu, đau dây TK hông, đau thắt lưng, đau khớp.
- Liều lượng (LL): mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày 4 viên, không quá 8 viên/24 giờ.
- Chống chỉ định (CCĐ): như đối với aspirin.
4.2. Alka - seltzer (HBC: Whitehall, Mỹ).
TP mỗi viên có:
+ Acid acetyl salicylic 0,32g
+ Phosphate monocalcic 0,20g
+ Carbonat acide de sodium 1,90g
+ Acide citric 1,05g
- TDĐT: giống như aspirin, giảm đau có hiệu lực tốt, tác dụng nhanh, được lót đệm niêm mạc dạ dày tốt.
- LL: 1-9 viên một lần, không dùng quá 12 viên trong 24 giờ.
4.3. Algo Névriton (HBC: Spret Manchant, Pháp)
- TP mỗi viên có:
+ Acid aeetyll salievlie (đạng cốm có ethyl cellulose) U,35g
+ Acetiamin hay chlorhydrate de diacetylthiamn 0.05g.
— TDĐT: như aspirin, giảm được 30% lượng aspirin nhưng vẫn có kết quả điều trị tốt.
- LL: như các thuốc có aspirin kể trên.
4.4. Anacin (HBC: Whitehall, Mỹ)
- TP mỗi viên có:
+ Aspirin 400mg
+ Cafein 30mg
- TDĐT: như aspirin.
- LL: uống mỗi lần từ 1 - 2 viên, mỗi ngày từ 3 - 4 viên.
Ngoài ra còn có một loại nữa, có thành phần hóa học không giống loại trên, có tên là anacin 3; TP mỗi viên có:
Acetaminophen 500mg Cafein 32mg
+ TDĐT: giảm đau và hạ nhiệt như aspirin, nhưng không ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, không gây mẫn cảm đối với máu.
+ LL: người lớn: uống mỗi lần từ 1 - 2 viên, mỗi ngày từ 1 đến 4 lần.
+ Trẻ 6 - 11 tuổi: mỗi lần 1/2 - 1 viên, mỗi ngày từ 1 đến 4 lần.
+ Trẻ 12 - 15 tuổi: mỗi lần từ 1 - 1 viên rưỡi, mỗi ngày từ 1 đến 4 lần.
+ Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
+ CCĐ: không dùng cho người bệnh suy tế bào gan.
4.5. Analginum (analgin) (HBC: CHLB Nga, Bungar)).
- Công thức: 1 - phenyl -2,3-dimethyl -4-methylamino pyrazolon 56 - N.
Methan sulfonat natrium: noramidopyrin.
- TDĐT: giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm, tác dụng như amidopyrin; hoà tan rất tốt, hấp thụ dễ dàng, tác dụng nhanh, mạnh (nếu dùng theo đường tiêm).
Các chứng đau nhức: đau đầu, đau dây TK, đau cơ, đau khớp.
- CCĐ: bệnh máu, rối loạn kinh nguyệt, thai nghén, thể tạng không chịu thuốc; không dùng khi bệnh khớp đang tiến triển nặng.
- Tác dụng phụ (TDP): giảm bạch cầu, mất bạch cầu đa nhân, rét run, ban đa, chóng mặt.
- LL: uống viên 0,50g một lần, 2 - 3 lần mỗi ngày. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, dưới da: dung dịch 50%, 2ml mỗi lần, ngày 2 - 3 lần.
4.6. Apranax (naproxen sodium) HBC: Syntex)
- Thành phần: Mỗi viên chứa: naproxen sodium (DCL) 550mg.
+ Hàm lượng muối 2mEq
+ Tá dược (cellullose vi tinh thể, povidon, bột talc, stéara Mg, hydroxyméthylcellulose, polyoxyéthylène glycol, r cam S, oxyde titan, alcool éthylique).
Ngoài ra còn có loại thuốc viên, dạng 375mg.
- Tính chất: chống viêm không steroid, thuộc nhóm các propionic, dẫn xuất của acide aryl-carboxylic, có hoạt tính chống viêm, chống đau và hạ sốt.
- Chỉ định:
+ Điều trị triệu chứng lâu đài: viêm thấp khớp mạn tính (viêm đa khớp, viêm cứng khớp đốt sống).
+ Vài chứng thoái khớp bất trị và đau nhức: thấp khớp các chi (đau nhức vai nặng, viêm gân...), thoái hóa khớp, thoái hoá cột sống.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với naproxene và các loại kháng viêm có hiệu quả tương tự như naproxene, mẫn cảm với aspirin.
+ Loét dạ dày - tá tràng, suy gan nặng, suy thận nặng.
+ Không được dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú.
- Thận trọng:
+ Đối với người lớn tuổi, lái xe và người sử dụng máy móc.
+ Do tương tác thuốc nên không được phốt hợp với một số thuốc sau: heparin, các sulfamid giảm glucose huyết, methotrexat, các thuốc lợi tiểu, các thuốc chống cao huyết áp, hydantoin, ticlopidin và không nên phối hợp với các loại kháng viêm không stéroid khác.
- Cách dùng (đường uống):
+ Liều tấn công: viên 550mg, uống 2 viên/ngày chia làm 2 lần (sáng, tối), sau bữa ăn (lúc no).
+ Liêu duy trì lâu dài: 1 viên 550mg/ngày chia làm 2 lần (sáng, tối) lúc no.
+ Uống thuốc (không nhai); không vượt quá 1375mgl/ngày.
+ Khi có xuất hiện đau vùng dạ dày thì phải ngừng thuốc.
+ Thuốc có thể gây tác dụng phụ khác: ban da, phù Quincke, hen, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác, mất ngủ, vàng da, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết. Do vậy cần theo dõi, nếu điều trị dài ngày cần làm các xét nghiệm cần thiết định kỳ.
4.7. Arthrocine 100 - 200 (HBC: - MSD Chilbret (Pháp) - MSD (Mỹ, Thụy Điển).
Tân khác: clinoril
- TP có hai loại:
+ Arthrocine 100mg (viên).
+ Arthrocine 200mg (viên hoặc thuốc đạn).
- TDĐIT:
+ Là loại thuốc chống viêm không steroid, thuộc nhóm inden nên cũng mang tính chất giảm đau và hạ nhiệt.
+ Ức chế prostaglandin synthetase là nguồn gốc hoạt tính của thuốc chống viêm không steroid.
+ Làm dịu viêm và giảm đau nhức nhanh, là loại thuốc dễ dung nạp nên có thể dùng kéo dài.
- Chỉ định: hư khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm bao tenon hoạt dịch (tenosynovit), viêm đa khớp dạng thấp, viêm đốt sống dính khớp.
- Chống chỉ định:
+ Với bệnh nhân đã dị ứng với sulindac, với aspirin, và với thuốc chống viêm khác không phải steroid, nhất là biểu hiện dưới dạng hen suyễn.
+ Có tiền sử chảy máu dạ dày-ruột, viêm loét dạ dày - tá tràng.
+ Không dùng cho khoa nhi, không dùng cho người có thai và trong thời kỳ cho con bú.
+ Thận trọng khi dùng thuốc đạn đối với những người bị viêm và chảy máu trực tràng.
- Tác dụng phụ: khi dùng thuốc này, trong 3 tháng đầu ở một vài người có thể bị vàng da do viêm gan có kèm sốt hay không, các rối loạn sẽ bớt dần khi ngừng thuốc.
- Khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, ỉa chảy, táo bón, đau do co thắt dạ dày.
- Mn ngứa, da khô, kích thích niêm mạc, rụng tóc, ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson.
- Choáng váng, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, tăng tiết mồ hôi, dị cảm, viêm dây thần kinh, viêm màng não vô khuẩn, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
- Giảm thính lực, ù tai, giảm thị lực (nhìn mờ....). người bệnh suy tim kém, có thể xuất hiện: hồng cầu giảm, bạch cầu giảm, chảy máu cam, chảy máu dưới da.
- LL: uống với nước hay kết hợp với thức ăn, mỗi ngày từ 200 - 400mg chia làm 2 lần, không dùng quá 400mg/ngày. Viên thuốc hình lục giác, màu vàng dễ bẻ.
4.8. Ascriptin (HBC: Rore, Mỹ)
- TP mỗi viên có:
+ Aspirin 300mg
+ Maalox (magnesium-aluminium hydroxid) 150mg.
- TDĐT: như aspirin nhưng không gây khó chịu dạ dày.
4.9. Brufen 400 (HBC: Boots - Dacour, Pháp)
- TP mỗi viên: viên màu hồng có ibuprofen 400mg.
- TDĐT: các chứng viêm, đau nhức khớp, đau dây TK hông, đau cơ.
- LL: uống mỗi lần 1 - 2 viên, mỗi ngày từ 4 - 6 viên.
- CCĐ: không dùng trong thời kỳ thai nghén và trẻ em; không dùng cho những người có tiền sử co thắt phế quản gây ra bởi aspirin, loét dạ dày - tá tràng, suy thận, suy gan.
4.10. Bufferin (HBC: Britol-Meyers, Mỹ) — TP mỗi viên có:
+ Aspirin 324mg
+ Aluminium glycesnat 48,6mg
+ Magnésium carBonat 97,2mg
- TDĐT: đau đầu, đau dây thần kinh, đau cơ khớp.
- LL: 9 viên mỗi 4 giờ, không quá 12 viên trong 24 giờ.
4.11. Cerbutid 100 (HBC: Boots - Dacour, Pháp)
- TP mỗi viên: acid 3-(2fluoro 4-biphényly]) propionique furbiprofen... 100mg
- TDĐT: bệnh khớp, viêm khớp chậu - cột sống, hư khớp, viêm cứng cột sống, đau thắt lưng.
- LL: uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 3 lần rồi giảm xuống tới 200mg, 150mg một ngày.
- CCĐ: không dùng cho phụ nữ thời kỳ thai nghén, phụ nữ cho con bú, và trẻ em; người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, người quá nhạy cảm với acid acetylsalicylic và indometacm co thắt phế quản.
4.12. Comtrex (HBC: Bristoi - Meyers, My)
- TP mỗi viên nang:
+ Acetaminophen 325mg
+ Phenylpropanolamin 12,5mg
+ Chlorphenylamin Maleate 1mg Dextromethophan HBr 10mg
- TDĐT: giảm đau nhanh và an toàn, đau đầu, đau mình, kháng histamin
- LL: 9 đến 10 viên nang trong 24 giờ, chia làm nhiều lần.
- CCĐ: nhạy cảm với acetaminophen hay chất kháng histamin.
Thận trọng: vì thuốc làm chóng mặt, nên không dùng cho lái xe, chạy máy.
4.13. Di - Antalvic (HBC: Houdé, Pháp)
- TP: (công thức): Viên nang Thuốc đạn (Người lớn)
+ Dextropropoxyphene chlorhydrat 30mg 150mg
+ Paracetamol : 400mg 450mg
- TDĐT: Do liên kết 2 thứ nên hiệu lực chắc chắn, rất nhanh (15 phút) kéo dài và gấp đôi tác dụng hạ nhiệt của một số thuốc đã được xác định, hơn hẳn các salicylat. Paracetamol là chất chuyển hóa hoạt động của phenacctin, không có tác dụng phụ.
Điều trị: các loại đau nhức cấp, mạn về thần kinh, khớp hay ung thư với nguồn gốc khác nhau.
- LL: Viên nang: uống mỗi lần từ 1 - 2 viên, mỗi ngày từ 4 - 6 viên vào bữa ăn.
Thuốc đạn: 2 thuốc trong 24 giờ.
- TDP: nôn, buồn nôn, chóng mặt, táo bón. Hiếm thấy: nổi ban da, đau dạ dày.
- CCPĐ: là thuốc độc bảng A/ theo dược điển Pháp.
Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi và những người bị suy gan, viêm gan.
Chú ý: không dùng liều kéo dài, thuốc đạn gây loét trực tràng (dùng không quá 10 ngày) phải theo dõi chức năng thận, khi đang dùng thuốc tránh đồ uống có rượu. Thuốc gây buồn ngủ nên thận trọng khi dùng cho những lái xe và sử dụng xe máy.
- Biệt dược cùng loại:
+ APA (Áo).
+ Wygesis (Mỹ).
4.14. Dibencozan Fort 20.000 MCG. (HBC:TIS.H. Pháp)
- TP mỗi lọ thuốc đông khô:
+ Dibencozide (coenzym B12) 20mg
+ Chất bảo quản (mercurothilate sodique) 0,04mg
+ Dung môi (để pha khi dùng) 2 ml
- TDĐT: các chứng đau nhức thần kinh (đau đầu, đau mật...), hội chứng cổ - vai cánh tay, viêm nhiều dây thần kinh, zona, viêm dây TK thị giác hậu nhãn cầu do nhiễm độc.
- LL: tiêm bắp hay tĩnh mạch 1 lọ một ngày trong 3 - 4 ngày, sau đó 1 lọ mỗi 3 - 4 ngày.
4.15. Dispril (HBC: Rickett-Colonm, CHLB Đức)
- TP mỗi viên có:
+ Acid acetyl salicylic 0,30g
+ Calci carbonat 0,09g
+ Acid citric sice 0,03g
- TDĐT: đau đầu, đau nhiều cơ, dây thần kinh, đau mình mẩy do sốt. Thuốc tác dụng nhanh, hiệu lực tốt, đã được lót đệm niêm mạc dạ dày.
- LL: 1 đến 3 viên trong 24 giờ, chia làm nhiều lần.
4.16. Dolonevran (HBC: Dausse, Pháp)
- TP mỗi chai thuốc đông khô có:
+ Dibencozid anhydre 20mg
+ Mercurothialate sodique 0,04mg
+ Mannitol 100 mg
+ Ống dung môi để pha thuốc đông khô khi dùng 2ml
- TDĐT: chống các chứng đau nhức thần kinh.
- LL: tiêm bắp thịt hay tĩnh mạch 1 lọ một ngày, trong 10 - 12 ngày.
4.17. Duperan (viêm 150 mg) (HBC: Cassene, Pháp)
- TP: clometacin hay acid 2 methyl - 3p - chloroben - zoyl - 6 - methoxy indolyl (1) acétique.
- TDĐT: giảm đau ngoại vi, ít bị ảnh hưởng niêm mạc dạ dày.
- LL: mỗi lần uống 1 - 2 viên, mỗi ngày (24 giờ) từ 3 - 4 viên. 4.18. Excedrin Extra - Strength (HBC: Bristoì - Meyers, Mỹ)
- TP mỗi viên có:
+ Acetaminophen 250mg
+ Aspirin 250mg
+ Cafein 65mg
- TDĐT: giảm đau nhanh trong các chứng đau đầu, đau cơ, đau dây TK, đau nhiều khớp, đau răng, viêm xoang mạn.
- LL: 9 viên 94h, khi cần có thể 1 - 2 viên mỗi 4 giờ.
4.19. Ildara (HBC: Diamant, S.A., Pháp)
- TP mỗi viên: floctafenin 200mg
- TDĐT: chống các loại đau cấp và mạn về thần kinh, khớp, đau đầu và các đau có nguồn gốc khác.
Chất dung nạp bởi niêm mạc dạ dày.
- LL: uống mỗi lần 1 viên và từ 3 - 3 viên trong 24 giờ.
- TDP: dễ bị dị ứng da, niêm mạc.
4.20. Indocid (HBC: Merk Sharp Dohme (MSD, Pháp)
- TP mỗi viên: indometacin 25mg
TDĐT: là loại kháng viêm không steroid điều trị các viêm đa khớp, đốt sống, viêm màng bao hoạt dịch, viêm bao khớp vai, bong gân, đau gần, đau thắt lưng.
- LL: uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 3 - 3 lần. có thể cho tới 150mg một ngày, trường hợp cấp cho 200mg một ngày.
Đau thắt lưng nặng: mỗi lần 9 viên, mỗi ngày từ 2 - 3 lần, tới 150mg một ngày uống lúc no.
- TDP: rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt.
- CC: không được dùng cho những người có bệnh loét dạ dày - tá tràng, đang thai nghén, cho con bú và trẻ em.
Không dùng cho người có tiền sử quá mẫn cảm đối với acid salicylic (aspirin) hay với indometacin. Phải ngừng thuốc ngay khi có dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa. Nếu dùng thuốc lâu dài thì phải kiểm tra mắt định kỳ.
4.21. Kalmopyrine (HBC: Remediatrichter, Hungar))
- TP mỗi viên có:
+ Acid acetylsalicylic 450mg
+ Cabonate de calcium 135mg
- TDĐT: như các thuốc có aspirin, thuốc này đã được đệm lót niêm mạc dạ dày.
- LL: 1 đến 2 viên một lần, từ 3 đến 5 lần mỗi ngày.
4.22. Lyomethyl (HBC: E Bouchara, Pháp)
- TP mỗi chai đông khô có: mecobalamin anhydre (khan) mg.
- TP ống dung dịch có: hydroxocobalamin base anhydre (khan) 5mg.
- TDĐT: giảm đau trong các chứng viêm, đau rễ - dây thần kinh trong hội chứng đau thắt lưng (đau dây thần kinh hông...) và các loại đau rễ - dây thần kinh cổ - cánh tay.
LL: tiêm bắp thịt mỗi ngày từ 1 đến 2 ống trong 20 ngày.
4.23. Meprilon (HBC: Daiichi Seiyaku, Nhật)
- TP mỗi viên: mepirizol 100mg
- TDĐT: giảm đau, chống viêm, hạ nhiệt trong các chứng đau lưng, đau cổ - cánh tay và các loại đau dây - rễ TK khác.
- LL: mỗi lần 1 viên, mỗi ngày từ 2 - 4 viên (24 giờ).
4.24. Minalfene (HBC: E. Biuchara, Pháp)
- TP mỗi viên alminoprofen 150mg
- TDĐT: các loại đau trong hội chứng đau thắt lưng (viêm rễ - dây TK, thoái hóa cột sống, đau dây chằng, viêm gân); giảm đau trong phẫu thuật, răng, chấn thương, cơn đau quặn tử cung sau đẻ.
- LL: mỗi lần 1 viên, mỗi ngày từ 3 - 4 viên (lần đầu có thể cho 9 viên); trường hợp cần thiết, có thể cho 6 viên một ngày. Uống vào bữa ăn sau khi hòa vào một ly nước.
- TDP: đôi khi nhức đầu, buồn nôn, buồn ngủ. nổi mẩn ngứa, đau dạ dày - ruột.
- CC: dị ứng với thuốc và với aspirin, loét dạ dày - tá tràng, suy gan, thận. phụ nữ trong thời kỳ thai nghén và đang cho con bú.
Không dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi. Thuốc bảng C/Pháp.
4.25. Nisidina (HBC: Institut de Algeli Milano, Ý).
- TP từng dạng thuốc có Viên Ông tiềm
+ Metamizol 500mg 300mg
+ Adiphenin HC] 25mg 25mg
+ Diphenhydramin HCI 12,/5mg 125mg
+ Diethyl-amino-ethyl-diphenyl 2,5mg 25mg
(Acetate d'ethvle HCL)
- TDĐT: giảm đau, chống co thắt, điều trị các loại đau dây TK, đau cơ, đau khớp, đau đầu.
- LL:uống mỗi lần 1 viên, từ 4 - 6 viên trong 24 giờ; tiêm bắp thịt từ 1/2 ống đến 1 ống mỗi lần, từ 2 - 3 lần trong 24 giờ.
- CĐ: viêm, loét đường tiêu hóa, co thắt tim, loạn thể tạng máu, Glaucome, phì đại tuyến tiền liệt; những người nhạy cảm với pirazolin, chất kháng histamin, chất kháng tiết cholin.
4.26. Novalgine (HBC: Hoechet, Pháp, CHLB Đức)
- TP. mỗi viên: noramidopyrin methan sulfonat natri sodique 0,50g
- TDĐT: giảm đau, hạ nhiệt trong các chứng đau dây TK (đau dây TẾ hông, đau các rễ - dây và đám rối TK cổ - cánh tay), đau nửa đầu, đau khớp.
- LL: mỗi lần 1 viên, mỗi ngày từ 4 đến 6 viên.
- CĐ: có tiền sử dị ứng với pyrazol (chủ vếu với amidopyrin, noramidopyrin).
Cấm dùng cho những người có chứng mất bạch cầu và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
- Thận trọng: dùng cho những người bệnh máu, nếu dùng phải kiểm tra huyết đồ.
Coi chừng: noramidopyrin có thể gây chứng mất bạch cầu hạt, chết người (thuốc độc bảng A theo dược điên Pháp).
- Thuốc cùng loại có tên khác: Analgin (Bungarl) và pyrethane a la noramidopyrin (HBC: Fison, Pháp).
4.27. Perdolan
- TP mỗi viên có:
+ Acid acetylsalicylic 200mg
+ Paracetamol 200mg
+ Cafein B0mg
+ Bromdiaethylacetylcarbamide 30mg
+ Bromisovaleriancarbamide 10mg
+ Codein phosphat 10mg
- TDĐT: các loại đau cấp và mạn: đau nửa đầu, đau đầu, đau dây TK hông to và các đau dây TK khác, đau răng, đau sau phẫu thuật.
- LL: nuốt (không nhai) 1 đến 2 viên mỗi lần, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.
4.28. Rhonal (HBC: Specia, Pháp)
- TP mỗi viên có:
+ Aeid acetvl salievlie 500mg
+ Đã được bọc lớp mỏng ethylcellulose
- TDĐT: như aspirin (giảm đau, chống viêm, hạ nhiệt, chống ngưng kết tiểu cầu) nên hiện nay đang được sử dụng đề phòng tai biến mạch máu não (huyết khối, thiếu máu não...).
CCĐ: như aspirin. Không dùng trong rong kinh vì aspirin có nguy cơ làm tăng chảy máu. Aspirin có thể làm kéo dài chuyển dạ đẻ.
- LL: nuốt viên thuốc, đừng nghiền nát viên thuốc. không uống với nước nóng, mỗi lần từ 1 đến 2 viên, từ 2 đến 6 viên ngây.
4.29. Rigetamin (HBC: Remedia - Richeter, Hungari)
- Công thức: Tartrat d'Ergotamin 1mg
- TDĐT: dự phòng và điều trị cơn đau nửa đầu, các loại đau đầu căn nguyên mạch khác.
+ CC: rối loạn tuần hoàn ngoại vi, các chứng mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn gan thận, viêm mạch, huyết khối, mang thai, nhiễm khuẩn.
+ LL: (người lớn): khi có dấu hiệu báo cơn đau nửa đầu, lập tức đặt ngay một viên dưới lưỡi để tan từ từ, không dùng quá 3 viên một ngày, thường tối đa mỗi tháng khoảng 12 viên. Trẻ em 7 đến 14 tuổi: từ 1⁄4 - 1/2 viên mỗi lần, từ 1 đến 2 lần một ngày, đặt dưới lưỡi, không cho quá 1mg một ngày.
4.30. Sedolor (HBC: Tiệp)
- TP mỗi viên:
+ Aminophenazon 150mg
+ Phenacetin 300mg
+ Cafein 50mg
- TDĐT: là những chất tác dụng giảm đau, hạ nhiệt. Riêng cafein có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và tim, lợi tiểu, được kết hợp với các chất giảm đau để tránh tác dụng trầm cảm của chúng.
Điều trị đau đầu, đau dây TK, đau khớp, đau răng.
- LL: mỗi lần uống 1 viên, từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
- CCPĐ: cấm tuyệt đối sử dụng cho những người có chứng mất bạch cầu hạt.
- Thận trọng: cần theo dõi bạch cầu trong máu và aminophenazon (amidopyrin) có thể gây chứng mất bạch cầu hạt chết người.
4.31. Synacthene refard (tetracosactide-zinc) (HBC: Ciba, Pháp).
- TP mỗi ống 1ml có:
+ Béta 1 - 24 tetracosactid 1mg
+ Zinc 2 + 2,5mg
- TDĐT: các cơn kịch phát viêm nhức các khớp, viêm động mạch thái dương, đau các dây TK (TK hông, sườn, tay, đùi), phù não, liệt mặt, hội chứng Guillain - Barré, xơ tủy rác, viêm não cấp tính, nhược cơ năng.
- LL: tiêm bắp 1 ống. cần cho uống kết hợp kali, kiêng mặn.
4.32. Tegretol (HBC: Ciba Geigy, Pháp)
- Công thức: 5 - carbamyl - 5 - H - đibeno (b,Ð azepin hay carbamazepin.
- TDĐT: đau dây thần kinh mặt và dây thần kinh ngoại vi khác, động kinh.
- LL: viêm 900mg, uống từ 1 - 3 viên trong 24 giờ, chia nhiều lần.
4.33. Terneurine H.5000 (HBC: Allard S.A., Pháp)
- TP mỗi lọ thuốc đông khô:
+ Vitamine B1 5LImE
+ Vitamine B6 25Dmg
+ Vitamine B12 (hvdroxocobalamin) 5000mcE
- TDĐT: các loại đau, viêm dây TẾ ngoại vi.
- LL: 1 lọ tiêm bắp một ngày trong 7 đến 10 ngày: khi dùng pha với một ống dung môi 5ml (trong đó có natrium acetat 60mg, cồn benzylie 50mg và nước cất vừa đủ 5m]).
4.34. Tiapridal (tiapr1d) (HBC: Delagrange, Pháp)
- TDĐT: các chứng đau đầu, đau nhức thần kinh - cơ, chứng nghiện rượu cấp hay mạn.
- LL: uống 1 đến 2 viên trong 24 giờ, chia làm 2 lần.
- Tiêm bắp hay tĩnh mạch: 1 đến 2 ống trong 24 giờ.
-Trình bày: viên 100 mg, ống 100mg - 2ml
4.35. Tilcotil (tenoxicam) (HBC: Roche, Pháp)
- Dạng thuốc: viên 20mg (hộp 100 viên).
- Chỉ định: là loại kháng viêm không stéroid, có các chỉ định sau:
+ Điều trị triệu chứng các bệnh lý viêm và thoái hóa gây đau của hệ thống cơ xương: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm đốt sống cứng khớp.
+ Các bệnh ngoài khớp: viêm gân cơ, viêm bao hoạt dịch, viêm quanh khớp vai (hội chứng vai - bàn tay), quanh khớp háng, căng và bong gân, bệnh gút cấp tính.
- Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Các chứng suyễn, viêm mũi, nổi mề đay khi dùng salicylat hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
+ Viêm loét dạ dày - hành tá tràng.
+ Cũng như các thuốc kháng viêm không steroid khác, tileotil không nên cho trước khi mổ hoặc trước khi gây tê, mê đối với bệnh nhân già. Bệnh nhân có nguy cơ suy thận hoặc chảy máu.
+ Nên tránh sử dụng chung với salicylat hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
+ Tránh điều trị đồng thời với các thuốc kháng đông hoặc các thuốc trị đái đường đang uống, trừ khi bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ.
+ Cần theo dõi chức năng thận khi dùng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân già hoặc khi bệnh nhân có nguy cơ bị suy thận.
+ Cần thận đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Liều dùng:
Uống 20mg một lần duy nhất vào thời điểm cố định mỗi ngày. Dạng thuốc tiêm được sử dụng 1 đến 2 ngày.
Trong cơn gút cấp: liều khởi đầu 40mg (2 viên uống hoặc 2 viên thuốc đạn đặt hậu môn) một lần mỗi ngày trong 3 ngày, trong 5 ngày kế tiếp dùng 20mg một lần mỗi ngày.
- Hiệu quả điều trị (đã được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu như sau): tỷ lệ điều trị tốt và rất tốt trong các bệnh thấp ngoài khớp, đỡ hơn nhiều hoặc rất nhiều trong các bệnh viêm xương khớp, cải thiện rõ trong viêm khớp dạng thấp và viêm đốt sống cứng khớp. Các kết quả điều trị này tốt hơn hắn khi nghiên cứu so sánh với một số thuốc như: diclofenac retard 100mg, Indometacin 75mg và piroxicam 20mg.
Đây là loại thuốc mới nhập nên ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu và thực tế chứng minh cân được thận trọng khi sử dụng với những chỉ định chặt chẽ.
4.36. Trancogesis (HBC: Winthrop, Pháp)
- TP mỗi viên có:
+ Acid acetyl salieylie 300mg
+ Chlormézanone 100mg - TDĐT: đau đầu, đau các dây thần kinh ngoại vi.
- CCĐ: như aspirin, không dùng cho người đang lái xe máy vì thuốc gây buồn ngủ.
- LL: mỗi lần từ 1 - 2 viên, mỗi ngày từ 3 - 6 viên.
4.37. Treo (HBC: Leo, Thụy Điển)
- TP mỗi viên (viên sủi bọt) có:
+ Acide acetyl salicylic 0,50g
+ Cafein 0,05g
- TDĐT: đau đầu, đau các dây thần kinh ngoại vi. đau cơ khớp, thấp khớp, sốt do cảm lạnh.
- LL: người lớn: 1 đến 2 viên một lần, từ 1 - 3 lần mỗi ngày.
Trẻ em: 8 - 14 tuổi: 1 viêm mỗi lần, 1 - 3 lần một ngày; 3 - 7 tuổi: 1/2 viên mỗi lần, 1 - 3 lần một ngày.
Vì là viên sủi bọt, nên cho hòa tan thuốc với nước thành dung dịch có hơi (gas) nhẹ, sẽ làm cho dễ uống và tác dụng điều trị nhanh.
- CCĐ: như đối với aspirin.
4.38. Tylenol (HBC: .Johnson, Pháp)
- Các biệt dược cùng loại nhưng có tên khác:
+ Atasol và atasol 8 (HBC: Horne, Canada)
+ Datril (HBC: Bristol Meyers, Mỹ)
+ Doliprane (HBC: Frosst, Canada)
+ K-Nol (HBC: Kmart, Co., Mỹ)
+ Panadol (HBC: Winthrop, Mỹ)
- Công thức: paracetamol (hay acetaminophen) viên nén 325mg hoặc viên nang 500mg.
- TDĐT: chủ yếu làm giảm đau và hạ nhiệt.
Thuốc có đặc tính: không có ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày nên có thể dùng cho những người có chứng rối loạn tiêu hóa (viêm thực quản, dạ dày - ruột...), không ảnh hưởng tới mẫn cảm và có thể dùng theo các liều trị liệu chung thuốc kháng vitamin K mà không tăng đáng kể các tác dụng chống đông máu.
- Chỉ định: đau đầu và các chứng đau nhức khác (thần kinh khớp).
- Thận trọng: khi dùng cần theo dõi chức năng trong những trường hợp dùng dài ngày.
- Tác dụng phụ (hiếm): nổi ban đa, mề đay nhẹ. Nếu sử dụng đúng chỉ định, Tylenol thường dễ dung nạp trong phần lớn các người bệnh.
L1:
+ Viên nang: người lớn mỗi lần 1 - 9 viên, từ 1 - 4 lần một ngày, không dùng quá 6 viên nang trong 24 giờ.
+ Viên nén: người lớn, từ 1 - 2 viên một lần. tư 1 - 4 lần một ngày: trẻ 6 - 11 tuổi: mỗi lần 1/2 viên đến 1 viên. từ 1 - 4 lần một ngày; trẻ 19 - 1ã tuổi: từ 1 - 1 viên rưỡi mốt lẫn, từ 1 - 4 lần một ngày.
Nói chung các lần uống cách nhau ít nhất là 4 giờ.
- CCĐ: không dùng cho người bệnh suy tế bào gan và trẻ dưới 6 tuổi. 4.39. Voltaren (HBC: Ciba-Geligy, Pháp)
- TP thuốc có: diclofenac muối Na hay muối Na của acid N-(2,6 dichlorophenyl) - O-amino phenyl acetic, được trình bày dưới dạng thuốc:
+ Viên bọc vàng: chịu được dịch vị dạ dày, viên 25mg.
+ Viên bọc nâu sáng: chịu được dịch vị dạ dày, viên 50mg.
+ Thuốc đạn 100mg.
- TDĐT: là chất kháng viêm không steroid, có tác dụng điều trị các chứng bệnh sau
+ Bệnh lý đĩa đệm cột sống: đau thắt lưng, đau rễ - đây TK hông, rễ - dây TK cổ - cánh tay.
+ Viêm cứng khớp đốt sống.
+ Viêm da khớp dạng thấp.
+ Thấp khớp ngoài khớp: viêm quanh khớp vai-cánh tay.
+ Thấp khớp thoái hóa, viêm thấp khớp do các tính chất khác nhau.
+ Hư khớp: háng, đốt sống, thắt lưng, cổ, gối.
+ Các tình trạng viêm và phù nề sau chấn thương TMH và răng miệng.
- LL: liều tấn công 150mg mỗi ngày, chia đều mỗi lần một viên ban ngày kết hợp với một thuốc đạn vào buổi tối lúc đi ngủ.
- Liều duy trì: từ 75 đến 100 mg mỗi ngày.
- Thời gian uống: vào bữa ăn hay sau bữa ăn.
- TDP: buồn nôn, tiêu chảy đau thượng vị (vài ngày sau sẽ hết), chóng mặt nhẹ, nhức đầu (rất hiếm).
Có thể gây tăng rất ít transamiase sinh học.
- CCĐ: loét, viêm dạ dày - tá tràng, hen, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.
- Coi chừng: vì thuốc có thể làm giảm đề kháng cơ thể nên phải dùng thuốc chống nhiễm khuẩn trước hoặc kết hợp.
D. CÁC THUỐC THƯ GIÃN CƠ TÁC DỤNG CHỦ YẾU TRÊN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG VÀ NGOẠI VỊ
(Theo G8. Jadaaki Mano, M.D., Nagoya University, Japan)
1. Loại thuốc tác dụng vào não
- Benzodiazepin gồm có:
+ Tetrazepam biệt được (bđ)là myolastan
+ Clonazepam (bd. rivotril)
+ Diazepam (bd. valium)
- Carisoprodol (bd. flexartal)
2. Loại thuốc tác dụng vào não và tủy sống
- Mephenesin (bd. décontractyl)
- Chlophenesin carbamat
Chlorproethazm (bd. neuriplège) Chlormezanon (bd. alinam) Chlorzoxanone
Methocarbamol (bd. lumirelax) Tolperison HCL (bd. mydocalm) Eperizon HCL (bd. myonal) Phenprobamat (bd. diaflexol) Baclofen (bd. lioresal)
Tizanidin hydroclorid (bd. sirdalud)
3. Loại thuốc tác dụng vào cơ
- Curar
- Succinylcholine chlorido Dantrolen sodium (bd. dantrium) Thiocolchicosid (bd. coltramyl) Idrocilamid (bd. brolitène, srilane)
- Quinin benzoat (bd. hexaquine)
4. Chỉ định và chống chỉ định
4.1. Chỉ định
Các loại thuốc thư giãn cơ kể trên có tác dụng điều trị cho trạng thái co cứng cơ nói chung, nên khi sử dụng cần cân nhắc để chọn lọc loại thuốc nào phù hợp với nguyên nhân gây co cứng cơ với tác dụng chủ yếu của từng loại thuốc trên đặc điểm bệnh lý của từng bệnh nhân.
Trên thị trường thuốc hiện nay không có đủ các loại thuốc thư giãn cơ kể trên. Theo kinh nghiệm, chúng tôi thường sử dụng cho trạng thái co cứng cơ của nhóm bệnh vùng cổ vai và đau lưng do đĩa đệm cột sống các loại thuốc giãn cơ như: myolastan, liorésal, sirdalud, décontractyl, coltramyll.
4.2. Chống chỉ định chung
Hội chứng và bệnh nhược cơ
E. CÁC THUỐC CHỐNG NGƯNG KẾT TIỂU CẦU (dùng dự phòng tai biến mạch máu não và tủy sống)
Về dự phòng tai biến mạch máu não (TBMMN) và tủy sống, hiện nay người ta phân ra hai gia1 đoạn:
- Giai đoạn tiền TBMMN: cần có dự phòng ban đầu để tránh nguy cơ tai biến.
- Giai đoạn sau TBMMN lần đầu: cần phải dự phòng tái phát tai biến.
1. Dự phòng ban đầu
Đứng đầu bảng để dự phòng TBMMN bằng chống ngưng kết tiểu cầu là aspirin
Aspimn được Holiman phát minh năm 1829, là acid acetylsalieylie có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu và đã đưa vào sử dụng để dự phòng hậu quả của bệnh tim - mạch từ 1953. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế tác dụng của aspirin.
Một mặt, aspirin ức chế hoàn toàn theo một chiều (không quay trở lại) hoạt động của men cycllooxygenase, cũng hủy bỏ sản sinh ra thromboxan A2 (TX-A2) trong các tiểu cầu. Chính TX-A2 gây cảm ứng ngưng kết tiểu cầu và co khít mạch máu.
Mặt khác, aspirin làm giảm sản sinh ra prostacvcln (PGI2) bởi thành mạch máu. Chính PG12 lại ức chế ngưng kết tiểu cầu và gãy cảm ứng giãn mạch máu.
Do hoạt động chống ngưng kết mà aspirin có hiệu lực chống ngưng kết tiểu cầu trong dự phòng tai biến mạch máu não do thiếu cục bộ mà còn tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Aspirin được hấp thụ nhanh trong ống tiêu hóa với nồng độ trong huyết tương cao nhất là 15 - 20 phút sau khi uống và hiệu lực chống ngưng kết được phát huy sau khi uống.
Tác dụng của aspirin có hiệu quả trong dự phòng ban đầu hay trong dự phòng tái phát TBMMN là một vấn đề thu hút của nhiều tác giả trên thế giới trong hơn chục năm gần đây.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu khá công phu của nhiều nước đã được công bố. Ở Mỹ, Hiệp hội thầy thuốc nội khoa (1989) đã có những công trình nghiên cứu đặc biệt: 22.071 thầy thuốc đã nghiên cứu, dùng aspirin với liều 325mg/ngày, đã thu được kết quả là giảm được rủi ro về bệnh tim - mạch 44%, còn tỷ lệ tăng rủi ro TBMMN là không đáng kể (trước đó, một số tác giả cho rằng dùng aspirin trong dự phòng sẽ gây tăng tỷ lệ TBMMN thể chảy máu não.
Ở Anh (1988), công trình nghiên cứu của 5.130 thầy thuốc đã dùng aspirin liều 500mg/ngày nhận thấy tỷ lệ TBMMN thể chảy máu tăng lên, còn đối với thể TBMMN thiếu máu cục bộ thì ở mức độ hạn chế. Năm 1994, có hai công trình nghiên cứu phối hợp, đã thu được kết quả là aspirin làm tăng TBMMN với tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê là 13 - 21%.
Một công trình nghiên cứu khác (Hansson L, Zanchettl A,... 1998), dựa trên đối tượng 20.000 bệnh nhân tăng huyết áp, dùng aspirin liều 75mg/ngày, đã chứng minh là tác dụng ưu việt làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, nhưng lại không có tác dụng đối với nguy cơ TBMMN.
- Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, có thể sơ bộ kết luận rằng (cho tới thời điểm cuối năm 2000): hiện nay không có chỉ định dùng aspirin trong dự phòng ban đầu TBMMN.
2. Dự phòng tái phát
2.1. Aspirin
Về vai trò của aspirin: chống ngưng kết tiểu cầu trong dự phòng tái phát TBMMN, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới công bố.
Một công trình hợp tác nghiên cứu được công bố gần đây nhất (1994), phân tích trên 145 nghiên cứu với 51.144 bệnh nhân, đã chứng minh rằng aspirin đã làm giảm nguy cơ tái phát TBMMN tới 25%.
Dùng aspirin với liều nào thích hợp nhất? Các nghiên cứu với liều thấp (dưới 30mg/ngày), với liều mạnh (500mg - 1500mg/ngày) và cả với các liều trung bình (1200mg/ngày, 283mg/ngày) trên hàng nghìn bệnh nhân, được theo dõi nhiều năm, đã được công bố. Sự tổng hợp - phân tích các kết quả nghiên cứu trên của tổ chức hợp tác nghiên cứu đã đi đến kết luận cuối cùng rằng: liều aspirin từ 160mg tới 325mg/ngày là có hiệu quả nhất để dự phòng tái phát TBMMN. Cho tới nay, người ta ưa dùng aspirin với liều 325mg/ngày.
2.2. Dipyridamol Dipyridamol (CDP) ức chế chức năng tiểu cầu theo ba cơ chế chủ yếu sau:
- CDP ức chế các men phosphodiesterase trong các tiểu cầu, dẫn đến tăng AMPc (adenosin monophosphat) tiểu cầu và từ đó tảng cường khả năng chống ngưng kết của PG13 (prostacyclin).
- Kích thích trực tiếp nội mô mạch máu giải phóng PG12.
Ức chế sự hấp thu và chuyển hóa của adenosin mà chính nồng độ adenosin thường tăng ở ngang mức của liên bề mặt giữa tiêu câu và nội mô mạch máu.
Thời gian gần đây, Hội thảo nghiên cứu về dự phòng đột quỵ của châu u lần thứ hai đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất về tác dụng ưu việt của dipyridamol trong dự phòng tái phát tai biến mạch máu não. Cuộc Hội thảo này bao gồm hàng loạt các công trình nghiên cứu với nhiều phác đồ so sánh khác nhau, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, khách quan dựa trên đối tượng nghiên cứu 6602 bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não hay cơn thiếu máu cục bộ não tạm thời.
Phác đồ phối hợp aspirin với dipyridamol đã làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não là 37%, trong khi đó nhóm dùng aspirin đơn độc chỉ là 18,1%, và nhóm dùng dipyridamol đơn độc là 16,3%. Liều lượng của mỗi thứ thuốc trong phác đồ phối hợp là: aspirin 50mg/ngày và dipyridamol 400mg/ngày.
Các nghiên cứu của một số tác giả khác cũng xác định so sánh dùng đơn độc aspirin và dipyridamol cũng đều nhận thấy aspirin có hiệu lực dự phòng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tới 25%, còn đối với dipyridamol thì kém hơn.
2.3. Ticlopidin
Cơ chế tác dụng của hydrochlorid tielopidin là ức chế ngưng kết tiểu cầu đã được phát hiện từ những năm đầu 1970. Mặc dầu cơ chế chưa được làm sáng tỏ như aspirin nhưng người ta cho rằng ticlopidin ức chế có chọn lọc sự hoạt hóa của thụ cảm thể ñbrinogen của tiểu cầu, chẹn adenosin diphosphat (ADP) mà chính là chất quy kết (gây cảm ứng) sự hoạt hóa của thụ cảm thể này hay thụ cảm thể glycoprotein Hb/IIla. Cho tới nay cơ chế phân tử chính xác, mà từ đó ticlopidin gây chẹn ADP, vẫn chưa được chứng minh.
Công trình nghiên cứu so sánh tác dụng của aspirin với ticlopidin của các tác giả Anh (Hass WK, Cun. L., 1989) trên 3069 bệnh nhân thiếu máu não cục bộ, tạm thời hay TBMMN nhẹ bằng liều lượng aspirin 1300mg/ngày và ticlopidin 250mg/ngày uống làm 2 lần. Bệnh nhân được theo dõi tới 5 đến 8 năm. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ là tielopidin đã làm giảm tới 21% tỷ lệ tai biến mạch máu não nguy hại (rất nặng) và không nguy hại tới 3 năm.
Công trình nghiên cứu kết hợp Canada - Mỹ của các tác giả Gent M., Blakely K.A... (1989), dựa trên đối tượng 1072 bệnh nhân tai biến mạch máu nặng, với liều lượng ticlopidin hai lần 250mg một ngày. Kết quả thu được là: tử vong 15,3%/năm do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não đối với nhóm đối chứng placebo, còn đối với nhóm dùng ticlopidin là 10,8%.
Nhưng tác dụng phụ của ticlopidin lại rất nghiêm trọng, thường xảy ra trong 3 tháng sau khi bắt đầu dùng ticlopidin những rối loạn về máu: giảm bạch cầu nghiêm trọng 0,8 - 0,9% bệnh nhân, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu với tỷ lệ tử vong có thể tới 33%.
Tóm lại: dựa trên các kết quả nghiên cứu trên đây, người ta khuyên chỉ nên dùng ticlopidin đối với trường hợp không dung nạp aspirin vì những tác dụng phụ về máu đáng sợ.
2.4. Clopidogrel
Clopidogrel là một dẫn chất mới của họ các thienopyridin, mà về hóa học nó có vị trí gần gũi với ticlopidin và đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1987.
Clopidogrel chẹn sự hoạt hóa của các tiểu cầu bởi ADP: từ đó, clopidogrel ức chế có chọn lọc và theo một chiều (không quay trở lại) sự liên kết giữa ADP với thụ cảm thể của chính nó trên các tiểu cầu và glveoprotein Hb/I1la. dẫn tới ức chế sự liên kết thụ cảm thể này với fibrinogen.
Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu của clopidogrel có hiệu lực hơn tielopidin: một liều độc nhất 7mg/ngày cũng có hiệu quả bằng 250mg x 2 lắn/ngày ticlopidin. Hơn nữa, clopidogrel lại không có tác dụng phụ về huyết học thường gặp như khi dùng ticlopidin.
Về tác dụng trên lâm sàng của clopidogrel đã có công trình nghiên cứu lớn của CAPRIE steering committee công bố năm 1996 (công trình nghiên cứu đa quốc gia), dựa trên đối tượng đã bị tai biến mạch máu não, thiếu máu não cục bộ trên 19.185 bệnh nhân với liều 75mg/ngày so sánh với aspirin 325mg/ngày, được theo dõi trong 3 năm. Kết quả nghiên cứu này đã công nhận kết quả nghiên cứu về aspirin và ticlopidin của các tác giả kể trên... Tác dụng phụ của hai nhóm dùng aspirin và clopidogrel nói chung không có gì khác biệt, đều không có tác dụng phụ về máu như ticlopidin.
Tóm lại: clopidogrel có thể dùng thay thế ticlopidin, đặc biệt hàng đầu chỉ định đối với những trường hợp nặng có nguy cơ tái phát cao, nhưng giá tiền lại quá cao so với aspirin.
2.5. Các chất đối kháng GPHb/IIIa
Từ khi sự chẹn glycoprotein Hb/llla được coi như con đường cuối cùng chung cho các chất đối kháng tiểu cầu, đã có nhiều nghiên cứu chỉ xác định được ưu việt của chất này đối với bệnh tim - mạch. Phác đồ phối hợp aspirin với một chất đối kháng GPHb/IHa theo đường tiêm đã làm hạ tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim không nguy hại, với hiệu quả hơn hẳn so với dùng aspirin đơn độc.
Nhưng đối với dự phòng tái phát tai biến mạch máu não của các chất đối kháng GPHb/IHa thì cho tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Gần đây, có một nghiên cứu mới nhất do các tác giả Adam HP, Bogousslavsky (2000) đã chứng minh rằng abeiximab là một mảnh kháng thể dòng vô tính đơn (anticorps monoelonal) có khả năng chỉ đạo chống lại GPHb/IIIa một cách "an toàn" trong giai đoạn cấp tai biến mạch máu não (đột qụy thiếu máu cục bộ não).
3. Kết luận
Về dự phòng tai biến mạch máu não bằng các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, từ những kết quả nghiên cứu nhiều mặt, khá công phu, đáng tin cậy của nhiều tổ chức, trung tâm nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, cho tới thời điểm cuối năm 2000, có thể kết luận:
3.1. Dự phòng ban đầu
Cho tới nay, không có chỉ định dùng aspirin để dự phòng tai biến mạch máu não ban đầu khi người bệnh chưa một lần bị tai biến đó. Chính aspirin lại có hại làm tăng tỷ lệ bệnh mới mắc tai biến mạch máu não thể chảy máu.
3.2. Dự phòng tái phát
- Aspirin: là thuốc chống ngưng kết tiểu cầu được sử dụng nhiều nhất, mặc dầu với hiệu quả khiêm tốn là giảm nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não 25%. Liều lượng tối ưu của aspirin còn chưa được quy định nghiêm ngặt, nhưng với liều 325mg/ngày là thích hợp hơn cả.
- Dipyridamol: có tác dụng hiệp đồng với aspirin nhưng những mặt lợi của phác đồ phối hợp này cũng còn phải chờ ở những nghiên cứu trong tương lai.
- Ticlopidin: là thienopyridin đầu tiên tỏ ra có hiệu lực hơn aspirin trong dự phòng tái phát tai biến mạch máu não ở những bệnh nhân bị cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời, tai biến mạch máu não nhẹ và nặng. Vì ticlopidin gây tác dụng phụ nặng nề về máu nên không được sử dụng mà phải nhường chỗ cho elopidogrel.
- Cloptdogrel: là thienopyridin mới đã được chứng minh là có hiệu quả hơn aspirin. Clopidogrel được sử dụng thay thế tielopidin trong những trường hợp không dung nạp aspirin hay tai biến mạch máu não khi dùng aspirin.
- Các chất đối kháng GPHb (Illa: là một hướng nghiên cứu mới và có hy vọng, nhưng cần phải đợi những công trình nghiên cứu lâm sàng đầu tiên trong dự phòng tái phát tai biến mạch máu não.
- Trong tương lai: phác đồ phối hợp aspirin với clopidogrel có thể là đề tài nghiên cứu mới hứa hẹn trong tương lai về dự phòng tai biến mạch máu não.
3.3. Trong thực hành lâm sàng
Nói chung, phần lớn các loại thuốc trên đều ít nhiều tác động đến hệ tim - mạch và huyết. học, nên cần chú trọng đến chỉ định sử dụng, nhất là những chống chỉ định của từng loại thuốc.
Hiện nay, từng loại thuốc có nhiều biệt dược với những tên và hàm lượng khác nhau.
- Dipyridamoi:
- Biệt dược:
+ Coronarin (Pháp), viên nén bọc 75mg
+ Natyl, persanin (Pháp) curantyl (Đức) anginal, antistenocardin, v.v... có viên bọc đường 25mg và 75mg.
Chống chỉ định:
+ Giảm huyết áp sau nhồi máu cơ tim, mẫn cảm với thuốc.
+ Sốc, trụy tim mạch, suy tim nặng nếu dùng thuốc tiêm.
- Aspirin:
Hiện nay aspirin được bào chế dưới nhiều dạng với các hàm lượng khác nhau (500mg, 325mg, 100mg...): để dự phòng tai biến mạch máu não, hiện nay người ta ưa dùng aspirin pH8 với hàm lượng 325mg/viên.
Chống chỉ định:
+ Bệnh nhân có thể tạng dễ xuất huyết, các chứng bệnh gây xuất huyết.
+ Mẫn cảm với dẫn chất salicylic.
+ Tiền sử chảy máu dạ dày - ruột.
+ Phụ nữ có thai 3 tháng cuối.
- Ticlopidin hydroclorid:
+ Biệt dược: ticlid (Pháp), viên nén 250mg.
+ Chống chỉ định:
« Tai biến mạch máu não thể chảy máu.
« Tạng dễ chảy máu như: loét dạ dày - ruột tiến triển...
‹ Bệnh về máu, kèm thời gian đông máu kéo dài, giảm bạch cầu và tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
« Tiền sử mẫn cảm với thuốc này.